Thứ ba, 07/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Giáo sư Tô Ngọc Thanh – cây đại thụ về văn hoá dân gian qua đời

(ĐCSVN) - Thông tin từ gia đình cho biết, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học (GS.TSKH) Tô Ngọc Thanh, một học giả uyên bác, cây đại thụ về văn hoá dân gian qua đời sáng 24/4, tại Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi.

(ĐCSVN) - Thông tin từ gia đình cho biết, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học (GS.TSKH) Tô Ngọc Thanh, một học giả uyên bác, cây đại thụ về văn hoá dân gian qua đời sáng 24/4, tại Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi.

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh sinh năm 1934 tại Hà Nội. Ông là con trai của họa sĩ nổi tiếng Tô Ngọc Vân - một bậc thầy tài hoa của nền hội họa đương đại Việt Nam. Có cha là họa sĩ nổi tiếng, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh theo học mỹ thuật từ khi mới 6, 7 tuổi. Nhưng từ nhỏ, Tô Ngọc Thanh đã có niềm đam mê âm nhạc.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông Tô Ngọc Thanh làm Trưởng đoàn Văn hóa kháng chiến những năm 1949-1951. Thời điểm đó, nghệ sĩ trẻ Tô Ngọc Thanh tham gia nhiều tiết mục của đoàn.

Năm 1951, Đoàn Văn hóa kháng chiến giải thể, ông Tô Ngọc Thanh thi đỗ vào Trường Âm nhạc Việt Bắc, sau đó tiếp tục theo học khoa Sáng tác, Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên.

Năm 1959, ông được phân công về Ban Nghiên cứu âm nhạc thuộc Vụ Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL). Từ thời điểm này, ông bắt đầu hành trình sưu tầm nghiên cứu âm nhạc dân gian các dân tộc, sống hòa nhập cùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Tô Ngọc Thanh. (Ảnh: thethaovanhoa.vn)

Hơn nửa thế kỷ lặn lội khắp núi rừng, buôn, bản vùng Tây Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên, thực hiện các đợt điền dã, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh đã cho ra đời nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu xuất sắc như: “Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc “(1969), “Âm nhạc dân gian Mường” (1971), “Âm nhạc dân gian nhóm tộc người Nam Á ở Việt Nam” (1979); “Tìm hiểu Âm nhạc cổ truyền”- viết chung với nhạc sỹ Hồng Thao (1982); “Fonclo Bahna”, do ông chủ biên (1988); “Nhạc cụ các dân tộc thiểu số Việt Nam” (1995); tư liệu “Âm nhạc Cung đình Việt Nam” (2000), ghi chép về văn hóa và âm nhạc - công trình đồ sộ, dày hơn 900 trang sách...  

Bên cạnh đó, ông còn nghiên cứu, sưu tầm, chỉnh lý, nâng cao, đưa vào đời sống văn hóa cộng đồng 12 tập dân ca phổ biến tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số và 30 tập dân ca chuyên đề từng dân tộc.

Ngoài ra, ông còn giữ chức Uỷ viên Ban chấp hành Hội các nhà Âm nhạc dân tộc học châu Á - Thái Bình Dương (APSE). Ông là người có công lao trong việc sáng lập, viết giáo trình, trực tiếp giảng dạy với chất lượng chuyên sâu rất cao bộ môn Bảo tồn Âm nhạc Dân tộc Cổ truyền Việt Nam (Vietnam Ethonomusicology).

Năm 2010, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh đảm trách vai trò Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Nhiều công trình có giá trị của các hội viên trong cả nước đã được tài trợ, tặng giải thưởng kịp thời, góp phần làm hiện diện, tỏa sáng nguồn lực văn hoá dân gian Việt Nam.

Với những đóng góp to lớn cho nền văn hóa nước nhà, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh từng nhận các giải thưởng: Giải Nhất do Hội Văn nghệ dân gian trao tặng (1972), 4 giải Nhất của tổ chức Trung tâm Văn hóa Châu Á - Thái Bình Dương, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001. Ngoài ra, ông được tặng thưởng nhiều huân chương của Nhà nước./.

HN

Thí điểm quản lý, điều hành tàu ghép khách tham quan vịnh Hạ Long

(ĐCSVN) - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản số 8565/UBND-XD2, đồng ý chủ trương cho Ban Quản lý vịnh Hạ Long thí điểm phương án quản lý, điều hành tàu ghép khách tham quan vịnh Hạ Long tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu (thành phố Hạ Long). Thời gian thực hiện thí điểm từ nay đến hết tháng 1/2019.

Giữ gìn phẩm chất người thầy, đóng góp trí tuệ cho công tác Tuyên giáo

(ĐCSVN) - Đồng chí Lê Mạnh Hùng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các cán bộ, công chức, viên chức nguyên là giáo viên hiện đang công tác tại Ban Tuyên giáo Trung ương; đánh giá cao đóng góp của các nhà giáo chuyển ngành trong thời gian qua.

Bảo tồn giá trị của những làn điệu dân ca Ví Giặm

(ĐCSVN) - Yêu dân ca Ví Giặm là cội nguồn của tình yêu đối với quê hương đất nước. Giữ gìn và phát huy những làn điệu dân ca Ví Giặm cũng là giữ gìn và phát huy cốt cách của người dân xứ Nghệ, của dân tộc Việt Nam.

Trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Pháp

(ĐCSVN) - Chương trình “Dạo chơi trên đất Pháp” năm nay có khoảng 40 gian hàng là các nhà hàng, nhà nhập khẩu thực phẩm với các sản phẩm đặc trưng như phô mai, bánh, sirô, mứt, pate… với giá ưu đãi lên đến 50%.

Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam sẽ tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long

(ĐCSVN) - Hưởng ứng “Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 2018”, Liên Hiệp UNESCO Việt Nam – Trung tâm UNESCO Phát triển văn hoá và thể thao phối hợp cùng Công ty CP Công nghệ và Truyền thông Hemera Media tổ chức chương trình văn hoá nghệ thuật đặc biệt: “Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam lần thứ nhất” tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
Top