Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nhìn lại 3 ngày Đối thoại Shangri-La 2018 về đảm bảo hòa bình, ổn định

Đối thoại Shangri-La 17 chiều nay chính thức bế mạc, khép lại 3 ngày họp với 5 phiên thảo luận toàn thể bàn về những vấn đề an ninh nóng của khu vực.

Đối thoại Shangri-La 17 chiều nay chính thức bế mạc, khép lại 3 ngày họp với 5 phiên thảo luận toàn thể bàn về những vấn đề an ninh nóng của khu vực.

Đây là Đối thoại Shangri-La có sự tham dự của nhiều Bộ trưởng Quốc phòng nhất, với 40 Bộ trưởng từ 50 quốc gia- là cơ hội để các nước nêu ra những thách thức an ninh mới mà khu vực đang phải đối mặt, từ đó đề ra các hình thức hợp tác để đảm bảo một khu vực châu Á Thái Bình Dương ổn định,  hòa bình và phát triển thịnh vượng. Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu  tham dự các phiên thảo luận và có nhiều đóng góp vào chương trình nghị sự chung của hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Phiên toàn thể thứ 3 của Đối thoại Shangri-La 17

Đối thoại Shangri-La 2018 bắt đầu với bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đề cập tầm nhìn về khu vực Ấn  Độ-Thái Bình Dương , sau đó là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng một số nước cho thấy xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ trong chính sách về “Châu Á - Thái Bình Dương”, Chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương” của các nước lớn với khu vực. Xu hướng chuyển dịch này phản ánh vai trò không thể thiếu của khu vực với hòa bình an ninh và ổn định của thế giới, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi nhận định: “Hàng nghìn năm qua Ấn Độ hướng về hướng Đông không chỉ muốn nhìn thấy ánh mặt trời mà còn muốn cầu nguyện cho ánh sáng lan tỏa khắp thế giới. Loài người đang hướng về một phương Đông đang nổi lên, bởi vì số phận của thế giới sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những diễn biến và sự phát triển của khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương”.

Với trật tự định hình an ninh đang biến đổi làm cho khu vực có những chuyển động vừa  tích cực, nhưng cũng đặt ra các thách thức nghiêm trọng. Khu vực cũng phải đối mặt với các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, trong đó phải kể đến  vấn đề tranh chấp chủ quyền, chủ nghĩa khủng bố… Với 5 phiên thảo luận tập trung vào “Vai trò của Mỹ và những thách thức an ninh khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương”, “Giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên”, Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á”, “Nỗ lực đối phó với các hình thức mới của chủ nghĩa khủng bố” và “Tăng cường hợp tác an ninh khu vực”, Đối thoại Shangri-La năm nay đã đề cập đến hàng loạt vấn đề an ninh nóng nhất của khu vực.

Có thể nói an ninh hàng hải, trong đó vấn đề Biển Đông, đã làm nóng các phiên thảo luận của Đối thoại năm nay. Bộ trưởng quốc phòng các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Singapore… đều bày tỏ lo ngại về các hành động đơn phương tại Biển Đông vì những mục đích lợi ích riêng, không có lợi cho hòa bình an ninh và ổn định trong khu vực.

Một số nước cũng lên tiếng phản đối mọi hành động quân sự hóa và gia tăng sức mạnh quân sự,  không phù hợp với luật pháp quốc tế, đi ngược lại các cam kết khu vực, kêu gọi các bên có liên quan cần thể hiện trách nhiệm trong việc xây dựng một trật tự trên biển, để Biển Đông thật sự là vùng biển hòa bình.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nhấn mạnh: “Một số khu vực hàng hải quốc tế được cho là rất quan trọng đối với an ninh, kinh tế của một số quốc gia trong và ngoài khu vực. Điều quan trọng là các quốc gia không vì những lợi ích của riêng mình mà bỏ qua luật pháp quốc tế . Chúng ta cần phải tuân thủ  trật tự quốc tế dựa trên các qui tắc. Bất đồng cần phải được giải quyết bằng các biện pháp pháp lí và tham vấn, chứ không phải đối đầu, tự do hàng hải phải được tuân thủ”.

Trong bối cảnh đó, diễn biến tích cực cùng triển vọng lạc quan về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên được thảo luận tại phiên đối thoại là điểm sáng thúc đẩy giải pháp cho những thách thức an ninh mà khu vực đang đối mặt. Các nước cho rằng, việc các bên ngồi lại với nhau, giải quyết bất đồng thông qua đối thoại; thay vì đối đầu, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương là con đường tốt nhất, có thể giải quyết được nhiều vấn đề trên cơ sở lợi ích chung, tôn trọng luật pháp quốc tế và cơ chế khu vực. Ngoài ra, để giải quyết các thách thức, trước hết mỗi quốc gia phải tự quyết định vận mệnh của mình. Đồng thời, rất cần sự hỗ trợ, chung tay hành động một cách vô tư, công bằng, khách quan, vì lợi ích chung của các cơ chế khu vực, của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn.

