Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

"Không tổ chức lại sản xuất, nông dân sẽ phải 'tự bơi' với sản phẩm"

Thành công của nhiều doanh nghiệp với mô hình ứng dụng công nghệ cao kết hợp cơ chế hợp tác công-tư cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn là “mảnh đất vàng”.

Thành công của nhiều doanh nghiệp với mô hình ứng dụng công nghệ cao kết hợp cơ chế hợp tác công-tư cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn là “mảnh đất vàng”.

Đại biểu Lê Công Đỉnh, đoàn Long An đang trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)Để hiểu rõ hơn, bên lề kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14, đại biểu Lê Công Đỉnh (đoàn Long An) đã có một số chia sẻ với VietnamPlus về ​mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

- Trên nghị trường, ông có nói đến vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vậy ông có thể cho biết thêm để thành công với mô hình này thì cần những điều gì?

Đại biểu Lê Công Đỉnh: Vấn đề nông nghiệp công nghệ cao đang đặt ra hết sức cấp thiết, tôi nghĩ đây là hướng duy nhất mang lại lợi ích cho ngành nông nghiệp phát triển và giúp cho người nông dân tăng thu nhập cũng như phát triển bền vững.

Có thể thấy, ngành nông nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều áp lực cạnh tranh khi tham gia các Hiệp định tự do thương mại (FTA) đặc biệt là hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), bởi lẽ không chỉ khi xuất khẩu mà ngay tại sân nhà, nếu không có chất lượng cao thì nông sản nước ngoài cũng sẽ lấn lướt.

Nhưng để thành công, theo tôi rất cần phải nêu vai trò trung tâm của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Hiện nay, người nông dân vẫn còn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trong khi chúng ta đang thúc đẩy liên kết thành các tổ hợp tác xã thì phải rất cần vai trò của doanh nghiệp công nghệ cao, ở đây họ sẽ quyết định quy trình sản xuất, canh tác và hướng dẫn người nông dân về kỹ thuật để có đầu vào và đầu ra tiêu thụ nông sản.

- Các địa phương vừa qua đã thực hiện liên kết vùng nhằm tiêu thụ sản phẩm của nhau, vậy ông đánh giá thế nào về mô hình này với thực tế của Long An?

Đại biểu Lê Công Đỉnh: Chủ trương liên kết vùng đã có lâu rồi nhưng thực tế liên kết vùng tại một số tỉnh vẫn chỉ thực hiện trên giấy tờ là chính, còn việc triển khai rất cần có hạ tầng để các tỉnh có thể liên kết với nhau.

Vừa qua, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, việc liên kết tiểu vùng tại một số tỉnh Đồng Tháp Mười như Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp là mô hình rất thiết thực, cụ thể là liên kết về hạ tầng, liên kết về chuỗi tiêu thụ sản phẩm nhất là nông sản.

Khi làm việc này, tỉnh cũng kiến nghị là cần thúc đẩy với vai trò và sự vào cuộc của các Bộ, ngành Trung ương trong việc huy động vốn, đầu tư các công trình mang tính chất kết nối giữa các tỉnh.

- Vậy làm nông nghiệp công nghệ cao như ông nói, nhiều doanh nghiệp cũng đã khởi động, nhưng để giải quyết câu chuyện nông dân "tự bơi" với các sản phẩm của mình, theo ông cần những chính sách gì?

Đại biểu Lê Công Đỉnh: Tôi có nói vấn đề này, nếu như chúng ta không liên kết tổ chức lại sản xuất thì nông dân sẽ phải "tự bơi" và ở đây vai trò của nhà nước rất quan trọng, cần có tuyên truyền nhất là các điều kiện về hội nhập cho nông dân.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện thúc đẩy cho doanh nghiệp trong việc hướng nông dân thoát khỏi tập quán canh tác nhỏ lẻ, tự phát và chỉ có liên kết thì mới hiệu quả, cũng như nâng cao được giá trị và chất lượng nông sản trên diện tích canh tác của mình.

- Thưa ông còn vấn đề nông nghiệp công nghệ cao, việc tiếp cận vốn thế nào?

Đại biểu Lê Công Đỉnh: Có 3 nguồn vốn chính, ngoài ngân sách Nhà nước tập trung cho hạ tầng và hỗ trợ ban đầu cho các vùng nông nghiệp công nghệ cao thì cần thúc đẩy nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và người dân.

Ngoài ra là vốn tín dụng làm sao để có chính sách giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao.

- Việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần thích ứng thế nào trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Đồng bằng sông Cửu Long, thưa ông?

Đại biểu Lê Công Đỉnh: Theo tôi, rất cần các công trình để chống xâm nhập mặn. ​​Tôi nghĩ vấn đề cần có vai trò của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương để điều hành chung và đầu tư đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả các công trình này.

- Rõ ràng nông nghiệp công nghệ cao phải gắn với bảo vệ môi trường ngay từ đầu, ông có thể nói cụ thể hơn vấn đề này?

