Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hàn Quốc phản ứng trái chiều về thông điệp năm mới của ông Kim Jong-un

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 01/01 đã lên tiếng hoan nghênh đề nghị trong thông điệp Năm mới của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc cử đoàn tham dự Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018 diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng tới. 

Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn Park Soo-hyun của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, hoan nghênh việc nhà lãnh đạo Triều Tiên bày tỏ sẵn sàng cử phái đoàn và đề nghị đàm phán khi nhận thức được sự cần thiết phải cải thiện mối quan hệ liên Triều. 

Quan chức này khẳng định việc tổ chức thành công giải thi đấu này sẽ góp phần cho sự ổn định không chỉ trên bán đảo Triều Tiên mà còn cả ở khu vực Đông Á, cũng như toàn thế giới. 

Phản ứng trước thông điệp của nhà lãnh đạo Triều Tiên, đảng Dân chủ cầm quyền cho rằng việc nhà lãnh đạo Triều Tiên chúc kỳ Thế vận hội sắp được tổ chức tại Hàn Quốc thành công, cũng như đề nghị đàm phán với Seoul về các biện pháp cần thiết kể cả cử đoàn tới tham dự, là dấu hiệu tích cực. 

Theo người phát ngôn Kim Hyun của đảng này, Chính phủ Hàn Quốc cần hành động theo cách để hai bên có thể thảo luận phải làm những gì nhằm cải thiện quan hệ liên Triều, trong khi Triều Tiên cần phải chứng tỏ sự chân thành bằng cách ngừng mọi hành động làm gia tăng căng thẳng. 

Đảng Nhân dân thuộc phe đối lập cũng ủng hộ lập trường trên, bày tỏ mong muốn việc này sẽ là bước ngoặt trong mối quan hệ liên Triều, nhưng đồng thời cũng chỉ trích nhà lãnh đạo Triều Tiên tiếp tục đưa ra những lời đe dọa hạt nhân và cho rằng việc này là “không thể chấp nhận được trong bất kỳ trường hợp nào." 

Trong khi đó, các đảng theo đường lối bảo thủ lại gọi thông điệp trên của Triều Tiên là mang tính nước đôi khi vừa nói về hòa bình vừa đề cập đến việc xây dựng lực lượng hạt nhân. 

Về phần mình, nghị sỹ Yoo Ui-dong của đảng Bareuncho bày tỏ hoài nghi về đề nghị đàm phán của nhà lãnh đạo Triều Tiên, cho đây là một cách để phía Triều Tiên “câu giờ” do nhà lãnh đạo Triều Tiên đã nhấn mạnh sự vượt trội trong việc phát triển hạt nhân trong đề nghị trên. 

Trong thông điệp năm mới được phát trên truyền hình trước đó cùng ngày, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố có thể cử đoàn tới tham gia kỳ thế vận hội lần này và để ngỏ khả năng đàm phán với Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông Kim Yong-un cũng khẳng định Triều Tiên sẽ không từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa của mình, nêu rõ "nút bấm hạt nhân" luôn nằm trên bàn làm việc của ông. 

Liên quan đến thông điệp này, Viện Chiến lược An ninh Quốc gia (INSS) trực thuộc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) của Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng có thể đòi Seoul dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, nối lại các dự án kinh tế liên Triều và cung cấp viện trợ để đổi lấy việc Triều Tiên tham gia Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018. 

Theo báo cáo này, phía Triều Tiên có thể quyết định tham gia sự kiện thể thao toàn cầu trên nhưng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi cân nhắc thái độ của Hàn Quốc. 

Báo cáo cũng nhận định rằng trong các cuộc đàm phán sắp tới, phía Triều Tiên có thể sẽ yêu cầu Hàn Quốc và Mỹ ngừng các cuộc tập trận quân sự chung, cũng như Washington phải ngừng triển khai thường xuyên các loại vũ khí chiến lược đến Bán đảo Triều Tiên. 

Báo cáo nhận định Bình Nhưỡng có thể sẽ kiềm chế các hành động gây căng thẳng, ít nhất là cho đến khi khai mạc Thế vận hội, nhưng không loại trừ khả năng Triều Tiên sẽ nối lại các hành động này nếu Hàn Quốc và Mỹ vẫn tiến hành các cuộc tập trận sau sự kiện thể thao nói trên, đồng thời cho rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ tập trung vào việc triển khai các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa thay vì tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm. Tuy nhiên, theo bản báo cáo, vẫn tồn tại khả năng Triều Tiên tìm cách phóng vệ tinh lên quỹ đạo./. 

