Thứ bảy, 11/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Khó vay ngân hàng, nông dân phải vay tín dụng đen để có vốn sản xuất

Nhu cầu vay vốn của nông dân rất lớn nhưng khó tiếp cận vay của ngân hàng, nhiều nơi, nhiều nông dân phải vay cả tín dụng đen để có vốn sản xuất.

Nhu cầu vay vốn của nông dân rất lớn nhưng khó tiếp cận vay của ngân hàng, nhiều nơi, nhiều nông dân phải vay cả tín dụng đen để có vốn sản xuất.

Tại Diễn đàn về Chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn vừa diễn ra tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã còn rất khó vay được vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất. Do đó, nhiều nông dân thậm chí phải vay nặng lãi, tín dụng đen để có vốn đầu tư sản xuất.

Nông dân vẫn rất 'đói' vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp (Ảnh minh họa: KT)
Nông dân vẫn “mơ xa” vốn ngân hàng thương mại

TS. Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN-PTNT) cho hay, tín dụng cho nông nghiệp nông thôn còn rất nhiều rào cản. Trong đó, cơ cấu vốn cho vay của các Ngân hàng thương mại chưa phù hợp. Tính đến cuối tháng 6/2016, tổng dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 18% tổng dư nợ nền kinh tế; hơn 63% hộ nông dân có vay vốn thì vẫn phải vay từ các nguồn phi chính thức (như họ hàng, bạn bè và thậm chí là tín dụng đen…).

Thực tế cũng chưa hình thành hệ thống tín dụng quy mô nhỏ chuyên nghiệp cung ứng cho nông nghiệp nông thôn. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng thương mại không bao quát hết khu vực nông thôn rộng lớn, hệ thống tín dụng phi chính thức (tín dụng ủy thác) chưa phát triển. Có tình trạng nguồn nhân lực thiếu về số lượng và thấp về chất lượng ở hệ thống các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng thương mại nên kế hoạch tín dụng cho nông nghiệp không phù hợp; sản phẩm tín dụng còn đơn điệu (chủ yếu cho vay theo món, cho vay hạn mức và cho vay tài trợ dự án); hình thức cho vay qua tổ nhóm đôi khi còn mang tính hình thức, NHTM cũng ngại cho vay nông nghiệp…

Hơn nữa, Chương trình tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ được triển khai nhưng chưa hiệu quả, dù đây là phương thức cho vay mới và rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp. Chương trình mới chỉ áp dụng cho vay thí điểm tại 4 tỉnh Nam Định, Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang, nhưng hạn chế là cho vay mới chỉ tập trung vào một đối tượng chính đó là các doanh nghiệp vô hình chung đã tạo thế độc quyền giữa các tác nhân trong chuỗi, các tác nhân khác trong chuỗi bị hạn chế tiếp cận nguồn tín dụng chính thức.

Đã thế, nhu cầu vay vốn của nông dân rất lớn nhưng không phải ai cũng đáp ứng được điều kiện của ngân hàng về tài sản thế chấp. Thậm chí, họ không đủ trình độ để xây dựng phương án kinh doanh theo yêu cầu của ngân hàng.

Vay cả nặng lãi để làm nông nghiệp

TS. Lê Đức Thịnh còn cho hay, kinh nghiệm các nước cho thấy, cả hai hệ thống tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thức luôn cùng tồn tại song hành, tạo ra hai phân khúc rõ rệt (về lãi suất, đối tượng khách hàng) nhưng lại có sự bổ sung, kết nối nhau để cùng pháp triển. Tuy nhiên, chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam thời gian qua hầu hết ưu ái cho khu vực chính thức và hướng vào các ngân hàng thương mại lớn.

Đặc biệt, để tạo điều kiện cho khu vực tín dụng chính thức phát triển, quy định nhà nước thậm chí còn quy định mức trần lãi suất tín dụng cho vay đối với khu vực phí chính thức. “Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân “kìm hãm” sự phát triển của khu vực phi chính thức thời gian qua”- ông Thịnh nhấn mạnh.
Trong khi hệ thống tín dụng phi chính thức (tín dụng ủy thác) chưa phát triển, ở nông thôn hiện nay chủ yếu tồn tại hai hệ thống tín dụng chính thức và tín dụng giản đơn, trong đó không ít là loại hình tín dụng đen. Khó vay tín dụng chính thức khiến người dân nhiều nơi phải tìm đến tín dụng đen với các khoản vay nặng lãi để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.

TS. Hoàng Cầm, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), dẫn thực tế đáng báo động hiện nay đó là phần lớn các hộ nông dân dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang phải gánh các khoản nợ khác nhau với mức độ nợ từ 50 - 240 triệu. Tuy nhiên, đó chủ yếu là các khoản vay nặng lãi từ tín dụng đen với lãi suất lên tới 50-60%/năm để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thay vì có thể vay ở các ngân hàng với lãi suất thấp như chính sách quy định.

Lý do người dân vay nặng lãi từ tư nhân, theo TS. Hoàng Câm, là rất đa dạng, do không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, do thủ tục vay ngân hàng quá phức tạp và giải ngân chậm, phải chờ đợi từng đợt vay với lượng tiền quy định, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu đầu tư sản xuất. Trong khi đó vay từ tư nhân thủ tục rất đơn giản, không yêu cầu thế chấp, đáp ứng ngay khi có nhu cầu với lượng tiền cho vay cao hơn.

