Thứ ba, 21/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ngành gỗ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh

(ĐCSVN) - Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng những tháng gần đây, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã ghi nhận mức tăng trưởng liên tục và dự kiến sẽ cán mốc 12 tỷ USD trong năm nay. Đây là điều đáng ghi nhận đối với sự nỗ lực của ngành lâm nghiệp và các doanh nghiệp.

(ĐCSVN) - Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng những tháng gần đây, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã ghi nhận mức tăng trưởng liên tục và dự kiến sẽ cán mốc 12 tỷ USD trong năm nay. Đây là điều đáng ghi nhận đối với sự nỗ lực của ngành lâm nghiệp và các doanh nghiệp.

 Ngành gỗ kỳ vọng vẫn đạt giá trị xuất khẩu cao trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19. (Ảnh minh họa: ĐH)

Lấy lại đà tăng giá trị xuất khẩu

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), 7 tháng năm 2020, lũy kế xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ ước đạt 6,09 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2019. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020, chiếm 84,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Không chỉ riêng 7 tháng, 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đã ghi nhận mức tăng 2,3% so với cùng kỳ.

Ở mặt hàng gỗ dán, nhìn chung, trong 5 năm trở lại đây đạt tốc độ phát triển nhanh với mức tăng trưởng bình quân 31%/năm. Kể từ 2015, đã có 42 dự án FDI đầu tư mới vào ngành công nghiệp gỗ dán của Việt Nam. Trong giai đoạn vừa qua, xuất khẩu gỗ dán từ Trung Quốc sang Mỹ giảm trong khi xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam sang Mỹ lại tăng trưởng mạnh mẽ.

Xuất khẩu gỗ và lâm sản dự kiến sẽ đạt được nhiều kết quả cao hơn nữa khi tham gia vào “sân chơi lớn” – Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Hiệp định đi vào thực thi giúp Việt Nam có thêm 17% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU hưởng thuế 0%. Trong đó, các mặt hàng thuộc mã từ 4401 – 4409, EU áp thuế từ 2 – 4%; các mặt hàng thuộc mã HS 4414/15/18/20/21, EU áp thuế từ 2,5– 4% sẽ hưởng thuế 0% ngay sau khi Hiệp định thực thi. Hiện nay, nhóm các mặt hàng này đang chiếm 10% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Nhóm mặt hàng chiếm 7% tổng giá trị xuất khẩu sang EU, gồm: đồ nội thất sử dụng trong nhà bếp, bộ phận đồ gỗ, đồ nội thất kết hợp với vật liệu khác với mức thuế áp dụng trước Hiệp định là từ 2,7 – 5,6% về 0% khi Hiệp định có hiệu lực. Cơ hội mang lại cho ngành gỗ không chỉ ở góc độ xuất khẩu mà còn ở khía cạnh tiếp cận máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, lợi ích từ nguồn nguyên liệu gỗ tốt, xuất xứ rõ ràng… Cùng với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cũng cần xem xét các tiêu chuẩn áp dụng của thị trường EU, tìm kiếm các đối tác để tận dụng cơ hội rất lớn trước mắt này.

Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi về mức thuế, ông Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cũng lưu ý đến thách thức khi phải đảm bảo thật tốt nguồn gốc xuất xứ, tính hợp pháp của sản phẩm.

“Từ cơ hội lớn này sinh ra việc có thể bị gian lận xuất xứ. Và khi gian lận xuất xứ sẽ bị phạt khi xuất khẩu. Hình thức phạt bằng cách tăng mức thuế nhập khẩu từ Việt Nam sang châu Âu, có thể lên đến vài trăm phần trăm. Thêm một thách thức nữa là nằm ở chính cách làm của chúng ta còn có nhiều vấn đề về liên kết chuỗi cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ của chúng ta chưa theo kịp với thế giới. Hai mặt bằng khác nhau nhưng vào cùng một sân chơi thì đó là vấn đề mà chúng ta phải nỗ lực” – Ông Phạm Văn Điển phân tích.

Để góp phần gỡ khó cho các doanh nghiệp khi tham gia sân chơi này, ông Điển cho biết, Tổng cục Lâm nghiệp đã tham mưu cho Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ xây dựng một Nghị định riêng về chính sách bảo vệ, phát triển rừng cũng như thúc đẩy chế biến xuất khẩu, thương mại lâm sản.

“Đây là một Nghị định khi được hoàn thành vào thời gian tới, khoảng năm 2021, 2022, sẽ là một Nghị định tương đối đầy đủ toàn diện, hệ thống tất cả các khía cạnh mà cần có chính sách cho bảo vệ phát triển rừng cũng như thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển” – Ông Điển cho hay.

Triển vọng giá trị xuất khẩu trong bối cảnh dịch COVID-19

Hiện nay, dưới tác động của dịch COVID-19, nhiều mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu giảm, tuy nhiên, với xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, với sự chuẩn bị của các doanh nghiệp từ đợt ảnh hưởng trước cùng với một số lợi thế, giá trị xuất khẩu của gỗ và sản phẩm gỗ kỳ vọng vẫn sẽ tiếp tục đạt được các con số tăng trưởng cao trong các tháng cuối năm 2020.

 “Với đặc thù và lợi thế của lâm nghiệp, chủ yếu xuất khẩu bằng đường biển, vì vậy, ít bị ảnh hưởng hơn so với các mặt hàng khác đi bằng đường hàng không. Một vấn đề nữa là COVID-19 ảnh hưởng đến năng lực và nhu cầu tiêu thụ, về điều này đã được dự báo, tuy nhiên, tính đến thời điểm nay, xuất khẩu lâm sản vẫn tăng so với năm 2019” - Ông Phạm Văn Điển cho biết.

Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu lâm sản và trong lĩnh vực lâm nghiệp nói chung đã được hỗ trợ theo các gói của Chính phủ ngay từ đợt 1. Bên cạnh đó, những đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp và hiệp hội liên quan đến các khó khăn, tiêu biểu như việc xếp loại sản phẩm gỗ theo các mã số để tính thuế theo đúng quy định của pháp luật và có lợi cho doanh nghiệp đã được các bộ, ngành, trong đó có Bộ NN&PTNT giải quyết.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT đã có những khuyến cáo cho doanh nghiệp, cần đổi mới, sáng tạo và đảm bảo tuân thủ nguồn gốc, xuất xứ. Điều này sẽ giúp tránh được một số rắc rối về mặt thương mại. Về vấn đề này, ông Phạm Văn Điển cho biết, hiện nay, Hàn Quốc, Mỹ đã có điều tra đối với một số doanh nghiệp, về phía Tổng cục Lâm nghiệp đã thông báo và cùng trao đổi các giải pháp để giải quyết.

Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hạn chế việc đi lại, tiếp xúc giữa con người với con người, các doanh nghiệp chế biến gỗ đã sáng tạo khi đã nghĩ ra các hội chợ online, đặt đơn hàng theo online. Trong đó, với các chợ gỗ giới thiệu sản phẩm trên mạng, người mua và người bán đều biết về sản phẩm, các thông tin về quy cách, chế biến xuất khẩu,… Đây là cách làm đã mang lại hiệu quả thấy rõ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản trong thời gian qua, giúp ngành gỗ tiếp tục duy trì việc mua, bán, có thêm các đơn hàng từ phía đối tác. Đây cũng là sự chuẩn bị khởi đầu của ngành công nghiệp tỷ đô này để thích ứng trong các bối cảnh mới.

Về vấn đề này, ông Phạm Văn Điển nhận định: “Thích ứng luôn là suy nghĩ thường trực trong đầu của mọi doanh nghiệp cũng như trong quản lý ngành. Một trong những giải pháp rất quan trọng và cũng là xu thế của thế giới, không hẳn là dưới tác động của COVID-19 nhưng COVID-19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình này. Đó là quá trình chuyển đổi số, quá trình giao dịch online điện tử, để vừa thích ứng với dịch COVID-19 vừa đảm bảo khách quan và thuận lợi chung cho mọi người trong mọi tình huống”.

Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết thêm, ngay từ đầu tháng 3/4, ngành lâm nghiệp đã cùng các hiệp hội, doanh nghiệp bàn các giải pháp để ứng phó với dịch COVID-19. Điều đầu tiên quan trong trong bối cảnh dịch bệnh là đảm bảo an toàn trong các cơ sở sản xuất. Thứ nữa là chủ động để giữ thị trường quốc tế. Điều này ghi nhận cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp với việc 7 tháng năm 2020, xuất khẩu lâm sản vẫn tăng hơn so với cùng kỳ 2019, đạt ngưỡng xấp xỉ 6,1 tỷ USD.

“Với việc giữ được các đơn hàng quốc tế, chúng tôi tin rằng trong năm nay với những giải pháp quyết liệt của Chính phủ, ngành công nghiệp chế biến gỗ vẫn giữ được kim ngạch xuất khẩu cao hơn năm trước từ 1,5-1,7 tỷ USD, đồng nghĩa với việc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng như mọi năm, và đạt ngưỡng khoảng 12 tỷ USD trong năm nay” – Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn cho hay./.

BT

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Kết quả nổi bật trong thực hiện chuyển đổi số ở Long An

(ĐCSVN) - Để thực hiện quá trình chuyển đổi số, tỉnh Long An đã và đang thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để đạt và vượt các chỉ tiêu chuyển đổi số đề ra trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Kết quả nổi bật trong thực hiện chuyển đổi số ở Long An

(ĐCSVN) - Để thực hiện quá trình chuyển đổi số, tỉnh Long An đã và đang thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để đạt và vượt các chỉ tiêu chuyển đổi số đề ra trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Kết quả nổi bật trong thực hiện chuyển đổi số ở Long An

(ĐCSVN) - Để thực hiện quá trình chuyển đổi số, tỉnh Long An đã và đang thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để đạt và vượt các chỉ tiêu chuyển đổi số đề ra trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Kết quả nổi bật trong thực hiện chuyển đổi số ở Long An

(ĐCSVN) - Để thực hiện quá trình chuyển đổi số, tỉnh Long An đã và đang thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để đạt và vượt các chỉ tiêu chuyển đổi số đề ra trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Kết quả nổi bật trong thực hiện chuyển đổi số ở Long An

(ĐCSVN) - Để thực hiện quá trình chuyển đổi số, tỉnh Long An đã và đang thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để đạt và vượt các chỉ tiêu chuyển đổi số đề ra trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Thiệt hại lớn tại “thủ phủ tôm hùm của Việt Nam” do thủy sản chết hàng loạt

Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên), vùng nuôi trồng thủy sản đầm Cù Mông có khoảng 160 hộ nuôi bị thiệt hại với số lượng gần 62 tấn tôm hùm và gần 30 tấn cá nuôi bị chết.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top