Đánh giá quan điểm chung của các nước sau các phiên đối thoại, Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng cho biết: “Chúng tôi thấy rằng, các nước đều muốn giải quyết trật tự an ninh đang có biến đổi ở khu vực châu Á thông qua đối thoại, xây dựng tăng cường lòng tin chiến lược,  giảm bớt sự thiếu lòng tin giữa các nước lớn, đặc biệt cách hành xử của các nước lớn  và nước nhỏ trong khu vực. Điểm thứ 2 là cùng chung tay đảm bảo môi trường hòa bình ổn định cho các quốc gia và vấn đề thứ 3 là  khẳng định vai trò, trách nhiệm của một số nước lớn trong khu vực”.

Năm nay, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu tham dự Đối thoại. Việtt Nam cũng  tiếp tục thể hiện vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm cao với các những vấn đề an ninh nóng của khu vực, tham gia các phiên thảo luận để nắm bắt tình hình, kịp thời bảo vệ quan điểm của Việt Nam tại Diễn đàn này.

Với thông điệp “Độc lập, tự chủ, tăng cường hợp tác, tuân thủ luật pháp quốc tế là nền tảng của an ninh, hòa bình và phát triển”, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân  Lịch đã có bài  phát biểu tại phiên thảo luận thứ 3 về Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á” thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách quốc phòng cũng như học giả khu vực. Bên cạnh hoạt động chung của Đối thoại, Bộ trưởng đã có cuộc cuộc gặp song phương với nước chủ nhà Singapore, một số quốc gia lớn như Mỹ, Pháp, Anh cùng một số tổ chức quốc tế. Điều này không chỉ giúp  tăng cường quan hệ song phương hữu nghị với các nước, mà còn giúp họ hiểu hơn những quan điểm, lập trường của Việt Nam về những vấn đề an ninh khu vực./.

Phạm Hà/VOV.VN

Nhóm bạn bè UNCLOS 1982 nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chủ trì cuộc họp cấp đại sứ của 12 nước sáng lập Nhóm bạn bè Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 để thảo luận phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

Việt Nam đề xuất 3 giải pháp thúc đẩy thực hiện Khung hành động Sendai

Dựa vào kinh nghiệm thực tế thu được thời gian qua, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất 3 giải pháp lớn nhằm thúc đẩy thực hiện hiệu quả Khung hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thảm họa.

Xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á, Việt Nam hạng 16

Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á, 3 vị trí đầu bảng là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam xếp hạng 16, theo trang tài chính Insider Monkey.

Việt Nam tham gia cuộc họp định kỳ Hội đồng Thống đốc IAEA

Đại sứ Nguyễn Trung Kiên khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về ủng hộ chống phổ biến, tiến tới giải trừ hoàn toàn và triệt để vũ khí hạt nhân, nhấn mạnh yêu cầu cân bằng ba trụ cột của NPT.

Bầu cử 5 tân Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2024-2025

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 06/06 đã họp để bầu ra 5 tân Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2024-2025, gồm Hàn Quốc, Algeria, Sierra Leone, Slovenia và Guyana.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh thường niên Liên minh châu Phi

Chủ tịch Ủy ban AU Moussa Faki cho biết AU phản đối Kế hoạch Hòa bình Trung Đông của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Nhiều ủy viên HĐBA không đồng tình với Kế hoạch Hòa bình Trung Đông

Tuyên bố của Bỉ, Estonia, Pháp và Đức cùng Ba Lan khẳng định: “Sáng kiến của Mỹ, được đưa ra vào ngày 28/01, chệch khỏi những giới hạn được cộng đồng quốc tế nhất trí.'

Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định EVFTA

Với tỷ lệ 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

Cuộc họp đặc biệt của Hội đồng điều phối ASEAN về dịch COVID-19

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam dự cuộc họp nhằm điều phối các nỗ lực và trao đổi các biện pháp hợp tác của ASEAN ứng phó dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Đối thoại thường niên ASEAN - New Zealand lần thứ 27 tại Campuchia

ASEAN và New Zealand nhất trí đánh giá triển khai và đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA); nỗ lực hoàn tất đàm phán RCEP trong năm 2020.
Top