Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hỗ trợ Việt Nam khai thác tiềm năng điện mặt trời

(ĐCSVN) – Ngày 16/6, tại Hà Nội, Sáng kiến năng lượng châu Âu về đối thoại và hợp tác (EUEI PDF) đã phối hợp với Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Tham vấn về phát triển chính sách bù trừ điện năng cho điện mặt trời tại Việt Nam”.

(ĐCSVN) – Ngày 16/6, tại Hà Nội, Sáng kiến năng lượng châu Âu về đối thoại và hợp tác (EUEI PDF) đã phối hợp với Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Tham vấn về phát triển chính sách bù trừ điện năng cho điện mặt trời tại Việt Nam”.

Các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo tham vấn (Ảnh: PV)

 

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan hoạch định chính sách, lập pháp, khối tư nhân và cộng đồng quốc tế. 

Phát biểu tại Hội thảo, Trưởng Bộ phận Hợp tác và Phát triển, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Alejandro Montalban cho biết: Sáng kiến năng lượng châu Âu về đối thoại và hợp tác đã hỗ trợ kỹ thuật cho Cục Điều tiết Điện lực để phát triển cơ chế bù trừ điện năng khả thi về kỹ thuật và kinh tế, nhằm thúc đẩy sự phát triển các dự án điện mặt trời trên mái nhà tại Việt Nam. Năng lượng mặt trời được kỳ vọng trở thành nguồn năng lượng tái tạo chủ yếu tại Việt Nam, và sau khi mức giá mua điện mặt trời được đưa ra vào tháng Tư, sự ra đời của chính sách bù trừ điện năng sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách cần thiết giúp Việt Nam khai thác hiệu quả tiềm năng về năng lượng mặt trời.

Theo ông Alejandro Montalban, Việt Nam đã đề ra một mục tiêu khá tham vọng về khai thác tiềm năng của năng lượng mặt trời và Chính phủ Việt Nam đã cho thấy quyết tâm để đạt được mục tiêu này. Sáng kiến năng lượng châu Âu về đối thoại và hợp tác sẽ mang đến sự hỗ trợ, chia sẻ những kinh nghiệm từ quốc tế. Hội thảo này cũng là bước đầu tiên để đưa ra một quy trình nhằm kết nối các bên liên quan.

Tại Hội thảo, các đại biểu được tìm hiểu về các kinh nghiệm quốc tế, xác định các thách thức về chính sách, quy định luật pháp và kỹ thuật, trước khi thảo luận các chi tiết kỹ thuật và các lựa chọn cho cơ chế bù trừ điện năng ở Việt Nam.

Hội thảo “Tham vấn về phát triển chính sách bù trừ điện năng cho điện mặt trời tại Việt Nam” là một phần hoạt động tư vấn của các chuyên gia quốc tế của Sáng kiến năng lượng châu Âu về đối thoại và hợp tác trong vòng một tuần. Theo đó, các chuyên gia sẽ gặp gỡ các đối tác chủ chốt, bao gồm đại diện phía người dùng, các công ty sản xuất điện, các nhà phát triển dự án và các nhà đầu tư, các nhà tài trợ quốc tế để góp phần đảm bảo rằng, chính sách về cơ chế bù trừ điện năng đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành, từ khía cạnh pháp luật và kỹ thuật. Điều này cũng để góp phần đảm bảo Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu lắp đặt 12 GW điện mặt trời vào năm 2030.

Sáng kiến năng lượng châu Âu về đối thoại và hợp tác sẽ phối hợp với đối tác Việt Nam để tiếp tục phát triển các chi tiết của cơ chế bù trừ điện năng, soạn thảo quyết định về vấn đề này; xác định những chính sách và quy định pháp luật nào cần được rà soát và kết hợp lại. Qua đó, sẽ tiến hành đánh giá các năng lực kỹ thuật và ảnh hưởng tiềm năng của năng lượng mặt trời đối với lưới điện Việt Nam; đảm bảo việc ứng dụng năng lượng mặt trời sẽ ổn định và khả thi về mặt kỹ thuật; cung cấp các khóa đào tạo về cơ chế bù trừ điện năng mới cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà phát triển và các đối tác chính, góp phần đảm bảo cơ chế này sẽ được triển khai thành công./.

 

 

 

MT

Việt Nam tích cực thúc đẩy củng cố và nâng tầm quan hệ ASEAN - Nhật Bản

Theo Đại sứ Phạm Quang Hiệu, việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới mà còn góp phần tích cực vào tăng cường hơn nữa quan hệ ASEAN-Nhật Bản.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Đã rõ bản sắc 'ngoại giao cây tre Việt Nam'

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, công tác đối ngoại và ngoại giao đã khẳng định rõ bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam,' là một điểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước.

Việt Nam đóng góp 500.000 USD hỗ trợ người dân Palestine

Chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp 500.000 USD cho UNRWA để ủng hộ các nỗ lực của Liên hợp quốc và thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân Palestine.

Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế ưu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Á

Ngày 30/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngân khố và Tài chính Mehmet Simsek cùng Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Fatih Kacir.

Việt Nam khẳng định bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc

Các dân tộc ở Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật.

Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội 

Trung Quốc đang sử dụng hệ sinh thái mạng xã hội của thế giới, đặc biệt là những nền tảng phổ biến do Mỹ phát triển, để mở rộng đáng kể quyền lực trên toàn cầu.

Macron - Le Pen tái đấu 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen sẽ tranh chức chủ nhân điện Élysée trong cuộc chạy đua vào ngày 24-4 sau khi giành nhiều phiếu nhất ở vòng 1.

Hàn Quốc bắt đầu “Kế hoạch hậu Omicron” 

Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách phòng dịch COVID-19 từ ngày 18-4 và hạ cấp độ nguy hiểm của dịch bệnh từ tuần cuối của tháng 4 này.

Gia tộc Rajapaksa và sự phá sản của Sri Lanka 

Rajapaksa là một trong những gia tộc quyền lực nhất ở Sri Lanka, thống trị chính trường nước này trong suốt thời gian dài. Thời kỳ ông Mahinda Rajapaksa làm tổng thống, hầu hết các vị trí quan trọng trong chính quyền đều do các thành viên gia đình ông nắm giữ.

Bà Aung San Suu Kyi nhận thêm án tù 5 năm 

Một tòa án tại Myanmar vừa kết án bà Aung San Suu Kyi (ảnh) 5 năm tù giam với tội danh tham nhũng. Ðây là vụ xét xử đầu tiên trong số 11 cáo buộc tham nhũng chống lại bà Aung San Suu Kyi.
Top