Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Kiểm soát tốt dịch bệnh để phục hồi nền kinh tế

(ĐCSVN) - Dịch bệnh COVID-19 đã và đang tác động đến nền kinh tế của nước ta. Điều này, thể hiện rõ qua các chỉ số trong các tháng vừa qua của năm 2020. Vấn đề đặt ra là cần sớm có các nhóm giải pháp để kiểm soát được dịch bệnh, tạo điều kiện cho hoạt động, sản xuất kinh doanh được trở lại bình thường.

(ĐCSVN) - Dịch bệnh COVID-19 đã và đang tác động đến nền kinh tế của nước ta. Điều này, thể hiện rõ qua các chỉ số trong các tháng vừa qua của năm 2020. Vấn đề đặt ra là cần sớm có các nhóm giải pháp để kiểm soát được dịch bệnh, tạo điều kiện cho hoạt động, sản xuất kinh doanh được trở lại bình thường.

 Hoạt động du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. (Ảnh minh họa: BT)

Dịch COVID-19 ngày càng lan nhanh trên thế giới, tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 7 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 285,12 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 145,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2%; nhập khẩu đạt 139,33 tỷ USD, giảm 2,9%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2020 chỉ tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, không đạt được mức tăng đột phá trong thời kỳ COVID-19 như tháng 6/2020. Tính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,6% - mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn, bất ổn do dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu dẫn đến chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào bị gián đoạn. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng giảm sâu hoặc tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tiến độ thu ngân sách Nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 7/2020 đạt thấp so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động du lịch tuy mới có tín hiệu phục hồi trở lại nhưng tiếp tục quay trở lại vòng khó khăn khi dịch bùng phát trở lại. Ghi nhận lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 7 đạt 13,9 nghìn lượt người, tăng 58,7% so với tháng trước, chủ yếu là khách quốc tế nhập cảnh bằng đường bộ nhưng vẫn giảm 98,9% so với cùng kỳ năm 2019 do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế. Tính chung 7 tháng năm nay, khách quốc tế đến nước ta chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 61,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là khi xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng đặt ra cho nền kinh tế những khó khăn mới khi chưa kịp phục hồi từ đợt dịch lần trước.

Theo Viện Hàn lân Khoa học xã hội Việt Nam, để tạo điều kiện phục hồi nền kinh tế, giải pháp tiên quyết đầu tiên là cần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Trong đó, tăng cường kiểm soát người nhập cảnh trái phép vào nước ta. Những người nhập cảnh bằng đường chính ngạch hợp pháp đều phải cách ly 14 ngày và được tiến hành kiểm tra y tế cẩn thận để đảm bảo người từ bên ngoài vào trong nước không mắc COVID-19. Khoanh vùng dịch để đảm bảo dịch bệnh không lan rộng. Dập dần khả năng lan rộng số ca mắc COVID-19 qua việc xét nghiệm, điều trị và thông qua biện pháp tuyên truyền người dân phòng chống COVID-19.

Để làm được điều này cần chú ý đến yếu tố then chốt là sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng và sự đồng thuận, quyết tâm cao của người dân như trong đợt dịch trước, đây là cơ sở quan trọng để kiểm soát tốt đợt bùng phát dịch lần này.

Thúc đẩy tiêu dùng phụ thuộc rất lớn và tình hình kiểm soát dịch bệnh. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, lao động tự do sẽ hồi phục các hoạt động kinh tế, tạo ra thu nhập cho người dân và từ đó lại thúc đẩy tăng tiêu dùng. Ngoài ra, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt như đợt trước thì các hoạt động du lịch, ăn uống, nghỉ dưỡng sẽ nhộn nhịp trở lại, góp phần làm tăng tiêu dùng chung của nền kinh tế. Như vậy, giải pháp quan trọng thúc đẩy tiêu dùng là kiểm soát tốt dịch bệnh, hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp trên thế giới. Vì thế, việc suy giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài mang tính khách quan, khó có thể có chính sách làm gia tăng đầu tư FDI trong bối cảnh hiện nay, nhất là trong ngắn hạn. Thay vào đó, các cơ quan chức năng cần có giải pháp theo hướng duy trì đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Do vậy, cần thiết hỗ trợ đầu tư tư nhân qua việc giảm lãi suất, giảm các loại thuế, phí, chậm nộp thuế và bảo hiểm xã hội, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa. Thúc đẩy triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, nhất là thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó dịch COVID-19.

Đặc biệt, cần quan tâm tới giải pháp thúc đẩy xuất khẩu. Với tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới chưa có dấu hiệu suy giảm, nếu đảm bảo được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dương của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào các tháng cuối năm 2020, khả năng sẽ góp phần tích cực để Việt Nam hoàn thành mục tiêu tăng trưởng.

Vì vậy, trước mắt cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong khi đó tiếp tục chờ đợi dịch COVID-19 được kiểm soát trên phạm vi thế giới để hoạt động sản xuất và xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được phục hồi. Để làm được điều này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhận được sự hỗ trợ thông qua các chính sách tiền tệ (lãi suất thấp) và tài khóa (giảm thuế, phí) cũng như tạo thuận lợi, minh bạch, công bằng trong cơ chế chính sách để các doanh nghiệp dễ dàng thúc đẩy xuất khẩu nếu có cơ hội./.

BT

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Bình Đại chú trọng phát triển kinh tế biển

(ĐCSVN) – Huyện Bình Đại (Bến Tre) xác định, trong giai đoạn 2020- 2025, huyện sẽ tập trung phát triển kinh tế biển. Trong đó, chú trọng phát triển lĩnh vực nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ và trở thành huyện trung tâm của tỉnh trong nuôi tôm biển công nghệ cao...

Bình Đại chú trọng phát triển kinh tế biển

(ĐCSVN) – Huyện Bình Đại (Bến Tre) xác định, trong giai đoạn 2020- 2025, huyện sẽ tập trung phát triển kinh tế biển. Trong đó, chú trọng phát triển lĩnh vực nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ và trở thành huyện trung tâm của tỉnh trong nuôi tôm biển công nghệ cao...

Bình Đại chú trọng phát triển kinh tế biển

(ĐCSVN) – Huyện Bình Đại (Bến Tre) xác định, trong giai đoạn 2020- 2025, huyện sẽ tập trung phát triển kinh tế biển. Trong đó, chú trọng phát triển lĩnh vực nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ và trở thành huyện trung tâm của tỉnh trong nuôi tôm biển công nghệ cao...

Bình Đại chú trọng phát triển kinh tế biển

(ĐCSVN) – Huyện Bình Đại (Bến Tre) xác định, trong giai đoạn 2020- 2025, huyện sẽ tập trung phát triển kinh tế biển. Trong đó, chú trọng phát triển lĩnh vực nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ và trở thành huyện trung tâm của tỉnh trong nuôi tôm biển công nghệ cao...

Thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro

(ĐCSVN) - Ngày 15/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Trồng chuối cấy mô thu nhập 10 triệu đồng/tháng

Thời gian qua, mô hình Trồng chuối cấy mô mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân tại xã Tân Bình, huyện Tân Trụ. Trong đó, ông Tôn Thọ Phát (xã Tân Bình) là một trong những người thành công với mô hình này.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...

Chú trọng bảo đảm an toàn cho người lao động

Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra từ ngày 01 đến 31/5/2024 với nhiều hoạt động như tuyên truyền chính sách, pháp luật; tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp; khen thưởng doanh nghiệp.
Top