Thứ bảy, 11/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nắng nóng gay gắt không còn là điều bất thường 

Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nắng nóng gay gắt diễn ra khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, sóng nhiệt cao cực đoan sẽ chưa dừng lại và điều này đã được cảnh báo, không còn là điều bất thường.

Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nắng nóng gay gắt diễn ra khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, sóng nhiệt cao cực đoan sẽ chưa dừng lại và điều này đã được cảnh báo, không còn là điều bất thường.

Chính quyền thành phố Manila của Philippines thực hiện dự án hồ bơi di động giúp trẻ em vượt qua nắng nóng. Ảnh: Getty Images 

Những cảnh báo thành sự thật

Trong báo cáo hồi tháng 1-2024, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết kỷ lục nhiệt độ được thiết lập mỗi tháng kể từ tháng 6 đến tháng 12-2023 và xu hướng nóng lên này sẽ tiếp tục trong năm 2024 do hiện tượng El Nino làm khí hậu ấm lên. Cơ quan Khí quyển và Ðại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cũng dự báo, 67% khả năng năm 2024 sẽ ấm hơn năm 2023 và chắc chắn tới 99% rằng năm 2024 sẽ nằm trong nhóm 5 năm nóng nhất từ trước đến nay.

Lãnh đạo WMO, bà Celeste Saulo cảnh báo, hiện tượng El Nino xuất hiện vào giữa năm 2023 có thể khiến Trái đất còn nóng hơn nữa vào năm 2024. “Sự chuyển dịch từ La Nina sang El Nino vào giữa năm 2023 được phản ánh rõ ràng qua sự gia tăng nhiệt độ”, Hãng tin AFP dẫn lời bà Saulo.

“Do El Nino thường có tác động lớn nhất đến nhiệt độ toàn cầu sau khi đạt đỉnh nên năm 2024 có thể còn nóng hơn nữa”, lãnh đạo WMO nói.

Hiện tượng El Nino trở lại vào cuối năm 2023, hơn 3 năm sau khi hiện tượng La Nina xuất hiện trên Thái Bình Dương. Hiện tượng này thường xuất hiện khoảng 3-4 năm/lần và kéo dài 8-12 tháng.

Nắng nóng lên tới gần 50°C

Tại Ấn Ðộ, bang Odisha đã hứng chịu đợt nắng nóng cục bộ ở nhiều nơi vượt quá 40°C, như tại thị trấn Boudh có nhiệt độ cao nhất bang với 44,4°C. Trung tâm Khí tượng Ấn Ðộ dự báo nước này sẽ phải đối mặt với nắng nóng khắc nghiệt đến tháng 6, trong đó các khu vực miền Trung và miền Tây sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tại Philippines, Cơ quan Quản lý dịch vụ thiên văn, địa vật lý và khí quyển (PAGASA) dự báo nhiều khu vực thành phố như Dagupan (tỉnh Pangasinan), Aparri (Cagayan), Infanta (Quezon)... có chỉ số nhiệt ở mức 42°C và 44°C.

Theo kết quả nghiên cứu công bố hôm 18-4 của nhóm nhà khoa học thuộc World Weather Attribution (WWA) chuyên điều tra mối liên hệ giữa hiện tượng nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trên toàn thế giới, đợt nắng nóng gay gắt ở Tây Phi khiến nhiệt độ tăng vọt hơn 45°C vào đầu tháng 4. Nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận vào ngày 3-4 tại Mali với 48,5°C.  Nắng nóng cực độ cũng thiêu đốt nhiều vùng ở Burkina Faso, Niger, Nigeria, Benin, Togo, Ghana, Côte d'Ivoire, Mauritania, Senegal, Gambia, Guinea-Bissau và Guinea.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy một đợt nắng nóng như vậy vẫn còn tương đối hiếm, ngay cả trong điều kiện khí hậu ngày nay nóng lên 1,2°C. Trên khắp khu vực Tây Phi rộng lớn hơn, nhiệt độ ban ngày cao tương tự có thể xảy ra khoảng 30 năm một lần. Tuy nhiên, nhiệt độ ban ngày giống như nhiệt độ ở Mali dự kiến sẽ xảy ra khoảng 200 năm một lần.   

