Chủ nhật, 12/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ít cơ hội để các ứng viên nữ trở thành lãnh đạo 

2024 được gọi là năm “siêu bầu cử” khi gần một nửa dân số thế giới đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử được tổ chức khắp toàn cầu.

2024 được gọi là năm “siêu bầu cử” khi gần một nửa dân số thế giới đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử được tổ chức khắp toàn cầu. Tuy vậy, chỉ một vài quốc gia có ứng viên nữ cạnh tranh cơ hội trở thành lãnh đạo đất nước.

Bà Xóchitl Gálvez (trái) và bà Claudia Sheinbaum sẽ cạnh tranh để trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mexico.

Phân tích của hãng tin Anh The Guardian cho thấy trong tổng số 42 cuộc bầu cử đã công bố danh sách các ứng viên, chỉ có 18 cuộc bầu cử là có ứng viên nữ. Trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, Indonesia và Ấn Độ - những nước được mệnh danh là các nền dân chủ lớn nhất thế giới, với tổng dân số hơn 2 tỉ người - không có người phụ nữ nào dẫn đầu trong các chiến dịch tranh cử. Thực trạng tương tự cũng diễn ra với các cuộc bầu cử ở Anh, Pakistan và Nam Phi.

Những thách thức mà các nữ chính trị gia phải đối mặt có lẽ thấy rõ nhất ở Mỹ, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng tỷ lệ đại diện nữ trong chính trị lại kém xa nhiều nước khác. Mặc dù cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton từng làm nên lịch sử khi trở thành nữ ứng viên đầu tiên tranh chức tổng thống Mỹ vào năm 2016 và bà Kamala Harris làm nữ phó tổng thống Mỹ đầu tiên từ năm 2021, nhưng khả năng phụ nữ trở thành lãnh đạo nước này vẫn khó xảy ra. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, đảng Cộng hòa có một nữ ứng viên sáng giá là Nikki Haley, nhưng bà đã rút khỏi đường đua sau khi thua cựu Tổng thống Donald Trump trong ngày bầu cử Siêu thứ ba.

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy nhìn chung người Mỹ rất cởi mở trong việc bầu một lãnh đạo nữ, song thực tế lại khác. Theo khảo sát năm 2023 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 53% số người được hỏi cho rằng có quá ít phụ nữ nắm giữ các chức vụ cấp cao và 81% thừa nhận các nữ chính trị gia phải làm nhiều hơn nữa để chứng tỏ họ tốt hơn đồng nghiệp nam. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford còn chỉ ra một hiện tượng mà họ gọi là “thành kiến thực dụng” - nghĩa là các cử tri có thể thích một ứng viên nữ hơn nhưng lại không bỏ phiếu cho người này vì họ tin rằng phụ nữ khó giành chiến thắng. Vấn đề này được xác nhận qua một cuộc khảo sát khác của Pew, với 80% người được hỏi tin rằng cử tri Mỹ chưa sẵn sàng bầu phụ nữ vào chức vụ cao nhất.

Ưu điểm khi tăng tỷ lệ đại diện nữ trong chính trị

Các nghiên cứu cho thấy việc tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong chính trị là một yếu tố quan trọng để cải thiện cuộc sống phụ nữ và trẻ em gái. Bà Jéromine Andolfatto, một chuyên gia chính sách và chiến dịch của Tổ chức Vận động vì Phụ nữ châu Âu, đã chỉ ra những trường hợp gần đây ở Tây Ban Nha và Pháp để minh chứng cho điều này.

Vào năm 2019 - thời điểm mà tỷ lệ đại diện của phụ nữ chiếm khoảng 43% ghế Quốc hội, Tây Ban Nha đã thúc đẩy thông qua một luật mang tính bước ngoặt nhằm bảo vệ nữ giới, đó là việc quan hệ tình dục mà không có sự đồng thuận có thể bị coi là hành vi tấn công tình dục. Ở Pháp, làn sóng trỗi dậy của nữ chính trị gia vào năm 2017 và 2022 đã mở đường cho việc thông qua luật chống bạo lực phân biệt giới tính và một luật khác thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc và môi trường giáo dục. “Bạn có thể thấy rằng có những cải tiến đang được thực hiện và quyền của phụ nữ được ưu tiên cao hơn một chút”, bà Andolfatto nhận xét.

Còn theo một nghiên cứu năm 2023, quy định ràng buộc tỷ lệ ứng viên nữ - giống như ở Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp - là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy sự đại diện của phụ nữ và nuôi dưỡng một nền văn hóa chính trị cho phép phụ nữ nắm giữ các vị trí quyền lực cao. Ở những quốc gia có luật quy định tỷ lệ ứng viên, tỷ lệ nữ nghị sĩ trong quốc hội đã tăng từ 18% vào năm 2004 lên 34% vào năm 2021.

