Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hà Nội: Sản phẩm OCOP tạo bước chuyển cho khu vực nông thôn

(ĐCSVN) – Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề và nông sản, đặc sản nổi tiếng. Đây là tiềm năng và nền tảng để phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

(ĐCSVN) – Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề và nông sản, đặc sản nổi tiếng. Đây là tiềm năng và nền tảng để phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Theo Ban chỉ đạo chương trình mỗi xã một sản phẩm của Hà Nội, Thủ đô Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số đó có 309 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận; nhiều sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, thành phố hiện có 1.090 HTX nông nghiệp đang hoạt động; 1.581 trang trại; 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; 141 mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp; có trên 2.300 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đây chính là cơ sở tiềm năng lựa chọn sản phẩm để hoàn thiện, đánh giá phân hạng và dự thi sản phẩm OCOP đối với thành phố Hà Nội.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, chương trình OCOP của Hà Nội đề ra mục tiêu: Năm 2020, phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng từ 800 đến 1.000 sản phẩm. Trong đó, có từ 500 sản phẩm tham gia được đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp thành phố, sản phẩm được tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia theo quy định. Tính đến nay, Hà Nội đã công nhận 630 sản phẩm OCOP, trong đó có 14 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 421 sản phẩm 4 sao; 195 sản phẩm 3 sao.

Sản phẩm OCOP được giới thiệu tại các hội chợ hàng nông sản. 

Báo cáo của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội nêu rõ, trong năm 2020, thành phố đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá chương trình OCOP nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chương trình và khẳng định vị trí riêng của các sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế. Cũng trong hai năm (2019 - 2020), Hà Nội đã triển khai tổ chức hàng trăm lớp đào tạo, tập huấn cho đối tượng là cán bộ thực hiện chương trình OCOP, các nhà quản lý tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, hợp tác xã, trang trại… Tổ chức nhiều đoàn công tác cấp đi học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai chương trình OCOP tại các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh, Sóc Trăng và nước bạn Thái Lan để trao đổi kinh nghiệm triển khai chương trình OCOP…

Cùng với việc phát triển các sản phẩm OCOP, Hà Nội cũng tập trung mở rộng hệ thống các điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Nội. Riêng trong năm 2020, Hà Nội đã lựa chọn và khai trương, đưa vào hoạt động được 14 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên toàn thành phố. Hàng hóa bày bán trong các điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm nêu trên đều là các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được triển khai kịp thời, thường xuyên đã giúp cho các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến tận tay người tiêu dùng, qua đó sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã và đang được người tiêu dùng tin dùng.

Sản phẩm OCOP góp phần tăng trưởng kinh tế

Chương trình OCOP nhằm phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững. Chủ thể của chương trình là do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Chương trình cũng khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nông thôn khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị truyền thống của địa phương để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn.

Thông qua chương trình OCOP, kinh tế nông thôn sẽ được phát triển theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các nhóm sản phẩm đặc sản có lợi thế ở làng, xã trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn, nhất là chú trọng phát triển các nghề, làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, chương trình OCOP sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn.

Thành phố Hà Nội trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP năm 2020 cho các chủ thể.  

Đối với Hà Nội, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức một cách bài bản và chuyên nghiệp, các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP đã được khẳng định vị trí riêng. Việc tập trung xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu và phân phối, mở rộng thị trường. Xây dựng các điểm bán các sản phẩm OCOP các quận, huyện, thị xã. Nhiều hợp đồng giữa các chủ thể với các tập đoàn, doanh nghiệp, siêu thị lớn được ký kết và đặc biệt là góp phần tạo điều kiện đưa các sản phẩm OCOP vào các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản hiện đã và đang được tổ chức thực hiện.

Trong năm 2020, dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng ngành Nông nghiệp Hà Nội vẫn tăng trưởng 4,2% - mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây, đưa nông nghiệp trở thành trụ đỡ trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống nông dân. Riêng với chương trình OCOP, Hà Nội đặt ra đến hết năm 2020 có 1.000 sản phẩm OCOP, đây là mục tiêu rất lớn nhưng đến thời điểm hiện nay, cơ bản Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu đề ra.

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu “Đến năm 2025 thành phố Hà Nội có 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20% xã nông thôn mới kiểu mẫu, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cấp thành phố...”. Mục tiêu lớn này sẽ tạo bước chuyển căn bản cho khu vực nông thôn và nâng cao đời sống người dân, song cũng đòi hỏi nỗ lực và những giải pháp căn cơ trong nhiệm kỳ mới.

Để đạt được mục tiêu trên, theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội, bước sang giai đoạn 2021-2025, Hà Nội vẫn xác định chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới. Do vậy, để tiếp tục phát huy hiệu quả của chương trình OCOP, Hà Nội đề xuất kiến nghị cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền đi cùng với việc đổi mới phương thức quản lý, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện chương trình OCOP.

Bên cạnh đó, phát triển, nâng cấp, hỗ trợ, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng mỗi năm ít nhất khoảng 400 sản phẩm mới, ưu tiên các sản phẩm từ ý tưởng, sản phẩm đặc sản các vùng miền, làng nghề có thương hiệu, sản phẩm chủ lực của các địa phương, sản phẩm có sự tham gia đông đảo của cộng đồng, trên sản phẩm được tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia theo quy định.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; lồng ghép, tổ chức hội chợ OCOP và diễn đàn kết nối giao thương cấp Thành phố; hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế nhằm quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP đối với các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu nhà phân phối, mở rộng thị trường. Xây dựng các điểm bán các sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã./.

Bài, ảnh: H.N

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Thị trường điện lạnh, điện máy giảm giá sâu và nhiều ưu đãi

Dù bắt đầu vào mùa mưa nhưng hiện nay trên thị trường, một số mặt hàng điện máy, điện lạnh như tủ lạnh, quạt máy, quạt phun sương, máy lạnh,... vẫn bán chạy.

Sử dụng điện tăng đột biến, EVN khuyến cáo triệt để tiết kiệm

Thời gian tới, nắng nóng sẽ tiếp tục gay gắt, EVN tiếp tục khuyến cáo các cơ quan, công sở, người dân triệt để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, nhất là khi trời nắng nóng kéo dài.

Giá vàng hôm nay 20/5: Xuống sát ngưỡng thấp nhất trong năm

Giá vàng hôm nay 20/5 giảm xuống gần mức thấp nhất trong năm trong bối cảnh USD và lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng đã gây sức ép lên giá vàng.

Cà phê Việt Nam tham gia EXPO 2020 Dubai

(ĐCSVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định chọn Công ty TNI King Coffee làm đại diện duy nhất ngành cà phê Việt Nam để trình diễn văn hóa cà phê Robusta Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2020 Dubai.

Cà phê Việt Nam tham gia EXPO 2020 Dubai

(ĐCSVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định chọn Công ty TNI King Coffee làm đại diện duy nhất ngành cà phê Việt Nam để trình diễn văn hóa cà phê Robusta Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2020 Dubai.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top