Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hiệp định RCEP hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam

(ĐCSVN) - Các quy định về quy tắc xuất xứ trong “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực" (RCEP) có một số điểm mới nhưng lại không quá khó cho doanh nghiệp khi thực thi. Hiệp định hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam, góp phần giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Ngày 25/3, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức Hội thảo “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và hàm ý chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới”. Hội thảo thu hút hơn 200 đại biểu tham dự.

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết ngày 15 tháng 11 năm 2020, đánh dấu một trong những cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Với mục tiêu hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, phân tích làm rõ những cam kết trong Hiệp định, từ đó đưa ra những gợi ý cần thiết về chiến lược kinh doanh, pháp lý… cho doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Huỳnh Minh Vũ - Phó Giám đốc Trung  tâm hỗ trợ Hội nhập Quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) cho rằng Hiệp định RCEP là hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất hiện nay Việt Nam tham gia. RCEP bao phủ 30% dân số thế giới, và chiếm 32% GDP toàn cầu. Hiệp định hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và giúp Việt Nam có thể kết nối tốt hơn chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu so với các FTA khác. Cùng quan điểm trên, ông Châu Việt Bắc - Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng có những nhận định khả quan về RCEP. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số thách thức mà RCEP có thể mang lại. RCEP tạo ra một môi trường thông thoáng hơn so với các FTA Việt Nam đã tham gia, nhưng cùng với đó cũng đặt ra yêu cầu về việc giao kết hợp đồng, thực hiện giao dịch một cách chặt chẽ hơn. Chính bởi vậy, doanh nghiệp cần phải hiểu đúng quy định để vận dụng sao cho hiệu quả.

Mở đầu Hội thảo, ông Nguyễn Anh Dương - Chuyên gia kinh tế Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã có phần trình bày về “RCEP: Hàm ý chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam”. Bằng việc điểm lại những diễn biến kinh tế thế giới trong thời gian qua, so sánh RCEP với các FTA Việt Nam đang thực thi, chuyên gia nhận định RCEP sẽ giúp gia tăng xuất khẩu và thu nhập cho Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mở rộng thị trường và tham gia sâu vào chuỗi giá trị, RCEP cũng sẽ kéo theo những thách thức về nhập siêu, mức độ tự chủ trong chuỗi cung ứng và khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia thành viên. Thông qua các đánh giá khách quan, chuyên gia đã làm rõ lợi thế và rủi ro của Hiệp định giúp doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phù hợp khi khai thác RCEP. Theo chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh và cần tìm hiểu kỹ các quy định thị trường để kịp thời thay đổi và tận dụng hiệu quả các lợi ích mà các FTA mang lại.

Ông Trần Ngọc Bình - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP Hồ Chí Minh, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng đã có phần trình bày các nội dung liên quan đến quy tắc xuất xứ được quy định trong RCEP. Theo đó, ông Bình đã đi sâu vào phân tích, làm rõ những điểm mới khác biệt về quy tắc xuất xứ của RCEP so với các FTA Việt Nam đang thực thi. Chuyên gia đã đưa ra các ví dụ về thực hiện quy tắc xuất xứ với một số mặt hàng Việt Nam (dệt may, thủy sản chế biến…) có lợi thế khi xuất qua các quốc gia thành viên RCEP. Theo ông Bình, các quy định về quy tắc xuất xứ trong RCEP có một số điểm mới nhưng lại không quá khó cho doanh nghiệp khi thực thi, hiệp định hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam, góp phần giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực.

Từ góc độ pháp lý, Luật sư Bùi Văn Thành - Trưởng Văn phòng Luật Mặt Trời Mới, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) khẳng định việc ký kết RCEP là bước đệm tốt cho Việt Nam, tuy vậy để phát huy được ưu điểm của RCEP, doanh nghiệp cần phải để tâm hơn đến các điều khoản để nhận diện rõ và tránh được một số rủi ro. Đi vào phần chia sẻ, chuyên gia đã cập nhật cho doanh nghiệp những thông tin chi tiết về cơ chế giải quyết tranh chấp quy định tại Chương 19 của RCEP.

Theo đó, Hiệp định khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, tham vấn, hòa giải và sự thỏa thuận của các bên sẽ hoàn toàn được tôn trọng. Từ việc nêu các quy định, chuyên gia cũng tiến hành mô tả khái quát quy trình giải quyết tranh chấp để doanh nghiệp có hình dung rõ hơn về cơ chế xử lý khi có mâu thuẫn phát sinh ngoài ý muốn.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh RCEP sẽ được thực thi trong thời gian tới, chuyên gia cũng đưa ra các phân tích và khuyến nghị về các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình giao dịch của doanh nghiệp, chẳng hạn như tranh chấp về xuất xứ hàng hóa, về hợp đồng mua bán, sở hữu trí tuệ… Đây là các tranh chấp đã vốn tồn tại, nhưng khi đặt trong bối cảnh RCEP, chuyên gia dự đoán rằng các tranh chấp này sẽ có xu hướng tăng và nếu không thận trọng, các tranh chấp nhỏ này sẽ dễ dẫn đến các tranh chấp lớn hơn, phức tạp hơn./.

Tin, ảnh: Chi Mai

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top