Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Mấu chốt để huy động nguồn lực PPP

Việt Nam đang đứng trước nhu cầu "bùng nổ" về đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng song lại phải đối mặt với một thách thức rất lớn và khó khăn, đó là nguồn lực đầu tư đang rất hạn hẹp.

Sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang bắt đầu tiến trình tái khởi động và phục hồi nền kinh tế. Theo các chuyên gia kinh tế, thời điểm này, Việt Nam đang đứng trước nhu cầu "bùng nổ" về đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng song lại phải đối mặt với một thách thức rất lớn và khó khăn: đó là nguồn lực đầu tư đang rất hạn hẹp, kể cả nguồn lực của Chính phủ, cũng như của khu vực kinh tế tư nhân.

Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV được xem là sẽ giải tỏa nút thắt thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân.

Qua nhiều khảo sát, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành ở giai đoạn trước, trong và sau dịch COVID-19, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, lúc này, đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng rủi ro hơn rất nhiều. Đại dịch, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và sự thay đổi địa chính trị, kinh tế trên thế giới đang khiến cho các dự án đầu tư theo hình thức PPP trở nên rủi ro hơn rất nhiều. Đó là lý do vì sao các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn, kéo theo đó là sự cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng trở nên gay gắt hơn rất nhiều so với trước đây.

"Đã tới lúc, tư duy hoạch định chính sách về phương thức PPP cần phải được thay đổi. Không thể bê nguyên xi như 6 hay 7 tháng trước so với thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh", ông Lộc nhấn mạnh. Để có thể tăng cường tính khả thi, các dự án PPP cần phải được dỡ bỏ những rào cản để bảo đảm cho sự linh hoạt, khả năng chống chịu cao và sự phối hợp lợi ích giữa các bên tham gia cũng cần phải hài hòa hơn so với trước đây.

Tuyến cao tốc Hạ Long-Vân Đồn (Quảng Ninh) với tổng chiều dài gần 60km.
(Ảnh: TTXVN ) 

"Giờ không phải là lúc có thể siết chặt các quy định về PPP, mà cần phải dỡ bỏ những rào cản để bảo đảm cho cả khu vực Nhà nước cũng như khu vực đầu tư tư nhân có thể linh hoạt, thích ứng với cạnh  tranh, chia sẻ được rủi ro và cùng hưởng lợi trong đầu tư". Gút lại vấn đề xây dựng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, ông Lộc bình luận, phải kiến tạo một hành lang pháp lý phù hợp, chuẩn mực và dễ thích ứng để việc thu hút nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng được nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả.

Đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á, ông Đào Việt Dũng, Chuyên gia cao cấp về quản lý Nhà nước và PPP (ADB) cho biết, thực tiễn của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, về đầu tư PPP, các nước đều quy định linh hoạt vì nhu cầu của họ rất đa dạng. Tùy từng thời kỳ nên họ chỉ quy định theo hướng chọn bỏ. Trong khi đó, Việt Nam lại chủ trương thu hẹp.

Theo quan điểm cá nhân, vị chuyên gia bày tỏ, nếu Việt Nam đi sâu vào việc cụ thể hóa các quy định và chính sách, có thể sẽ khiến lĩnh vực ấy trở nên "xơ cứng", không linh hoạt. Việc xây dựng hành lang pháp lý cho phương thức đầu tư PPP nên để mở và linh hoạt hơn. Theo đó, nên để Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện và quy định của từng dự án, trong từng thời kỳ.

Bàn về vấn đề tài chính cho các dự án PPP, theo ông Dũng, đây là khâu quyết định sự thành bại của mỗi dự án. Do đó, việc chuẩn bị dự án mà phải nằm trong xét duyệt của ngân sách 5 năm thì "theo kinh nghiệm của ADB trong việc hỗ trợ chuẩn bị dự án, chúng tôi gặp nhiều khó khăn liên quan tới vấn đề này. Nhất là với những dự án có phần đóng góp của Chính phủ thì để dự án được khả thi, nên có dòng ngân sách riêng cho dự án PPP", ông Dũng đề xuất.

