Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hòa Bình: Chuyển tích cực theo hướng phát triển chăn nuôi bền vững

(ĐCSVN) – Là tỉnh miền núi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, những năm qua, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những bước chuyển tích cực theo hướng hiệu quả, bền vững.

(ĐCSVN) – Là tỉnh miền núi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, những năm qua, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những bước chuyển tích cực theo hướng hiệu quả, bền vững.

Bám sát đặc điểm địa bàn, với quyết tâm đi lên từ chính tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ngày 25/7/2017 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Thực hiện nghị quyết này, song song với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. UBND tỉnh đã ban hành các quyết định phê duyệt các dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp, quy hoạch phát triển chăn nuôi… Công tác đảm bảo giống vật nuôi và bảo đảm an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi luôn được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, hạn chế dịch bệnh xảy ra. Ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng dịch cho đàn vật nuôi. Hình thức chăn nuôi trang trại gắn với các biện pháp an toàn sinh học quy mô vừa và nhỏ cũng được từng bước nhân rộng đã góp phần hạn chế dịch bệnh, tăng giá trị kinh tế của đàn vật nuôi.

Anh Bùi Văn Mạnh, một chủ trại nuôi trâu, bò sinh sản ở huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) chia sẻ, trước đây gia đình tôi cũng nuôi nhưng hiệu quả không cao do quy mô nhỏ lẻ, vật nuôi hay bị bệnh. Mấy năm trở lại đây, nhờ được Phòng Nông nghiệp huyện quan tâm hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và được hỗ trợ vốn vay ưu đãi nên việc chăn nuôi của gia đình tôi đã có được hiệu quả hơn hẳn so với trước. Từ đầu năm đến nay, tôi cũng thu được hơn 140 triệu đồng từ tiền  bán trâu, bò thịt.

Tìm hiểu được biết, thành công lớn nhất trong thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đó là đã giúp người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm trong chăn nuôi. Nếu như trước đây, bà con chủ yếu chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô nhỏ lẻ, để phục vụ nhu cầu gia đình là chính thì hiện nay, việc chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã phát triển mạnh hơn. Các loại gia súc, gia cầm được đưa vào chăn nuôi ngày một phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Điển hình nhất là hoạt động chăn nuôi trâu, bò. Đến thăm trại nuôi trâu, bò của vợ chồng chị Hồ Thị Kiều ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước chu trình khép kín của mô hình này. Sau khi tham khảo một số mô hình, vợ chồng chị Kiều mạnh dạn đầu tư chuồng trại khép kín chuyển sang nuôi trâu, bò vỗ béo với tổng diện tích hơn 9.000 m2 đất. Nuôi trâu, bò vỗ béo nên 3 tháng gia đình xuất 1 một lứa, trâu chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, còn bò xuất lẻ cho các tư thương, các lò mổ ở địa phương và các tỉnh lân cận. Năm đầu thí điểm, gia đình chị Kiều thu lãi khoảng 380 triệu đồng. Hiện, trang trại của gia đình chị nuôi 120 con trâu, bò với 5 – 6 lao động là người địa phương. Bình quân mỗi năm, trang trại nuôi trâu, bò vỗ béo mang lại cho vợ chồng chị khoảng gần 1 tỷ đồng.

Một góc trang trại của chị Hồ Thị Kiều. (Ảnh: Lam Nguyệt) 

Trang trại của vợ chồng chị Hồ Thị Kiều chỉ là một trong số hàng trăm mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo thống kê, đến giữa năm 2020 tổng đàn trâu toàn tỉnh đạt 115.695 con vượt 5,18%% so với mục tiêu đề ra trong nghị quyết; tổng đàn bò bò 84.275 con vượt 5,34 % so mục tiêu; tổng đàn gia cầm 7.655.483 con vượt 9,36% so mục tiêu; tổng đàn dê 51.285 con vượt 28,21% so với mục tiêu; tổng số trang trại chăn nuôi lợn tăng 20,6% so với trước khi triển khai Nghị quyết, tổng số lợn nái tăng 60,5%, tổng số lợn thịt và hậu bị tăng 74,9%.