Đại biểu Lê Công Đỉnh: Vấn đề nông nghiệp công nghệ cao phải xuất phát từ nông nghiệp hữu cơ (nông nghiệp sạch), tức là các quy trình sản xuất phải gắn chặt với bảo vệ môi trường, đây là tiêu chí bắt buộc với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cũng như quy trình VietGap hoặc GlobalGap.

Phải tuyên truyền cho người dân hiểu được các tiêu chí đó để họ thực hiện, ở Long An cũng làm theo hướng phát triển các mô hình mẫu để nông dân thấy được hiệu quả rõ ràng và làm theo, chứ không thể tuyên truyền bằng cách nói miệng.

- Hiện nhiều nông dân khi làm theo ​các mô hình ​như VietG​AP... nhưng đầu ra vẫn rất khó khăn, vậy theo ông để áp dụng thành công mô hình nông nghiệp công nghệ cao như ông nói thì cần những vấn đề gì?

Đại biểu Lê Công Đỉnh: Đúng vậy, trong lĩnh vực nông nghiệp, điều mà người nông dân quan tâm là khi người ta sản xuất theo mô hình VietG​AP nhưng khi bán ra thì giá các sản phẩm này không có chênh lệch lớn so với các sản phẩm không sản xuất theo quy trình trong khi chi phí để làm theo mô hình VietG​AP rất cao làm cho người nông dân nản và không tái đầu tư.

Trong giai đoạn hiện nay nền nông nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu rất quyết liệt nhưng vẫn phải có thời gian. Bản thân tôi cũng có đề xuất chúng ta phải phân loại thị trường và hướng người nông dân vào các phân khúc cụ thể.

Ví dụ như, để bán vào siêu thị phải có tiêu chuẩn nào, bán cho tổng hàng thì tiêu chuẩn nào và bán cho các chợ truyền thống cũng vậy, tất cả phải đáp ứng yêu cầu về An toàn vệ sinh thực phẩm.

Phải phân loại thị trường để hướng người nông dân sản xuất, chứ không phải nơi nào cũng áp dụng mô hình VietG​AP hay GlobalG​AP thì nguồn lực sẽ không đủ, điều này rất quan trọng đối với nhà nước và doanh nghiệp, chắc chắn người nông dân sẽ không làm được.

- Nhiều người dân vẫn chưa được thưởng thức và biết đến các sản phẩm trái cây miền Nam, vậy theo ông có suy nghĩ thế nào?

Đại biểu Lê Công Đỉnh: Tôi nghĩ việc xây dựng thương hiệu vẫn là yếu tố hàng đầu. ​Tiếp đến cần làm được chỉ dẫn địa lý, ​khi có chỉ dẫn địa lý thì chỉ cần nhắc đến tên sản phẩm nào thì người tiêu dùng sẽ biết được sản phẩm là của địa phương đó.

Tiềm năng nông nghiệp của chúng ta rất lớn, quan trọng là chúng ta có khai thác được các lợi thế hay không. Do vậy, xây dựng thương hiệu phải gắn với chỉ dẫn địa lý để các sản phẩm nông sản có thể đi đến được với người ​tiêu dùng.

- Xin cảm ơn ông./.

TTXVN

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Khoa học và công nghệ góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành nông nghiệp

(ĐCSVN) - Bộ NN&PTNT và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký kết chương trình phối hợp, xây dựng và trình Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, các chương trình khoa học công nghệ đặc thù phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Cuối tuần, giá vàng bật tăng

(ĐCSVN) - Sáng nay (26/6), giá vàng thế giới và trong nước đảo chiều tăng mạnh.

Giá xăng, dầu tăng hơn 700 đồng/lít

(ĐCSVN) - Liên Bộ Công Thương – Tài chính vừa thông báo điều chỉnh giá xăng, dầu áp dụng từ 15h ngày 26/6. Theo đó, giá xăng tiếp tục tăng hơn 700 đồng/lít.

Sâu, bệnh gây hại ít ở đầu vụ sản xuất lúa Hè Thu 2024   

Mặc dù sâu, bệnh gây hại trên lúa Hè Thu 2024 có tăng so với tuần trước nhưng tỷ lệ nhiễm và mật độ gây hại thấp, chủ yếu là bệnh đạo ôn lá, sâu đục thân, rầy phấn trắng, nông dân cần chủ động phòng ngừa.

Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, kinh tế hợp tác (KTHT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Cây khóm trên đất Thủ Thừa

Cây khóm dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư thấp lại ít sâu, bệnh. Đặc biệt, cây khóm chịu phèn, mặn rất tốt nên phù hợp trồng ở vùng “rốn phèn”.

Hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tân Hưng   

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp ngành Nông nghiệp huyện Tân Hưng tổ chức triển khai mô hình điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP lúa vụ Hè Thu 2024 tại huyện Tân Hưng.

Nỗ lực phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể   

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai các giải pháp xây dựng, phát triển HTX

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đạt 159.200 tỉ đồng 

(CT) - Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - Chi nhánh TP Cần Thơ, ước đến cuối tháng 4-2024, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thành phố đạt 159.200 tỉ đồng, tăng 1,76% so với tháng 12-2023

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Agribank dành hơn 180.000 tỉ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh 

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô
Top