Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Khả thi và sòng phẳng! 

Sau 14 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13-11 tại Glasgow (Vương quốc Anh).

Sau 14 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13-11 tại Glasgow (Vương quốc Anh).

Vui mừng khi Hiệp ước Khí hậu Glasgow được thông qua. Ảnh: Reuters

Tất cả 197 quốc gia đã thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow, theo đó khẳng định lại mục tiêu khống chế gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Có thể nói mục tiêu này khả thi bởi đi kèm với nó là các cam kết và giải pháp trước mắt lẫn lâu dài.

Cụ thể, mục tiêu này đòi hỏi phải giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác.

Hiệp ước kêu gọi “giảm dần điện than không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả”, đồng thời thừa nhận “sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng”.

Hiện đã có 40 quốc gia, bao gồm Việt Nam, cam kết loại bỏ điện than - chiếm khoảng 37% tổng điện năng trên thế giới trong năm 2019 - và là nhiên liệu đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu.

Các nước cũng đưa ra một loạt cam kết quan trọng, trong đó gần 100 nước khẳng định đến năm 2030 sẽ cắt giảm 30% lượng phát thải khí metan và hơn 100 quốc gia hứa chấm dứt nạn phá rừng vào thời điểm đó.

COP26 còn chứng kiến cam kết của 450 tổ chức tài chính, quản lý tổng số tài sản trị giá 130.000 tỉ USD, tương đương 40% tài sản tư nhân toàn cầu, trong việc sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch như năng lượng tái tạo và loại bỏ tài trợ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Điều bất hợp lý hiện nay là trong khi các nước giàu chịu trách nhiệm đối với phần lớn khí thải nhà kính, các nước nghèo lại chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Đáng mừng là tổn thất và thiệt hại - một vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển - đã được đưa vào Hiệp ước Khí hậu Glasgow, với việc kêu gọi các nước phát triển và các tổ chức khác hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia dễ bị tổn thương để ứng phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và giải quyết những thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.

Hiệp ước nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỉ USD mỗi năm. Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019.

Ngoài tính khả thi, sự sòng phẳng của Hiệp ước là ở chỗ đó.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thế giới vẫn có phản ứng khá thận trọng. Thủ tướng nước chủ nhà Anh Boris Johnson cho rằng Hiệp ước Khí hậu Glasgow là bước tiến lớn, song vẫn còn một khối công việc đồ sộ phải làm trong những năm tới. Trong khi đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tỏ ra dè dặt: “Hành tinh mong manh của chúng ta đang ở trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Chúng ta vẫn có nguy cơ đối mặt với thảm họa về khí hậu”. 

QUỐC KHÁNH

Nhật Bản: Đa số người dân Okinawa phản đối kế hoạch của Mỹ

Gần 70% cư dân tỉnh Okinawa, miền Nam Nhật Bản, dự kiến sẽ bỏ phiếu phản đối kế hoạch gây tranh cãi của chính quyền trung ương về di chuyển một căn cứ không quân chủ chốt của Mỹ trong tỉnh này.

Iran bày tỏ sẵn sàng cải thiện quan hệ với các nước vùng Vịnh

Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 17/02 tuyên bố Tehran muốn thiết lập quan hệ gần gũi với tất cả các quốc gia ở Trung Đông.

Ủy ban LHQ cáo buộc Triều Tiên sử dụng sân bay để phát triển tên lửa

Theo một báo cáo thường niên của Liên hợp quốc (Liên hợp quốc) mà hãng tin Kyodo thu thập được, Triều Tiên vẫn duy trì các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của mình.

Tổng thống Mỹ kiên quyết bảo vệ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Tổng thống Donald Trump sẵn sàng sử dụng quyền phủ quyết đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông nếu Quốc hội bỏ phiếu không phê chuẩn tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia dọc biên giới Mỹ-Mexico.

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Tiến triển nhưng vẫn cần tiếp tục

Hiện Mỹ và Trung Quốc đang tích cực đẩy nhanh các nỗ lực hướng tới đạt được một thỏa thuận thương mại trước thời hạn chót 01/3.

Quan hệ Việt Nam – Băng-la-đét đang phát triển tốt đẹp

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Thương mại Băng-la-đét Tô-phai A-mét đánh giá quan hệ Việt Nam – Băng-la-đét đang phát triển tốt đẹp, đạt nhiều kết quả quan trọng sau 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực

(ĐCSVN) - "Để duy trì đà tăng trưởng và cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực trên ba yếu tố: con người, công nghệ và quản trị" - bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam nhận định.

Doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực

(ĐCSVN) - "Để duy trì đà tăng trưởng và cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực trên ba yếu tố: con người, công nghệ và quản trị" - bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam nhận định.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ có tiềm năng và cơ hội lớn để hợp tác với Việt Nam

(ĐCSVN) – Đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh những cơ hội và thách thức mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại đặc biệt với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam; cho rằng, các doanh nghiệp của Hoa Kỳ có tiềm năng và cơ hội lớn để hợp tác với Việt Nam...

Đảng Cộng sản Séc - Morava luôn coi Đảng Cộng sản Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu

(ĐCSVN) - Bà Katerina Konecna, Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc - Morava khẳng định chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản Séc - Morava là thúc đẩy quan hệ truyền thống với các Đảng Cộng sản, cánh tả và các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu.

Hải quân Nga, Trung Quốc và Iran diễn tập bắn các mục tiêu trên biển

Hạm đội của các nước trên đã diễn tập xạ kích vào các mục tiêu được xác định trước bằng các loại vũ khí và tất cả các hoạt động được thực hiện dưới sự giám sát của Hải quân Iran.

HĐBA LHQ họp kín về đề xuất giảm trừng phạt Triều Tiên

Trước đó vào hồi đầu tháng 12, Trung Quốc và Nga đã trình dự thảo nghị quyết lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để đề nghị giảm bớt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, nhưng không được ủng hộ.

Nhà Trắng: Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sẽ được ký vào đầu năm mới

Cố vấn thương mại Peter Navarro nêu rõ: 'Chúng tôi nhiều khả năng sẽ ký (thỏa thuận đó) trong tuần tới hoặc khoảng đó, chúng tôi chỉ đang chờ bản dịch.'

Việt Nam bắt đầu các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch HĐBA

Theo chương trình làm việc do Việt Nam đề xuất, Hội đồng Bảo an sẽ có 12 cuộc họp công khai, 15 cuộc họp kín thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực như tình hình Trung Đông, Syria, Yemen...

Campuchia: Kỷ niệm 41 năm Ngày lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Lễ Chiến thắng năm nay được tổ chức tại khắp các tỉnh thành của đất nước Chùa Tháp và bài phát biểu của Thủ tướng Hun Sen sẽ được truyền trực tiếp đến người dân trên cả nước.
Top