NGUYỆT CÁT (Theo Guardian)

Cuba cảnh báo khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào Venezuela

THX đưa tin, Chính phủ Cuba tối 13/02 cho rằng Mỹ đang chuẩn bị cho sự can thiệp quân sự vào Venezuela viện cớ nhân đạo, đồng thời kêu gọi các nỗ lực quốc tế để tránh viễn cảnh này.

Anh: Quốc hội bác kiến nghị của Thủ tướng Theresa May về Brexit

Việc bỏ phiếu tượng trưng bác lại chiến lược Brexit của Thủ tướng May được cho sẽ làm suy yếu sức mạnh đàm phán của bà với EU.

Hàn Quốc-Triều Tiên tiếp tục nhóm họp thảo luận quan hệ song phương

Giới chức cấp cao Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhóm họp nhằm thảo luận loạt vấn đề, trong đó có khả năng cùng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Phong trào độc lập 01/3 chống ách đô hộ của thực dân Nhật Bản.

Hàn Quốc kêu gọi hợp tác với Nhật Bản trước thềm hội nghị Mỹ-Triều

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha kêu gọi hợp tác với Nhật Bản trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Phái đoàn Triều Tiên tới Trung Quốc trước thềm cuộc gặp với Mỹ

Phái đoàn quan chức Triều Tiên gồm 12 thành viên đã đến sân bay quốc tế Bắc Kinh vào lúc 18h20 theo giờ địa phương trên một chuyến bay của hãng hàng không Air China khởi hành từ Bình Nhưỡng.

Chủ tịch nước kết thúc gần 20 hoạt động trong chuyến thăm chính thức CHDCND Lào

Lào là nước đầu tiên Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến thăm trên cương vị mới. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có gần 20 hoạt động trong chuyến thăm.

Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự lễ khởi công đại sứ quán mới ở Hà Nội

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ dự lễ khởi công đại sứ quán mới trị giá 1,2 tỉ USD tại Việt Nam, trong chuyến thăm từ ngày 14 đến 16/4.

Ngoại trưởng Mỹ khen thức ăn Việt quá ngon

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã rời Hà Nội sáng 16-4. Ông gửi lời cảm ơn Việt Nam và không quên nhắc đến những món ăn Việt 'quá ngon'.

Quan hệ hợp tác giữa MTTQ Việt Nam và Mặt trận Lào xây dựng đất nước ngày càng thực chất, hiệu quả

(ĐCSVN) - Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị Mặt trận Lào xây dựng đất nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với MTTQ Việt Nam để thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác giữa Mặt trận hai nước đã ký kết.

Quan hệ hợp tác giữa MTTQ Việt Nam và Mặt trận Lào xây dựng đất nước ngày càng thực chất, hiệu quả

(ĐCSVN) - Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị Mặt trận Lào xây dựng đất nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với MTTQ Việt Nam để thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác giữa Mặt trận hai nước đã ký kết.

Luật chống tin giả ở Singapore chính thức có hiệu lực 

Luật Bảo vệ khỏi sự thao túng và lừa dối trực tuyến của Singapore đã chính thức có hiệu lực từ ngày 2-10, theo đó các cá nhân vi phạm có thể chịu mức phạt lên tới 100.000 SGD (hơn 72.000 USD) hoặc ngồi tù tới 10 năm hoặc cả hai.

Tổng thống Nga và Ukraine gặp song phương tại Paris

Bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ Normandy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky và được phía Nga đánh giá là hiệu quả.

Nga phát hiện viên kim cương độc nhất trên thế giới 

Viên kim cương ít nhất 800 triệu năm tuổi (ảnh) cho dù chỉ có kích thước 0,62 carat được tìm thấy ở vùng Yakutia (LB Nga), được xem là “độc nhất vô nhị” trong toàn bộ lịch sử ngành khai thác kim cương thế giới.

Cơ hội hòa bình tại Đông Ukraine đang ngày càng rõ ràng hơn

Cho dù vẫn còn có những vấn đề chưa được nhất trí, song điều quan trọng là niềm tin đã được thiết lập, Nga-Ukraine sau một thời gian dài căng thẳng, giờ đây đã có thể đối thoại.

Hội nghị COP 25: Đánh mất cơ hội để giải cứu Trái Đất

Được coi là cơ hội 'phút chót' để các bên nỗ lực hoàn tất một bộ quy tắc thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhưng hội nghị COP25 kết thúc với một tuyên bố chung chung thực sự gây thất vọng.
Top