Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nhiều giải pháp ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước   

Trước tình hình thiên tai nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng, tỉnh Long An đã nỗ lực cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng thiếu nước; đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp công trình và phi công trình để mang làn nước mát lành đến cây trái và con người.

Ảnh minh họa

Tình hình hạn, mặn gay gắt 

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực Nam Bộ trong tháng 4 - 5/2024. Tại Long An, ranh giới mặn 4%o trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 90 - 110 km. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn thuộc cấp độ 4. Trong đó, các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, xâm nhập mặn như Cần Giuộc, Tân Trụ, Bến Lức, Châu Thành, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân An.

Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp của Long An. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 36.000ha lúa; 4.600ha cây chanh và cây ăn quả (huyện Bến Lức gần 1.500ha cây chanh; huyện Thủ Thừa gần 1.500ha chanh, mít và cây trồng khác; huyện Thạnh Hóa 1.000ha cây ăn quả; huyện Tân Trụ trên 600ha cây ăn quả; huyện Đức Hòa 30ha cây chanh; TP.Tân An khoảng 50ha cây ăn quả) có khả năng bị giảm năng suất do ảnh hưởng hạn mặn, thiếu hụt nguồn nước ngọt cho tưới tiêu.

Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, xâm nhập mặn còn ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt trong vùng bị ảnh hưởng.

Hầu hết các trạm cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh sử dụng nguồn nước ngầm nên ít bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn. Riêng khu vực các xã vùng hạ Cần Đước, Cần Giuộc có nguồn nước ngầm đạt chất lượng để xử lý cấp nước tập trung hạn chế. Hiện nay, nước được cung ứng từ nguồn Công ty Cổ phần nước Biwase - Long An đến các trạm trung chuyển nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt cơ bản đã được khắc phục. Tuy nhiên, theo nhận định, mùa khô năm 2024 còn xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên diện rộng.

Theo thống kê của ngành chức năng và các địa phương, tại huyện Cần Đước (xã Long Cang, Long Định) có khoảng 2.000 hộ thiếu nước.

Huyện Cần Giuộc (xã Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Lại,...) có trên 6.000 hộ thiếu nước.

Huyện Tân Trụ (xã Đức Tân, Nhựt Ninh) còn một số hộ cuối nguồn còn thiếu nước cục bộ.

Dự báo tình hình hạn, mặn thời gian tới

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tháng 5 và tháng 6 sẽ có mưa, hạn hán bớt căng thẳng, việc xuống giống sẽ đem lại hiệu quả hơn cho sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh. Thêm vào đó, các địa phương cần chủ động các giải pháp ứng phó phòng, chống hạn, mặn phù hợp với điều kiện của vùng.

Dự báo E1 Nino (hiện tượng khí hậu xảy ra khi lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương nóng lên dị thường, kéo dài từ 8 - 12 tháng hoặc lâu hơn) sẽ giảm. Vì vậy, các địa phương chủ động các giải pháp ứng phó với thời kỳ hạn, mặn cao ở cuối tháng 4, đầu tháng 5 để bảo đảm an toàn cho sản xuất, đặc biệt chủ động tích trữ nước ngọt ngay khi có thể.

Các khu vực tại 2 sông Vàm Cỏ cần theo dõi thêm mặn cao ở nửa đầu tháng 5 (từ ngày 07/5 -10/5), nửa cuối tháng 5 hạn, mặn sẽ bớt căng thẳng.

Tập trung các giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn, xâm nhập mặn, tỉnh Long An tổ chức thực hiện nhiều giải pháp công trình và phi công trình với mục đích tạo nguồn cấp nước, kiểm soát mặn, bảo vệ sản xuất và dân sinh.

Cụ thể, tỉnh đã đề nghị Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam xả nước về sông Vàm Cỏ Đông từ ngày 23 - 28/4/2024 với tổng lượng xả 7,13 triệu mét khối nước.

Ngành chức năng thường xuyên kiểm tra độ mặn tại các cống đầu mối để kịp thời thông tin, khuyến cáo đến người dân (Ảnh minh họa)

Về giải pháp công trình, ngành Nông nghiệp và các địa phương đã tăng cường kiểm tra, rà soát, khoanh vùng các khu vực thường xuyên xảy ra khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn để thực hiện các giải pháp như nạo vét, đắp đập tạm, lắp đặt các trạm bơm dã chiến nhằm kịp thời dẫn nước, trữ nước phục vụ sản xuất.

