Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nâng cao chất lượng dạy, học tiếng Anh: Cần tạo động lực cho người học

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết thời gian qua, dù ngành giáo dục đã có nỗ lực để cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ song kết quả vẫn chưa như mong muốn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết thời gian qua, dù ngành giáo dục đã có nỗ lực để cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ song kết quả vẫn chưa như mong muốn.

Thí sinh tại điểm thi Trường Trung học cơ sở Colette (quận 3) trao đổi về bài thi môn tiếng Anh chiều 2/6/2019. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh - một trong hai môn có số điểm trung bình thấp nhất kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019.

Kết quả thi phân hóa theo vùng miền

Ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Hàng năm, Bộ đều phân tích kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia, trong đó có môn tiếng Anh để đánh giá chất lượng giáo dục và có những điều chỉnh việc dạy-học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.

Phân tích phổ điểm thi môn tiếng Anh từ 2017-2019 cho thấy, điểm trung bình của học sinh cả nước trong 3 năm đều dưới 5,0 điểm; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ từ 3,0 đến 3,4 điểm. Kết quả thi có sự phân hóa theo vùng miền. Trong khi những địa phương khó khăn thuộc vùng núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Hà Giang, Sơn La, Hậu Giang… nhiều năm xếp cuối về điểm trung bình cả nước thì những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… lại đứng đầu. Điểm trung bình của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu đều từ 5-6 điểm, cao hơn mức chung của cả nước. Tỷ lệ điểm dưới trung bình, điểm từ 8 trở lên cũng có sự phân hoá theo địa phương.

Ông Sái Công Hồng đánh giá kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia môn tiếng Anh của học sinh cả nước năm 2019 đã có chuyển biến tích cực nhưng chủ yếu vẫn ở các tỉnh, thành phố lớn. Khu vực khó khăn như miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long, điểm thi gần như không thay đổi.

Nhìn nhận phổ điểm thi từ góc độ hệ đào tạo, ông Đặng Hiệp Giang, chuyên viên môn tiếng Anh, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết hiện nay, chương trình đào tạo ngoại ngữ ở bậc phổ thông vẫn đang tồn tại hai hệ: 7 năm (từ lớp 6) và 10 năm (từ lớp 3). Hệ 10 năm chủ yếu được triển khai ở những tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển. Qua thống kê và đánh giá, học sinh hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn học sinh hệ 7 năm. Như vậy, vấn đề khác biệt hệ đào tạo là một nguyên nhân dẫn tới chất lượng học sinh không đồng đều, kết quả thi không đồng đều. Vấn đề đặt ra là phải triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm rộng khắp hơn.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Hiệp Giang, để triển khai được rộng khắp hệ 10 năm, cần một đội ngũ giáo viên có chất lượng, trong khi thực tế, chất lượng giáo viên hiện nay không đồng đều. Ở những tỉnh khó khăn, trình độ giáo viên còn hạn chế, ngoài ra, có xu hướng là giáo viên dạy tiếng Anh giỏi ở các vùng khó khăn sau một thời gian công tác sẽ chuyển về những những thành phố lớn, có điều kiện tốt hơn.

Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, thông tin thêm theo khảo sát, điểm trung bình thi Trung học phổ thông quốc gia của học sinh học hệ 10 năm cao hơn học sinh hệ 7 năm xấp xỉ 2 điểm. Điều này cho thấy, để nâng cao chất lượng môn Ngoại ngữ, học sinh cần được tiếp cận với môn học này càng sớm càng tốt. Hiện nay, ngoài việc xây dựng và chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non, trẻ em càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ càng tốt.

Tuy nhiên, cùng chung lo lắng về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, bà Hữu cho rằng, rất cần có vai trò xã hội hóa, sự hỗ trợ của các trung tâm ngoại ngữ trong đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu, vùng xa.

Xã hội hóa nguồn lực cho dạy học ngoại ngữ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng ngoại ngữ và công nghệ thông tin là hai công cụ góp phần thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển. Thời gian qua, dù ngành giáo dục đã có nỗ lực để cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ song kết quả vẫn chưa như mong muốn. Vì vậy, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là việc vừa trước mắt, vừa lâu dài nhưng không thể chậm trễ hơn nữa.

Theo Bộ trưởng, học tiếng Anh là quá trình, không thể nóng vội và còn tùy theo mục đích, điều kiện đầu tư, động lực của người học. Chúng ta chấp nhận sự đa dạng, không cào bằng về trình độ tiếng Anh, nhưng nếu ngay ở bậc phổ thông có thể đào tạo căn bản được tiếng Anh thì những cấp học cao hơn sẽ không mất nhiều công sức.

Đánh giá nội dung, phương pháp, học liệu tiếng Anh thời gian qua đã có cố gắng để đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, Bộ trưởng nhấn mạnh cần có nguồn lực xã hội hóa từ các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và khai thác tốt nguồn lực này vào các trường phổ thông, trong đó có việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Chất lượng dạy và học tiếng Anh phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên, lâu nay chuẩn hóa giáo viên vẫn theo nguyên tắc nặng bằng cấp, nhẹ thực hành. Do đó, phải từng bước hoàn hiện quy trình chuẩn hóa. Giáo viên cần tăng cường giao lưu với giáo viên nước ngoài, nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.