Vị chuyên gia này cho rằng, không phải hoàn toàn là dự án đầu tư công. Nếu "trói" vào kế hoạch đầu tư công trung hạn thì sẽ thiếu sự linh hoạt và khó khăn trong quản lý. Có dòng ngân sách riêng sẽ linh hoạt hơn, lại có quản lý riêng cho loại hình này. Như thế sẽ có chế tài cụ thể để kiểm soát, bảo đảm khả năng quản trị của Bộ Tài chính. Qua đó tạo điều kiện để việc triển khai dự án dễ đi tới thành công. Đây cũng là biện pháp để thúc đẩy các dự án PPP mà không bị "quá" gắn kết hay ràng buộc hoàn toàn với ngân sách Nhà nước.

"Khi có dòng ngân sách riêng, nhà đầu tư sẽ thấy được Chính phủ có các cam kết rõ ràng, linh hoạt, sẽ khiến họ an tâm rất nhiều. Đồng thời, phía các ngân hàng khi cho vay với rủi ro thấp thì họ cũng sẽ dễ cho vay hơn, chi phí thấp hơn. Bên cạnh việc có dòng ngân sách riêng, cần có sự tăng cường quản trị, giám sát của Bộ Tài chính trong quá trình này", ông Dũng khuyến nghị.

Ông Đoàn Giang, Chuyên gia PPP của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết, 80% vốn của mỗi dự án PPP là từ ngân hàng nên các ngân hàng quan tâm tới việc bảo đảm quyền lợi của họ. Do đó, vấn đề quyền của ngân hàng cần phải được thiết lập trong các quy định pháp lý về PPP. Phải làm sao để cho họ thấy có khả năng thu hồi vốn và có quyền tham gia, được bảo đảm quyền lợi theo luật định.

Xung quanh câu chuyện cơ chế vốn các dự án PPP, ông Trần Duy Hưng, Giám đốc Công ty tư vấn Monitor Consulting khẳng định, khi tham gia dự án, phần vốn của Nhà nước chỉ là vốn mồi nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy dự án. Nếu nhìn xuyên suốt quá trình phát triển các văn bản pháp luật liên quan đến những dự án cơ sở hạ tầng theo phương thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) trong suốt thời gian trước cho đến nay, quy trình phân bổ lập vốn cho dự án PPP không có nhiều thay đổi; việc bổ sung vốn dự phòng cho dự án không nằm trong danh mục.

Gần như ở các dự án đã triển khai, Nhà nước chỉ tham gia với vai trò giải phóng mặt bằng. Chưa có dự án nào sử dụng vốn hỗ trợ xây dựng. Từ thực tế tư vấn cho các nhà đầu tư, ông Hưng cho hay, các nhà đầu tư đều đặt câu hỏi: nếu lập vốn PPP từ đầu tư công trung hạn thì vốn hỗ trợ xây dựng có tồn tại ở Việt Nam hay không? Việc phân bổ vốn đầu tư công trung hạn như hiện nay là rất thiếu linh hoạt, khó quản lý rủi ro về tài khóa. Vì thế, nên có quỹ hoặc dòng ngân sách riêng cho các dự án PPP mới mong việc thu hút nguồn lực, nguồn vốn từ các thành phần kinh tế sẽ nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả.

Trước những thách thức về nguồn lực để thúc đẩy các dự án PPP tại Việt Nam trong bối cảnh mới, đồng tình với nhiều quan điểm của các chuyên gia kinh tế nghiên cứu về vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, song song với việc hoàn thiện thể chế pháp luật về phương thức đầu tư hợp tác công tư thì việc triển khai các bước chuẩn bị cho dự án PPP cũng cần phải được thực hiện nghiêm túc bởi các bên tham gia. Nhất là trong việc tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư phải đảm bảo tính  cạnh tranh và minh bạch. Đây chính là cách thức tốt nhất có thể thu hút các nhà đầu tư nghiêm túc và đem lại hiệu quả cao nhất cho lợi ích quốc gia và người dân - người sử dụng.

Từ thực tiễn thực hành PPP, ông Lộc cho hay ở Quảng Ninh, có đến trên 62% vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng là từ khu vực tư nhân. Riêng các dự án PPP thì 1 đồng vốn đầu tư của Nhà nước sẽ kéo theo 8, 9 đồng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Đây là mô hình rất tốt để các địa phương khác có thể học hỏi và rút kinh nghiệm trong việc huy động nguồn lực cho các công trình cơ sở hạ tầng.