Dù vậy, các nhà khoa học cũng cảnh báo các đợt nắng nóng cực độ như trên sẽ trở nên phổ biến hơn và thậm chí còn nguy hiểm hơn, trừ khi thế giới tránh xa nhiên liệu hóa thạch và các quốc gia nhanh chóng giảm lượng khí thải xuống mức 0. Nếu toàn cầu nóng lên thêm 2°C, như dự báo sẽ xảy ra vào những năm 2040 hoặc 2050, những hiện tượng tương tự sẽ xảy ra thường xuyên hơn gấp 10 lần.

Nhiều kỷ lục về nhiệt độ có thể bị phá vỡ

Hồi năm ngoái, đợt nắng nóng bất thường ghi nhận ngày 18-7 đã khiến nhiệt độ ở nhiều thành phố của Ý đạt mức kỷ lục, trong đó nhiệt độ tại thủ đô Rome lên tới 42°C. Nắng nóng được ghi nhận lên đến 47°C ở khu vực Sardinia và 45-46°C ở Sicily.

Ðến đầu tháng 8-2023, thủ đô Buenos Aires của Argentina ghi nhận nắng nóng bất thường giữa mùa đông với nhiệt độ vượt quá 30°C, mức kỷ lục trong vòng 117 năm qua. Theo Cơ quan Khí tượng quốc gia Argentina, nhiệt độ tại thủ đô của quốc gia Nam Mỹ này ngày 1-8 đạt 30,1°C, phá vỡ mức kỷ lục được ghi nhận ngày 1-8-1942. Ngày 1-8-2023 cũng đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2014 nhiệt độ vào mùa đông ở Nam bán cầu vượt quá 30°C.

  Một nghiên cứu cho thấy một đợt nắng nóng vào năm 2022 có thể đã khiến hơn 70.000 người tử vong trên khắp châu Âu. Trong đó Ý là quốc gia châu Âu ghi nhận số ca tử vong vì nắng nóng cao nhất, với 18.010 người. Theo sau là Tây Ban Nha và Đức với lần lượt 11.324 và 8.173 người. Nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các ca tử vong vì nắng nóng là người trên 80 tuổi và 63% ca tử vong là nữ giới. Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh xác nhận nước này có khoảng 4.500 ca tử vong liên quan đến nắng nóng trong năm 2022.  Chưa có thống kê hay báo cáo về năm 2023. Tuy nhiên, dự báo con số tử vong sẽ cao hơn. Giới chức y tế Pháp cho biết hơn 5.000 người nước này đã tử vong trong đợt nắng nóng mùa hè năm 2023.

Tháng 9-2023, Cục Khí tượng Úc cho biết phần lớn các khu vực ở nước này đã phải hứng chịu đợt nắng nóng bất thường trong mùa xuân. Tại sân bay Sydney Kingsford Smith ở thành phố Sydney, mức nhiệt được ghi nhận lên tới 34,2°C, cao hơn 12°C so với mức trung bình của tháng 9 hàng năm. Ðợt nắng nóng này xảy ra sau khi Cục Khí tượng Úc cho rằng các dấu hiệu về hiện tượng El Nino đang mạnh lên và có thể khiến thời tiết ở nước này nóng hơn và khô hơn.

Các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng khoảng 1,1°C kể từ năm 1880, khiến nhiệt độ cực cao xảy ra thường xuyên hơn, trong khi Trái đất nóng lên làm tăng nguy cơ mưa lớn do bầu khí quyển ấm có thể chứa nhiều nước hơn.

Báo cáo của Cơ quan Biến đổi Khí hậu của Liên minh châu Âu công bố đầu năm 2024 ghi nhận năm 2023 là năm nóng nhất thế giới trong 100.000 năm qua và cũng là năm nắng nóng kỷ lục từ trước đến nay. Tuy nhiên, kỷ lục này có thể sẽ tiếp tục bị phá vỡ ở những năm tiếp theo. Theo báo cáo, năm 2023 là một năm rất đặc biệt về độ nóng, ngay cả khi so sánh với những năm rất nóng khác. Kể từ tháng 6-2023, tháng nào cũng là tháng nóng nhất thế giới được ghi nhận so với tháng tương ứng của những năm trước.

