Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Không nên chủ quan với bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do vi rút dại (rabies virus) gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm vi rút cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức trong thực hiện các biện pháp phòng bệnh dại.

Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh dại hiệu quả nhất

Bệnh dại là một bệnh viêm não, tủy cấp tính gây ra do vi-rút, gặp ở động vật có máu nóng. Bệnh truyền qua người đa số là do động vật bị dại cắn, cào, liếm nơi da có vết thương hoặc bị nước bọt dính vào niêm mạc mắt, miệng,… Bệnh dại là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Từ đầu năm 2020 đến nay, tỉnh ghi nhận trên 8.600 trường hợp bị chó, mèo cắn và 122 trường hợp do động vật khác cắn, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong; có trên 8.800 trường hợp đi tiêm ngừa.

Hàng năm, ngành Y tế luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác phòng, chống bệnh dại. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh - Huỳnh Hữu Dũng cho biết: “Một người từ lúc bị động vật mắc bệnh dại cắn, cào hoặc liếm vào vết thương đến lúc phát bệnh thì trải qua 3 giai đoạn. Đó là thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ khởi phát và thời kỳ toàn phát. Kể từ ngày vi rút vào cơ thể người, thời gian ủ bệnh thay đổi tùy từng người, từ 1 tuần đến trên 1 năm, trung bình ủ bệnh từ 1-3 tháng. Thời kỳ ủ bệnh là khoảng thời gian quý báu để cứu sống người bệnh. Dấu hiệu của thời kỳ này chỉ duy nhất là vết cắn, vì vậy người bị chó, mèo cắn phải đi khám và tiêm phòng bệnh dại là việc làm quan trọng nhất”.

Thực tế cho thấy, người dân còn chủ quan với căn bệnh này. Hầu hết những trường hợp tử vong vì bệnh dại do không tiêm phòng bệnh sau khi bị chó, mèo hoặc động vật nghi bệnh dại cắn. Đến khi lên cơn dại thì vi-rút dại đã lên não mới đi tiêm vắc-xin phòng bệnh thì đã quá muộn.

Cũng theo bác sĩ Huỳnh Hữu Dũng, bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, khi một người bị động vật nghi dại cắn hoặc bị liếm vào vết thương thì cần phải rửa sạch ngay bằng xà phòng (hoặc bằng nước sạch) dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng 10-15 phút nhằm giảm thấp nhất lượng vi-rút tại nơi xâm nhập, không được làm giập nát thêm vết thương như cố nặn máu chảy ra. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Sau đó, vết thương cần được làm sạch kỹ hơn với cồn 70% hoặc cồn iod nếu có. Sau khi sơ cứu vết thương, nạn nhân cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được tiêm ngừa phòng bệnh dại.

Khi mắc bệnh dại nguy cơ tử vong là 100%. Vì vậy, khi bị động vật dại, nghi dại cắn, cào tuyệt đối không tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian mà cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đây là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, vắc-xin phòng bệnh dại là vắc-xin an toàn, phụ nữ mang thai cũng có thể tiêm vắc-xin này để phòng bệnh./.

Ngọc Mận

Vĩnh Phúc: Hàng trăm công nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu…

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.
Top