Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ngành thủy sản giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 14-16 tỷ USD vào năm 2030

(ĐCSVN) - Theo tờ trình 9361/TTr-BNN-TCTS mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành thủy sản Việt Nam phấn đấu đạt từ 14-16 tỷ USD về giá trị kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030.

(ĐCSVN) - Theo tờ trình 9361/TTr-BNN-TCTS mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành thủy sản Việt Nam phấn đấu đạt từ 14-16 tỷ USD về giá trị kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030.

 Ngành thủy sản Việt Nam hướng đến mục tiêu kim ngạch giá trị xuất khẩu đạt từ 14-16 tỷ USD vào năm 2030 (Ảnh: BT)

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu phát triển ngành thủy sản Việt Nam thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Đến năm 2030, ngành thủy sản hướng đến các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm; tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 7 triệu tấn, sản lượng khai thác 2,8 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD. Đi cùng với đó, ngành thủy sản còn góp phần giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tờ trình của Bộ NN&PTNT cũng nêu rõ, đến năm 2045, phấn đấu đưa ngành thủy sản Việt nam trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến sâu về thủy sản, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới. Đặc biệt, ngành thủy sản giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm, bảo vệ quốc phòng an ninh chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ NN&PTNT có nhiệm vụ quan trọng trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong thực hiện Chiến lược, đồng thời xây dựng các chương trình, đề án, dự án ưu tiên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT hoàn thiện các chính sách về đầu tư, tài chính, tín dụng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Chiến lược. Đặc biệt, tờ trình cũng nêu rõ, các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp trong ngành thủy sản phối hợp với Bộ NN&PTNT tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế, bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm. Đi cùng với đó là việc tham gia xây dựng và phản biện các định hướng chiến lược, giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển thủy sản; tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản, hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ; tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân,…

Theo tờ trình, ngành Thuỷ sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Quy mô ngày càng mở rộng và vai trò cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân, đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đạt tốc độ tăng trưởng cao; quy mô và giá trị sản xuất lớn; có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 cho thấy trong giai đoạn từ 2010-2019: cơ cấu GDP ngành thủy sản trong toàn ngành nông nghiệp tăng từ 17,8% lên 24,4%; sản lượng thủy sản tăng từ 5,1 triệu tấn lên 8,2 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 5,0 tỷ USD lên tới 8,6 tỷ USD, tương ứng 1,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước và 20,8% kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp. Ngành thủy sản đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 3,9 triệu lao động, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, thông qua đổi mới và phát triển các hình thức liên kết, tổ chức sản xuất, đời sống người dân và hạ tầng thủy sản có những chuyển biến tích cực, tham gia hiệu quả vào công cuộc bảo vệ quốc phòng an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc./.

BT

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top