Khi đối chiếu với các hồ sơ dữ liệu khí hậu của những năm trước đó, nhiệt độ của hành tinh năm 2023 đã ấm hơn 1,48°C so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900, khi con người bắt đầu đốt nhiên liệu hóa thạch ở quy mô công nghiệp, đẩy carbon dioxide vào khí quyển. Cần lưu ý rằng Thỏa thuận Paris năm 2015 nhằm mục đích hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức dưới 2°C so với mức tiền công nghiệp, với kịch bản tốt nhất là 1,5°C. Năm 2023 cũng là năm đầu tiên nhiệt độ mỗi ngày nóng hơn 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Giám đốc Cơ quan Biến đổi Khí hậu của Liên minh châu Âu Carlo Buontempo nhấn mạnh, bất chấp sự gia tăng các mục tiêu khí hậu của chính phủ và các công ty, lượng khí thải CO2 thải ra môi trường vẫn ở mức cao kỷ lục vào năm 2023.

“Lịch sử” nắng nóng ở Việt Nam

Ðài khí tượng thủy văn Nam Bộ cho biết, thông thường từ trung tuần tháng 2 hàng năm, Nam bộ sẽ bắt đầu xuất hiện nắng nóng một vài nơi tại các tỉnh miền Ðông. Tuy nhiên, trong năm nay nắng nóng xuất hiện sớm tại các tỉnh Nam bộ, điều này cũng giống như những năm El Nino mạnh (2016 hay 2020).

Riêng mùa nắng năm 2024 giống với tình trạng mùa nắng nóng 1998. Năm 1998, ở Nam Bộ từ cuối tháng 1 đã xảy ra một vài ngày nắng nóng, nhiệt độ một số nơi đạt 35-37°C, tại TP Hồ Chí Minh lên tới 37,4°C. Nắng nóng xảy ra mạnh nhất ở khu vực miền Ðông sau đó lan sang các tỉnh miền Tây. Nắng nóng kéo dài suốt 3 tháng, chỉ xen kẽ một vài ngày nhiệt độ về dưới mức 35°C. Ðây là hiện tượng hiếm thấy ở Nam Bộ. Năm nay, nắng nóng và nắng nóng gay gắt cũng bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 1. Từ đầu tháng 2 bắt đầu xảy ra nắng nóng diện rộng và ghi nhận mức nhiệt độ cao lịch sử đến 38°C ở Biên Hòa (Ðồng Nai). Ðến đầu tháng 3 ghi nhận mức nhiệt cao nhất đến 38,5°C và bước sang đầu tháng 4 vượt 39°C.


ĐỨC TRUNG (Tổng hợp)

Mỹ, Philippines “vai kề vai” trên Biển Ðông 

Ngày 10-5, cuộc tập trận quân sự chung thường niên Balikatan 2024 giữa Mỹ và Philippines kết thúc sau nhiều tuần huấn luyện bắn đạn thật và triển khai vũ khí mới. Cuộc tập trận “Balikatan - Vai kề vai” tiến hành từ ngày 22-4

Đại sứ Israel xé Hiến chương Liên Hiệp Quốc khi các nước ủng hộ Palestine

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ủng hộ Palestine làm thành viên, nhưng Israel phản đối điều này. Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc xé Hiến chương Liên Hiệp Quốc ngay trên bục phát biểu.

Indonesia nâng cảnh báo núi lửa Agung, yêu cầu người dân sơ tán

Theo chuyên gia núi lửa cao cấp của Indonesia Gede Suantika, chính quyền đã phải nâng cảnh báo núi lửa lên mức cao nhất do các dư chấn liên tục xảy ra tại khu vực này.

Pháp đề nghị Hội đồng Bảo An họp khẩn về tình hình Libya

Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Francois Delattre kêu gọi Hội đồng Bảo An cần phải áp đặt các biện pháp mạnh mẽ hơn, kể cả các biện pháp trừng phạt, nhằm chấm dứt tình trạng buôn nô lệ ở Libya.

Pháp đề nghị Hội đồng Bảo An họp khẩn về tình hình Libya

Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Francois Delattre kêu gọi Hội đồng Bảo An cần phải áp đặt các biện pháp mạnh mẽ hơn, kể cả các biện pháp trừng phạt, nhằm chấm dứt tình trạng buôn nô lệ ở Libya.