Tín dụng vi mô khá hiệu quả

Trước thực trạng nông dân khó tiếp cận nguồn vốn vay từ NHTM, nhiều chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần đa dạng hóa các nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, trong đó cần tạo độ mở cho tài chính vi mô phát triển. Cho rằng việc phát triển mô hình tài chính vi mô đã được chứng minh thành công và hiệu quả tại nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản, TS. Yoshihara Kiyotsugu (Đại học Kyoto, Nhật Bản) khuyến nghị với tỷ lệ dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đa số, Việt Nam rất phù hợp để các hoạt động tài chính vi mô phát huy hiệu quả. Bởi mô hình tín dụng này hiệu quả trong cung cấp các khoản vay nhỏ và các dịch vụ, sản phẩm tài chính cho các hộ gia đình có vốn sản xuất - kinh doanh thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

TS. Lê Đức Thịnh cũng cho rằng, thời gian qua, tài chính vi mô đang phát huy khá hiệu quả việc cung ứng vốn cho nông dân. Các hợp tác xã đã tự xoay vốn bằng cách huy động tín dụng nội bộ. Có những HTX huy động được hàng chục tỉ đồng, còn lại chủ yếu vài trăm triệu. Hiện cả nước có khoảng 80.000 tổ tín dụng tiết kiệm và cho vay ở nông thôn, nhưng khoảng 73.000 tổ chức thuộc Hội phụ nữ và cho vay theo cơ chế của Ngân hàng Chính sách xã hội.

“Mặc dù các tổ chức tín dụng vi mô này không phát triển nhiều, số vốn tăng không đáng kể. Nhưng hình thức cho vay này lại khá hiệu quả, rất tốt với người nghèo. Bản thân người dân đánh giá tổ chức tín dụng vi mô này cho vay ít nhưng đi kèm là đào tạo nghề, giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập, hỗ trợ giảm nghèo tốt, tỷ lệ nợ xấu gần như không có, thu hoàn vốn đạt trên 99,9%”- ông Thịnh nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Hiền Phương, Phó Giám đốc Quỹ Cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế tỉnh Đắk Nông, cho biết Đắk Nông có một số tổ chức tài chính vi mô cho hộ nghèo, người nghèo vay ưu đãi đã góp phần hạn chế tín dụng đen. Tuy nhiên, các tổ chức hiện có chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các hộ dân.

Còn ông Nguyễn Thanh Tùng, đại diện Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) cho rằng, sự linh hoạt trong việc cung ứng dịch vụ tài chính vi mô sẽ giúp nông dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ này, nhất là tài chính vi mô có ưu điểm nữa là gắn cho vay vốn với cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người dân trước khi cho vay vốn để họ biết dùng nguồn vốn hiệu quả.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi khuyến khích cho khu vực tài chính phi chính thức, tài chính vi mô phát triển./.

Xuân Thân/VOV.VN 

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh?

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI họp ngày 11/4/2024, Cục trưởng Cục Thống kê - Nguyễn Văn Chuẩn đã có bài phát biểu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và quy mô nền kinh tế quí I/2024 của tỉnh Long An;

Xuất nhập khẩu - động lực quan trọng cho tăng trưởng

(ĐCSVN) - Trong 70 năm hình thành và phát triển của ngành Công Thương, cùng các dấu mốc lịch sử của đất nước, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng cũng như sự đổi mới sáng tạo của nền kinh tế.

Xuất nhập khẩu - động lực quan trọng cho tăng trưởng

(ĐCSVN) - Trong 70 năm hình thành và phát triển của ngành Công Thương, cùng các dấu mốc lịch sử của đất nước, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng cũng như sự đổi mới sáng tạo của nền kinh tế.

Xuất nhập khẩu - động lực quan trọng cho tăng trưởng

(ĐCSVN) - Trong 70 năm hình thành và phát triển của ngành Công Thương, cùng các dấu mốc lịch sử của đất nước, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng cũng như sự đổi mới sáng tạo của nền kinh tế.

Xuất nhập khẩu - động lực quan trọng cho tăng trưởng

(ĐCSVN) - Trong 70 năm hình thành và phát triển của ngành Công Thương, cùng các dấu mốc lịch sử của đất nước, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng cũng như sự đổi mới sáng tạo của nền kinh tế.

Mang cỏ bàng đi “xuất ngoại” 

Anh Bùi Thành Được (35 tuổi, ngụ ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm từ cây cỏ bàng như ống hút, túi xách thời trang, ví, ba lô, nón du lịch,... góp phần phát triển kinh tế,

Xây dựng nông thôn phát triển hài hòa và bền vững 

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở TP Cần Thơ diễn ra mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày, đời sống người dân cải thiện đáng kể.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao - Long An trở thành vựa lúa lớn

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây...

Long An phát động chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An phối hợp tổ chức Lễ phát động Chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng năm 2024 lần thứ tư tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An..

Tập trung diệt chuột để bảo vệ sản xuất

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã ban hành văn bản về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột, bảo vệ sản xuất trồng trọt.

Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây

Giá heo hơi hôm nay giữ được ổn định ở khu vực phía bắc nhưng giảm nhẹ ở các tỉnh phía nam. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước đang rất thấp, gây nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Agribank dành hơn 180.000 tỉ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh 

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

Đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME.

Thúc đẩy hợp tác với SCIP và SUEZ trong việc xây dựng các khu công nghiệp tại Cần Thơ 

Tiếp tục chương trình trong chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc của do đồng chí Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ làm trưởng đoàn, ngày 9-5, Đoàn đã đến thăm làm việc Văn phòng Tập đoàn SUEZ

Phối hợp kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính, ngân sách 

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa KTNN và Thường trực HĐND, UBND 6 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, giai đoạn 2013-2023.
Top