Bộ trưởng cũng lưu ý đến nguồn học liệu mở, học liệu số hóa để mọi người có thể linh hoạt học mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, cần phát triển một hệ thống khảo thí chuẩn, có thể kiểm tra trình độ Anh ngữ chính xác, đồng đều, tránh tình trạng mỗi bên một kiểu như hiện nay.

Lớp học dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh vùng khó ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Vấn đề quan trọng nhất là tạo được động lực cho người học, khi người học nhận thấy học ngoại ngữ là cần thiết cho việc đi thi, đi làm, giao tiếp hay để biết thêm một ngôn ngữ, việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn và có chất lượng.

Là địa phương có điểm trung bình tiếng Anh trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia cao nhất cả nước (2017 là 5,92 điểm, 2018 là 5,06 điểm, 2019 là 5,79 điểm), đồng thời luôn đứng đầu về tỷ lệ thí sinh có điểm từ 8 trở lên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chất lượng tiếng Anh của học sinh thành phố tốt nhờ khá nhiều từ các trung tâm ngoại ngữ. Cả thành phố có 700 trung tâm ngoại ngữ, hầu hết học sinh học thêm ngoại ngữ ở bên ngoài trường học, chỉ có một số học sinh vùng ven đô thị có điều kiện kinh tế khó khăn mới không tham gia học thêm.

Bên cạnh đó, hiện nay, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ đã vào trường học tham gia giảng dạy, nhu cầu giáo viên bản ngữ của thành phố hiện rất lớn. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố sẵn sàng hỗ trợ để có chính sách đưa giáo viên bản ngữ vào dạy ở các trường phổ thông.

Khảo sát chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2012 cho thấy, chỉ có khoảng 5% giáo viên đạt yêu cầu, thành phố đã dùng ngân sách nhà nước để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế, đến nay có 70% giáo viên đạt chuẩn./.

Theo TTXVN

Chăm bồi, giáo dục đội viên, thiếu nhi phát triển toàn diện 

Trải qua 83 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự dìu dắt của tổ chức Đoàn và sự chăm lo của toàn xã hội, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, thiếu niên, nhi đồng cả nước nói chung và TP Cần Thơ nói riêng đã và đang tiếp bước cha ông

Thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 

(CT) - Thực hiện Quyết định số 1266/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc phê duyệt Phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ có ý kiến

Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục 

Trong thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý và dạy học được xem là giải pháp đột phá. Tại TP Cần Thơ, việc ứng dụng CNTT đã giúp toàn ngành

Ngày hội trải nghiệm, tham quan và nhận quà "Ngôi sao Summer Camp” tại Trường Tiểu học Ngôi Sao 

Thực hiện hoạt động giáo dục chuẩn bị cho năm học 2024-2025, Trường Tiểu học Ngôi Sao hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, tạo sân chơi bổ ích cho trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” tăng cường phối hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường

Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 

(CT) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị giao ban với phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc Sở, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố.

Tuyên dương các điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 

(CT) - Ngày 13-5, Ban Thường vụ Huyện ủy Phong Ðiền tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Kết luận số 01-KL/TW).

Tạo ra nhiều cơ hội học tập 

Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN thành phố vừa tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Ðề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn thành phố.

Sân chơi rèn luyện 

Cùng với những hoạt động khuyến khích, cổ vũ học sinh (HS), sinh viên (SV) học tập, các cấp bộ Đoàn - Hội TP Cần Thơ triển khai nhiều sân chơi giúp bạn trẻ rèn luyện kỹ năng mềm.

Hơn 25 tỉ đồng hỗ trợ sinh viên vượt khó học tốt 

(CT) - Từ năm 2018 đến nay, các cấp Hội Sinh viên TP Cần Thơ vận động các nguồn lực xã hội, trao học bổng với tổng trị giá hơn 25 tỉ đồng, hỗ trợ 3.990 sinh viên vượt khó học tốt trên địa bàn thành phố.

Tạo ra nhiều cơ hội học tập 

Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN thành phố vừa tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Ðề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn thành phố.

Số ca mắc COVID-19 tăng cao, tỷ lệ học sinh học trực tiếp giảm gần 15%

Số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, nếu ngày 14/2, tỷ lệ học sinh đến trường học trực tiếp trên cả nước là 93,71% thì tính đến 17 giờ chiều ngày 22/2, tỷ lệ này giảm xuống còn 78,86%.

Phân luồng học sinh tốt nghiệp THPT, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Công ty TNHH Esuhai tổ chức hội thảo tuyên truyền phân luồng học sinh tốt nghiệp THPT

Chương trình bậc THPT sẽ giảm độ khó từ năm học 2022-2023

Theo các nhà biên soạn Chương trình giáo dục phổ thông mới, ở bậc trung học, môn Toán sẽ giảm bớt các nội dung khó, hàn lâm trong khi môn Ngữ văn sẽ thay đổi về cách tiếp cận.

Bình tĩnh xử lý khi phát hiện F0 trong trường học

Sau hơn 1 tuần trẻ mầm non, học sinh tiểu học trở lại trường học trực tiếp, hoạt động dạy và học tại các trường diễn ra ổn định. Một số trường ghi nhận ca F0 nên phụ huynh có chút lo lắng...

Thực hư việc sách Tiếng Việt lớp 1 bỏ dạy chữ “p’, “q” và các vần khó

Các chữ 'p', 'q' và hàng loạt các vần khó đã không được dạy trong cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 tập 1 của bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống.'
Top