Hòa Bình cũng đã triển khai một số mô hình sử dụng các loại giống bò đực lai Sind và lai Zebu để cho phối giống trực tiếp; bước đầu sử dụng tinh cọng rạ các giống bò Brahman, BBB, Red Sindhi, HF để thụ tinh nhân tạo, cải tạo giống, gắn với sử dụng quy trình vỗ béo có sử dụng thức ăn ủ chua, thức ăn tinh bổ sung. Các giống bò năng suất cao tiếp tục được đưa vào địa bàn nuôi thử nghiệm, đánh giá đạt được kết quả tốt, hướng tới nhân rộng đưa vào sản xuất đại trà (bò BBB tại huyện Lạc Thủy).

Trên cơ sở điều kiện cụ thể của các địa phương, Hòa Bình cũng đã từng bước phát  triển chăn nuôi gắn với các vật nuôi thế mạnh cảu các huyện, thành phố. Cụ thể, chăn nuôi lợn bản địa tập trung tại huyện Đà Bắc, một số trang trại tại thành phố Hòa Bình và một số xã vùng cao của huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn. Gà công nghiệp chăn nuôi tập trung trong các trang trại tại các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn. Gà thả vườn (đồi) đang tập trung phát triển, tăng quy mô đàn các giống gà địa phương tại huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn...

Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục tham mưu với Sở và UBND tỉnh trong việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững. Trong đó, trọng tâm là phát triển các loại vật nuôi gắn với thế mạnh của địa phương như trâu, bò, dê, lợn... Vừa bảo đảm tốt chất lượng nguồn con giống, phòng bệnh vừa tăng cường kết nối đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi để người dân yên tâm phát triển sản xuất.

Thực tế cho thấy, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững ở Hòa Bình đã và đang là hướng đi hiệu quả trong khai thác, phát huy các tiềm năng sẵn có của địa phương; đồng thời giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh./.

Nguyễn Thị Hoàn

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Ưu tiên chi ngân sách nhà nước cho phòng, chống dịch

(ĐCSVN) – Theo Báo cáo của Vụ Ngân sách nhà nước, trong 7 tháng đầu năm 2021, trung ương đã chi 4,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng năm 2021 để chi cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Hà Nội giới thiệu nông sản tại Australia

(ĐCSVN) - Các mặt hàng nông sản tiêu biểu của Hà Nội sẽ được trưng bày, quảng bá, giới thiệu tại Hội chợ Foodservice Australia 2024, có sự tham gia của 400 gian hàng từ khắp các quốc gia trên thế giới.

Sóc Trăng: Xuống giống trên 141 hecta lúa Hè Thu

(ĐCSVN) - Tính đến thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống dứt điểm 141.154 hecta lúa Hè Thu năm 2021, với các giống lúa được gieo trồng chủ lực là: OM18, Đài thơm 8, OM5451, ST24. Diện tích lúa thơm, lúa đặc sản chiếm 45,1%; trà lúa hiện đang trong giai đoạn đẻ nhánh đến trổ chín....

Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Quảng Tây (Trung Quốc)

(ĐCSVN) - Ngày 2/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiến hành hội đàm trực tuyến với Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc Lộc Tâm Xã. Trong không khí hữu nghị, chân thành, cởi mở, hai bên đã trao đổi và thống nhất nhiều nội dung hợp tác và biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại.

Quả sấu Việt lần đầu tiếp cận thị trường Australia

(ĐCSVN) - Lần đầu tiên, một lô hàng lớn lên đến 22 tấn quả sấu đông lạnh Việt Nam được nhập khẩu, phân phối và tiếp thị tại Australia (Úc) .

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...

Chú trọng bảo đảm an toàn cho người lao động

Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Top