Chủ nhật, 12/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hoàn thành Trung tâm Ghép tạng trẻ em đầu tiên vào năm 2025 

(TTXVN) - Trung tâm Ghép tạng trẻ em đầu tiên của khu vực phía Nam đặt tại Bệnh viện Nhi đồng (BVNĐ) 2 TP Hồ Chí Minh sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)

(TTXVN) - Trung tâm Ghép tạng trẻ em đầu tiên của khu vực phía Nam đặt tại Bệnh viện Nhi đồng (BVNĐ) 2 TP Hồ Chí Minh sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Thông tin được lãnh đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chia sẻ ngày 9-4.

Bên ngoài Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng 2

PGS.TS bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, BVNĐ 2 là một trong các bệnh viện nhi đầu tiên tại Việt Nam tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em từ rất sớm. Ca ghép thận đầu tiên được thực hiện tại BVNĐ 2 từ năm 2004 và đơn vị bắt đầu ghép gan trẻ em từ năm 2005. Cho đến thời điểm hiện tại, BVNĐ 2 đã thực hiện thành công 33 ca ghép gan, 30 ca ghép thận, 10 ca ghép tế bào gốc tự thân. Đến nay, đội ngũ y bác sĩ của BVNĐ 2 đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật ghép thận, ghép gan và ghép tế bào gốc đúng theo quy trình tuyển chọn bệnh nhân, tuyển chọn người cho tạng, quy trình chăm sóc điều trị trước, trong và sau ghép.

Mới đây, Bộ Y tế đã ra quyết định công nhận BVNĐ 2 là cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận, gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não. Từ những kết quả đạt được cùng với việc được Bộ Y tế chính thức công nhận đủ điều kiện ghép tạng trẻ em, trong thời gian tới, BVNĐ 2 sẽ nỗ lực làm chủ các kỹ thuật ghép tạng mới như: ghép tim, ghép tủy xương và ghép tế bào gốc dị ghép.

Như vậy, với sự ra đời của Trung tâm Ghép tạng trẻ em của BVNĐ 2, TP Hồ Chí Minh sẽ có 3 trung tâm chuyên sâu dành cho trẻ em, là Trung tâm Tim mạch trẻ em tại BVNĐ 1, Trung tâm Ung thư trẻ em tại BVNĐ thành phố và Trung tâm Ghép tạng trẻ em tại BVNĐ 2.

Theo ông Tăng Chí Thượng, ghép tạng được coi là biện pháp điều trị cuối cùng, mang lại sự sống cho các bệnh suy chức năng tạng giai đoạn cuối, không còn khả năng điều trị bảo tồn như suy thận mạn, một số bệnh gan mạn tính, bệnh chuyển hóa, cũng như các bệnh lý ác tính. Các cơ quan có thể thay thế, cấy ghép như: tim, thận, gan, phổi, ruột, tụy và tủy xương.

Riêng với người bệnh là trẻ em, ghép thận được thực hiện rất có hiệu quả đối với những bệnh nhi suy thận giai đoạn cuối, những bệnh nhi có bất thường bẩm sinh của thận hoặc đường tiết niệu, xơ hóa cầu thận,… Tương tự như vậy, rất nhiều các bệnh lý tại gan ở trẻ em cũng cần phải ghép gan mới hy vọng trả lại cuộc sống bình thường, như nhóm các bệnh lý gây xơ gan ứ mật (teo đường mật bẩm sinh, Alagille…), các u nguyên phát tại gan (u nguyên bào gan, ung thư thế bào gan…)…

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.

Khuyến cáo khẩn của ngành y tế về ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm 

(CTO) - Thời gian qua, nhiều nơi trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, gây lo ngại trong cộng đồng về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Top