Thứ hai, 06/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ngoại giao hải quân của Nhật Bản 

Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) trong thông cáo gần đây cho biết, đợt triển khai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2024 (IPD24) sẽ diễn ra từ ngày 3-5 đến 15-12 nhằm hiện thực hóa chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) trong thông cáo gần đây cho biết, đợt triển khai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2024 (IPD24) sẽ diễn ra từ ngày 3-5 đến 15-12 nhằm hiện thực hóa chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở (FOIP)”. Mục tiêu chính của IPD24 là nâng cao trình độ chiến thuật, khả năng tương tác của MSDF với các nước đồng minh, đồng thời góp phần ổn định khu vực thông qua tăng cường hiểu biết lẫn nhau với hải quân đối tác.

Tàu sân bay Abraham Lincoln (Mỹ) trong một cuộc tập trận chung với MSDF. Ảnh: Yonhap

Giới chức Nhật Bản cho biết, lực lượng tham gia IPD24 gồm 2 tàu sân bay trực thăng lớp Izumo là JS Izumo và JS Kaga, tàu khu trục JS Ariake và JS Haguro, tàu hộ vệ JS Noshiro cùng tàu đổ bộ JS Kunisaki. Các tàu sẽ được chia thành 4 nhóm tác chiến độc lập, phối hợp với 2 máy bay tuần thám biển P-1 và một số tàu ngầm. Đây là lần đầu Nhật Bản điều động cùng lúc 2 tàu sân bay trực thăng lớp Izumo ra biển làm nhiệm vụ.

Trong thời gian trên, MSDF sẽ tham gia 8 cuộc tập trận và ghé thăm ít nhất 13 quốc gia, bao gồm 9 nước châu Đại Dương.

Đây là một phần trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm tăng cường sự can dự của nước này trong khu vực trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Ngoài việc tiếp cận châu Đại Dương, Tokyo còn “tăng tốc” sử dụng MSDF như một công cụ ngoại giao nhằm thúc đẩy môi trường an ninh thuận lợi cũng như nhằm hiện thực hóa chiến lược FOIP, qua đó cho thấy vai trò mới của MSDF.

Theo tờ The Diplomat, sự thay đổi đáng kể trong chính sách ngoại giao hải quân của Nhật Bản diễn ra sau khi Hướng dẫn Chương trình Phòng thủ Quốc gia được giới thiệu hồi năm 2005 cũng như luật “Hình phạt và các biện pháp chống hành vi cướp biển” được ban hành năm 2009. Theo đó, MSDF được yêu cầu phải tích cực hội nhập quốc tế bằng cách tiến hành các hoạt động hàng hải trong khu vực trong thời bình như chống cướp biển, cứu trợ thiên tai. MSDF cũng được phép bảo vệ hoạt động vận chuyển trên toàn cầu và tham gia vào các hoạt động chống cướp biển quốc tế.

Tháng 2-2009, Nhật Bản triển khai lực lượng chống cướp biển đầu tiên, qua đó thể hiện cam kết của Tokyo với hệ thống quốc tế và làm gia tăng đáng kể các cơ hội ngoại giao hải quân. Đến năm 2017, Nhật Bản lần đầu triển khai IPD. Đợt triển khai này đã hỗ trợ chiến lược FOIP mới của Tokyo bằng cách thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực thông qua các cuộc tập trận hải quân. Năm 2019, IDP được triển khai ở Biển Đông. MSDF khi đó tham gia nhiều cuộc tập trận, qua đó báo hiệu sự sẵn sàng của Nhật Bản trong việc duy trì hiện trạng trước những thách thức đơn phương. Cuối năm 2019, sáng kiến an ninh Nhật Bản - ASEAN cập nhật đã vạch ra các cơ hội hợp tác và sự hỗ trợ chặt chẽ hơn dành cho chiến lược FOIP.

TRÍ VĂN (Tổng hợp)

 

Nhiều nước tham gia cuộc tập trận hải quân “Red Waves Exercise 7” trên Biển Đỏ

Quân đội các nước Jordan, Ai Cập, Djibouti, Yemen và Saudi Arabia đã tham gia cuộc tập trận hải quân mang tên “Red Waves Exercise 7” kéo dài nhiều ngày trên Biển Đỏ.

Triều Tiên chỉ trích cuộc tập trận Mỹ-Hàn tại hội nghị hàng hải ở Bali

Theo Kyodo, các đại biểu tham gia Hội nghị An ninh Hàng hải Quốc tế lần thứ ba ở Bali, Indonesia, vừa xác nhận rằng, Triều Tiên đã sử dụng diễn đàn này để lên án cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc diễn ra trong tuần này.

Thái Lan: Thông tin về nơi ở của cựu Thủ tướng Yingluck

Bà Yingluck không có mặt nghe phán quyết tại phiên tòa xét xử về việc bà thiếu trách nhiệm gây thiệt hại trong chính sách trợ giá gạo, dẫn tới việc Tòa án ban hành lệnh bắt giữ vì lo sợ bà bỏ trốn.

Cựu Bộ trưởng Thái lĩnh 42 năm tù vì bê bối gạo liên quan bà Yingluck

Vụ việc này liên quan đến chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi, khiến cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đối mặt với cáo buộc gây thiệt hại 520 tỉ baht (khoảng hơn 14 tỉ USD).

16 người chết trong vụ tấn công Nhà thờ Hồi giáo ở Afghanistan

Hiện chưa có nhóm vũ trang nào lên tiếng thừa nhận thực hiện vụ tấn công Nhà thờ Hồi giáo ở Afghanistan.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông

Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi (Na-ren-đờ-ra Mô-đi) trưa 24/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến New Delhi, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông

Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi (Na-ren-đờ-ra Mô-đi) trưa 24/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến New Delhi, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông

Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi (Na-ren-đờ-ra Mô-đi) trưa 24/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến New Delhi, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ.

Kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ

Ngày 25/1, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ (26/1/1950-26/1/2018).

Kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ

Ngày 25/1, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ (26/1/1950-26/1/2018).
Top