Cho các trạm bơm dã chiến hoạt động tại các cống đầu mối (cống Rạch Đào, Cây Gáo - kênh Thủ Thừa; cống Rạch Chanh - huyện Bến Lức,...) để bơm nước vào đồng ruộng khi đã kiểm tra độ mặn bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Rà soát, tổng hợp các danh mục công trình ưu tiên cấp bách để triển khai thi công ngay bằng các nguồn lực sẵn có của tỉnh hoặc huy động trong Nhân dân nhằm kịp thời ngăn mặn, bảo vệ nguồn nước ngọt hiện có trong khu vực nội đồng.

Kiểm tra các tuyến đê bao xung yếu, cống đầu mối để kịp thời phát hiện sự cố, sửa chữa, khắc phục ngay; không để nước mặn rò rỉ vào nội đồng gây ảnh hưởng chất lượng nguồn nước ngọt.

Song song các giải pháp chăm lo sản xuất, tỉnh cũng thực hiện các giải pháp để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân tại các địa phương bị ảnh hưởng thiếu nước.

Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích trong sinh hoạt hàng ngày; tham gia hưởng ứng việc lấy nước sinh hoạt từ các điểm tập kết nước do chính quyền địa phương tổ chức cấp nước.

Từ công tác truyền thông, vận động, có nhiều nhà hảo tâm đã tích cực tham gia, vận chuyển hàng ngàn mét khối nước cung cấp cho người dân sinh hoạt ở các nơi thiếu hụt nước sinh hoạt.

Riêng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tăng cường 4 xe tải (8 bồn 4.000 lít nước) thực hiện nhiệm vụ vận chuyển nước cung cấp cho người dân trên địa bàn.

Cùng với đó, Công ty TNHH La Vie, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam, Công ty TNHH Nước giải khát Coca - Cola Việt Nam đang liên hệ tiếp tục hỗ trợ khoảng 18.000 bình nước uống (20 lít/bình) cho hơn 8.000 hộ dân của huyện Cần Giuộc để bảo đảm đủ nguồn nước uống ngay trong tình hình khô hạn còn kéo dài.

Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Phát triển Nông thôn và Thủy lợi phối hợp Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tổ chức kiểm tra, đo đạc chất lượng nước trên các tuyến sông trong tỉnh, thông báo kết quả 2 lần/tuần đến các cấp, các ngành có liên quan để thông tin đến người dân chủ động tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Đồng thời, các nội dung, thông tin phòng, chống hạn, xâm nhập mặn còn được đăng tải trên webtise Phòng chống thiên tai của tỉnh.

Khi cần thiết, tỉnh tiếp tục kiến nghị các ngành chức năng có liên quan tăng cường xả nước từ hồ Dầu Tiếng về sông Vàm Cỏ Đông nhằm khống chế ranh mặn, bảo đảm nguồn nước ngọt vận hành các trạm bơm và kênh, rạch phục vụ sản xuất.

Với nhiều giải pháp công trình và phi công trình, tỉnh luôn nỗ lực không để người dân, nhất là hộ nghèo phải thiếu nước sinh hoạt./.

Tấn Lộc

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Đồng Tháp thành lập Ban Hỗ trợ sản xuất kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp

(ĐCSVN) – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành quyết định thành lập Ban Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Đồng chí Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.

Đồng Tháp thành lập Ban Hỗ trợ sản xuất kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp

(ĐCSVN) – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành quyết định thành lập Ban Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Đồng chí Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.

Từng bước cải thiện thời gian thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới

(ĐCSVN) – Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, thời gian qua trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên đã được rút ngắn đáng kể. Việc thời gian thông quan nhanh giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ công việc, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

Từ 20/11, Phú Quốc sẽ đón khách quốc tế qua “Hộ chiếu vaccine”

(ĐCSVN) - Theo kế hoạch, chương trình mở cửa đón khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ được triển khai thực hiện trong 6 tháng. Từ ngày 20/11, Phú Quốc sẽ tổ chức đón từ 1 đến 3 chuyến bay thuê bao đầu tiên đến Phú Quốc để vận hành thử nghiệm quy trình đón, phục vụ khách để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Từ 20/11, Phú Quốc sẽ đón khách quốc tế qua “Hộ chiếu vaccine”

(ĐCSVN) - Theo kế hoạch, chương trình mở cửa đón khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ được triển khai thực hiện trong 6 tháng. Từ ngày 20/11, Phú Quốc sẽ tổ chức đón từ 1 đến 3 chuyến bay thuê bao đầu tiên đến Phú Quốc để vận hành thử nghiệm quy trình đón, phục vụ khách để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top