Việc quy định hạn chế lĩnh vực đầu tư PPP như cách làm hiện nay đang là một rào cản thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Do đó, theo ông Lộc, cần mở rộng lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP. Điều này không có nghĩa là nguồn lực của Nhà nước sẽ bị dàn trải. Việc mở rộng hoặc thậm chí không hạn chế lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động tối đa nguồn lực tài chính, công nghệ, kỹ thuật của khu vực tư nhân, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các dự án cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công của quốc gia trong thời gian tới./.

Thạch Huê/TTXVN

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh?

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI họp ngày 11/4/2024, Cục trưởng Cục Thống kê - Nguyễn Văn Chuẩn đã có bài phát biểu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và quy mô nền kinh tế quí I/2024 của tỉnh Long An;

Top 10 sân bay đông khách nhất thế giới

Tổng số hành khách đi máy bay toàn cầu năm 2023 đạt gần 8,5 tỉ và đem lại những con số khổng lồ cho các sân bay lớn nhất thế giới.

Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu hàng hóa

Với sự phục hồi tích cực từ thị trường, các đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) gia tăng, hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đã có những dấu hiệu khởi sắc, nhất là trong những tháng đầu năm 2024.

Bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống

(ĐCSVN) - Bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực người dân Việt Nam.

Các trường hợp đất quốc phòng kết hợp xây dựng kinh tế không phải nộp tiền sử dụng đất

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 26/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

Hải Dương phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại, quy mô kinh tế lớn

(ĐCSVN) - Quy hoạch tỉnh sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Tái cấp vốn tối đa 4.000 tỷ đồng các tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines vay

(ĐCSVN) - Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam, không có tài sản bảo đảm trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng và số tiền cho vay của các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với VNA theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ. Tổng số tiền giải ngân tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng.

Xây dựng nông thôn phát triển hài hòa và bền vững 

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở TP Cần Thơ diễn ra mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày, đời sống người dân cải thiện đáng kể.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao - Long An trở thành vựa lúa lớn

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây...

Long An phát động chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An phối hợp tổ chức Lễ phát động Chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng năm 2024 lần thứ tư tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An..

Tập trung diệt chuột để bảo vệ sản xuất

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã ban hành văn bản về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột, bảo vệ sản xuất trồng trọt.

Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây

Giá heo hơi hôm nay giữ được ổn định ở khu vực phía bắc nhưng giảm nhẹ ở các tỉnh phía nam. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước đang rất thấp, gây nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Phối hợp kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính, ngân sách 

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa KTNN và Thường trực HĐND, UBND 6 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, giai đoạn 2013-2023.

Rà soát, chuẩn bị mọi mặt đảm bảo Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên tại TP Cần Thơ thành công tốt đẹp 

(CT) - Chiều 6-5, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, chủ trì cuộc họp với UBND TP Cần Thơ và Ban tổ chức Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên (HSSV) lần thứ VI năm 2024 tại TP Cần Thơ về công tác chuẩn bị Ngày hội.

Doanh thu quý I của Bách hóa xanh đạt hơn 9.100 tỉ đồng 

(CT) - Theo Báo cáo tình hình kinh doanh công bố mới đây của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG), doanh thu lũy kế của Bách hóa xanh (thuộc MWG), quý I năm 2024 đạt hơn 9.100 tỉ đồng, tăng 44% so với quý I năm 2023.

Tập trung phát triển kinh tế - xã hội an toàn, bền vững 

Những tháng đầu năm 2024, hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện Vĩnh Thạnh được đánh giá phát triển ổn định, bền vững. Trong đó có nhiều lĩnh vực tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, tạo đà phát triển cho những tháng tiếp theo trong năm 2024.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao chặng Sài Gòn - Ðà Nẵng 

Sáng 27-4, tại ga Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), Tổng Công ty Ðường sắt Việt Nam đã khai trương đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 ( chặng Sài Gòn - Ðà Nẵng), phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4, 1-5
Top