Vấn đề Brexit: Hạ viện Anh chất vấn Thủ tướng Theresa May

Ngày 30/01, Hạ viện Anh đã tiến hành phiên chất vấn Thủ tướng Theresa May liên quan đến vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Mỹ thất vọng khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chính quyền Venezuela

Bộ Ngoại giao Nga không có ý định sơ tán công dân khỏi Venezuela và tin rằng vẫn còn cơ hội cho nỗ lực ngoại giao tại đây bất chấp khả năng xảy ra xung đột vũ trang.

Trung Quốc có thể cắt các đầu tư vào Thung lũng Silicon do vụ Huawei

Trung Quốc hoàn toàn có thể cắt giảm đầu tư vào Thung lũng Silicon - thủ phủ công nghệ của Mỹ, do những căng thẳng leo thang xung quanh hãng viễn thông lớn nhất thế giới Huawei.

Chiến đấu cơ Su-27 của Nga đánh chặn máy bay trinh sát Thụy Điển

Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/01 thông báo máy bay trinh sát Gulfstream của Thụy Điển đã được phát hiện trên không phận Biển Baltic gần biên giới Nga, và máy bay chiến đấu Su-27 đã được điều tới để đánh chặn máy bay trinh sát này.

Hàn Quốc yêu cầu Nhật đưa chứng cứ trong vụ máy bay đe dọa tàu chiến

Phía Hàn Quốc cho rằng Nhật Bản phải đưa ra tài liệu để chứng minh cho lập luận của mình liên quan tới vụ máy bay tuần tra của nước này dọa tàu chiến của Hàn Quốc ngày 23/1 vừa qua.

Đoàn Việt Nam trao tặng 2 tấn thiết bị y tế cho Thổ Nhĩ Kỳ

Cơ quan ứng phó thảm họa và tình huống khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều phối lô hàng viện trợ về các bệnh viện và trung tâm hỗ trợ y tế, nơi đang rất thiếu thuốc men cũng như các thiết bị y tế cấp cứu.

Ngoại giao Việt Nam - Tinh thần kết nối kinh tế trong ASEAN

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Singapore và Brunei là thông điệp rõ ràng về mong muốn hợp tác, thúc đẩy hợp tác kinh tế, tăng cường gắn kết chính trị với các nước ASEAN.

Việt Nam đặt người dân ở trung tâm chính sách phát triển sau đại dịch

Việt Nam ủng hộ chủ trương thúc đẩy việc làm bền vững cũng như phát triển nền kinh tế-xã hội và đoàn kết, coi đó là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phục hồi sau đại dịch.

Lực lượng quân đội Việt Nam khẩn trương cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ

Mục tiêu tìm kiếm của lực lượng cứu hộ cứu nạn Quân đội Nhân dân Việt Nam là khu vực xã Haci Omer Alpagot, huyện Antakya, tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ, địa bàn này có dân số khoảng 5.200 người.

Việt Nam lấy con người làm trung tâm ứng phó tình trạng nước biển dâng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc cho rằng ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cần có biện pháp toàn diện, lấy con người làm trung tâm.

Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 15 ra thông cáo chung

Các bộ trưởng nhất trí những thành tựu và tiến bộ đạt được trong hợp tác và bảo vệ môi trường trong một loạt các vấn đề, đặc biệt là các ưu tiên và sáng kiến đã thực hiện đảm bảo bền vững môi trường.

Hàn Quốc: Thủ tướng thay tổng thống dự lễ đăng cơ của Nhật Hoàng

Theo Yonhap, các nguồn thạo tin ngày 13/10 cho biết Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon dự kiến sẽ đến thủ đô Tokyo vào tuần tới để tham dự lễ đăng cơ của Hoàng đế Nhật Bản Naruhito.

Ba nhà kinh tế học đã giành giải Nobel Kinh tế năm 2019

Theo thông báo Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, 3 nhà khoa học trên được vinh danh nhờ các công trình nghiên cứu về tình trạng nghèo đói.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không đến viếng đền Yasukuni

Thủ tướng Abe dự kiến sẽ gửi đồ viếng ngôi đền Yasukuni thông qua một quan chức thuộc đảng Dân chủ Tự do của ông, như ông đã thực hiện trong những năm vừa qua đối với lễ hội mùa Xuân và mùa Thu.

Các đại sứ của 27 nước EU ấn định thời gian họp về Brexit

Bất kể kết quả của cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Anh ra sao, các đại sứ 27 nước EU sẽ nhóm họp vào ngày 20/10 tại Brussels để bàn về vấn đề Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Top