Theo TTXVN

Syria đề nghị LHQ duy trì các nghị quyết yêu cầu Israel rút khỏi Golan

Đại sứ Syria tại LHQ đề nghị Hội đồng Bảo an tiến hành các biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo cơ quan này thực thi đầy đủ nhiệm vụ trong việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến Cao nguyên Golan.

Thủ tướng Anh: Sẽ không bỏ phiếu Brexit nếu không đủ phiếu ủng hộ

Bà May tuyên bố: 'Nếu rõ ràng là không có đủ sự ủng hộ để đưa thỏa thuận trở lại vào tuần tới, hoặc Hạ viện một lần nữa phủ quyết, chúng ta có thể đề nghị gia hạn thêm trước ngày 12/4.'

Anh: Hàng trăm nghìn người tuần hành phản đối Brexit tại London

Cuộc biểu tình, là một trong những hoạt động phản đối lớn nhất ở thủ đô London trong nhiều thập kỷ qua, xảy ra sau khi các nhà lãnh đạo EU trong tuần này đã cho phép lùi thời hạn Brexit.

EU không thể đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn trong chống biến đổi khí hậu

Ngoài chủ đề Brexit, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc tại Brussels, Bỉ được hâm nóng bằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nga: Tuyên bố về Cao nguyên Golan có thể phá vỡ thỏa thuận Israel-Arab

Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố quyết định công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan có thể phá vỡ triển vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và thế giới Arab.

Việt Nam và Argentina tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại

Trong hai ngày 25 và 26/10, kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban liên Chính phủ về Kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và Argentina đã diễn ra tại thủ đô Buenos Aires dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Đỗ Thắng Hải và Quốc vụ khanh phụ trách kinh tế Quốc tế, Bộ Ngoại giao và Tôn giáo Argentina Horacio Reyser (Hô-ra-xi-ô Rây-xơ).

Việt Nam và Argentina tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại

Trong hai ngày 25 và 26/10, kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban liên Chính phủ về Kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và Argentina đã diễn ra tại thủ đô Buenos Aires dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Đỗ Thắng Hải và Quốc vụ khanh phụ trách kinh tế Quốc tế, Bộ Ngoại giao và Tôn giáo Argentina Horacio Reyser (Hô-ra-xi-ô Rây-xơ).

Việt Nam và Argentina tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại

Trong hai ngày 25 và 26/10, kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban liên Chính phủ về Kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và Argentina đã diễn ra tại thủ đô Buenos Aires dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Đỗ Thắng Hải và Quốc vụ khanh phụ trách kinh tế Quốc tế, Bộ Ngoại giao và Tôn giáo Argentina Horacio Reyser (Hô-ra-xi-ô Rây-xơ).

Việt Nam và Argentina tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại

Trong hai ngày 25 và 26/10, kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban liên Chính phủ về Kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và Argentina đã diễn ra tại thủ đô Buenos Aires dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Đỗ Thắng Hải và Quốc vụ khanh phụ trách kinh tế Quốc tế, Bộ Ngoại giao và Tôn giáo Argentina Horacio Reyser (Hô-ra-xi-ô Rây-xơ).

Việt Nam và Argentina tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại

Trong hai ngày 25 và 26/10, kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban liên Chính phủ về Kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và Argentina đã diễn ra tại thủ đô Buenos Aires dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Đỗ Thắng Hải và Quốc vụ khanh phụ trách kinh tế Quốc tế, Bộ Ngoại giao và Tôn giáo Argentina Horacio Reyser (Hô-ra-xi-ô Rây-xơ).

Bầu cử Mỹ: 4 bang bắt đầu bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

Bang Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa vào ngày 18/9, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Liên hợp quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập

Hội nghị cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ diễn ra trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành, khiến nhiều người nghi ngại về tinh thần hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức chung.

Palestine đề nghị LHQ tổ chức hội nghị quốc tế về Trung Đông

Tổng thống Palestine Abbas đề nghị LHQ triệu tập một hội nghị quốc tế vào năm 2021 nhằm 'chấm dứt sự chiếm đóng, mang lại quyền tự do và độc lập cho người dân Palestine trên chính mảnh đất của mình.'

Kyrgyzstan hủy bỏ kết quả bầu cử Quốc hội sau khi nổ ra biểu tình

Những người phản đối cho rằng có nhiều vi phạm trong bầu cử, làm bùng phát làn sóng biểu tình bạo lực phản đối kết quả bầu cử Quốc hội, khiến 1 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Chống biến đổi khí hậu kiểu Paris 

Thủ đô Paris của Pháp đang hướng tới xây dựng một cơ chế cho phép các cá nhân và doanh nghiệp đền bù lượng phát thải khí carbon của họ bằng cách tài trợ cho các dự án xanh.
Top