01/11/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Kết nối các kênh tiêu thụ nhãn Sóc Trăng

(ĐCSVN) – Tiêu thụ qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, qua kênh bưu điện và đẩy mạnh xuất khẩu, sẽ góp phần đưa quả nhãn đặc trưng của Sóc Trăng sớm đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày càng phức tạp.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng, nhãn là một trong các loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Sóc Trăng được trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh Châu. Diện tích trồng nhãn toàn tỉnh 3.130 ha, đang cho trái 2.536 ha. Cơ cấu giống gồm nhãn da bò 54,5%, nhãn xuồng 22,9%, nhãn Idor 13%, thanh nhãn 8,3% và các giống nhãn khác 1,3%. Thời gian thu hoạch từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2021 với sản lượng khoảng 24.400 tấn; thời điểm thu hoạch tập trung đối với nhãn xuồng tháng 7 - 8; thanh nhãn tháng 8 - 9; nhãn Idor tháng 10 - 11; nhãn da bò rải rác từ tháng 7 - 12. Giá bán nhãn xuồng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, nhãn da bò 10.000 đồng/kg tùy thuộc theo giống và địa phương.

 Sóc Trăng có hơn 3.100 ha trồng nhãn. (Ảnh minh họa: PV)

Nhờ vào địa thế thiên nhiên trù phú với 3 vùng sinh thái mặn, ngọt, lợ đã tạo cho trái cây, trong đó nổi tiếng có trái nhãn da bò nơi đây có những vị ngon đặc trưng mà khó có nơi nào sánh bằng. Hơn nữa, những năm gần đây, cây nhãn nói riêng và trái cây Sóc Trăng nói chung còn được sản xuất theo một quy trình an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo ghi nhận của Sở NN&PTNT tỉnh, đến cuối năm 2019, Sóc Trăng có 370,6 ha cây ăn trái đạt chứng nhận an toàn VietGAP. Toàn tỉnh có 10 vùng trồng được cấp 36 mã code trên diện tích 320 ha cho vú sữa, xoài, nhãn, bưởi.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, địa phương có trên 3.100 ha nhãn. Trong đó, khoảng 2.536 ha đang cho trái, thu hoạch từ nay đến cuối năm 2021 với tổng sản lượng ước trên 25.000 tấn (8-12 tấn/ha). 4 địa phương đang thu hoạch rộ nhãn xuồng cơm vàng tại Sóc Trăng là thị xã Vĩnh Châu (gần 900 ha), huyện Cù Lao Dung (57 ha), Kế Sách (1.246 ha, trong đó nhãn da bò 1.196 ha) và Long Phú (24 ha).

Hiện dịch bệnh khiến cho tình hình vận chuyển gặp khó, do đó, các cấp, ngành liên quan đặc biệt là Sở NN&PTNT cùng với Sở Công Thương đang tìm cách để gỡ khó, kết nối các kênh tiêu thụ hiệu quả cho bà con nông dân./.

HNV

Other news

Tập huấn về chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam
(ĐCSVN) - Triển khai Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2024, sáng 27/9, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
TP Hồ Chí Minh ban hành quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
(ĐCSVN) - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 68/2024/QĐ-UBND quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố. Quy định này thực hiện theo Luật Đất đai mới.
Dự kiến 250 gian hàng với 100 đơn vị tham gia Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024 
(CT) - Từ ngày 1 đến ngày 5-11-2024 sẽ diễn ra Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2024 tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm TP Cần Thơ (số 108A Lê Lợi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều).
Giá vàng hôm nay 29/9: Bất ngờ vàng nhẫn bằng vàng miếng
Giá vàng trong nước bất ngờ lần đầu ghi nhận vàng nhẫn được bán ra bằng vàng miếng SJC.
Để kinh tế vùng Trung Bộ phát triển và hội nhập
​(ĐCSVN) – Duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đây là vùng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển thời gian vừa qua tại đây cho thấy, kinh tế vùng Trung Bộ đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng và hiện cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Top