Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Những chuyển biến sức khỏe tích cực khi giảm ăn đường 

​ Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ cần tập trung vào việc giảm lượng đường bổ sung hằng ngày - chẳng hạn từ các loại đồ ăn thức uống có thêm đường, sẽ nhận thấy rất nhiều thay đổi tích cực đối với sức khỏe tổng thể.

​ Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ cần tập trung vào việc giảm lượng đường bổ sung hằng ngày - chẳng hạn từ các loại đồ ăn thức uống có thêm đường, sẽ nhận thấy rất nhiều thay đổi tích cực đối với sức khỏe tổng thể.

Hạn chế ăn đồ ngọt là cách tốt để giảm dung nạp đường.

Theo chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Danielle Crumble Smith, những triệu chứng khó chịu thường gặp khi “cai” đường: nhức đầu, thèm ăn, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, chóng mặt và kém tập trung. Nhưng nếu tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng (với đầy đủ đạm, chất béo lành mạnh và chất xơ), cung cấp đủ nước cho cơ thể và tập thể dục thường xuyên thì có thể ổn định đường huyết và giảm các triệu chứng khó chịu đó. Và một khi đã quen với việc giảm tiêu thụ đường, có thể đón nhận được những thay đổi tích cực của cơ thể như sau:

+ Cải thiện sức khỏe trao đổi chất và mức đường huyết. Thói quen ăn ngọt khiến tuyến tụy phải tiết ra nhiều hoóc-môn insulin để kiểm soát lượng glucose trong máu. Song, cơ chế này về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng đề kháng insulin, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì thế, loại bỏ đường khỏi chế độ ăn sẽ giúp ổn định nồng độ insulin, giảm nguy cơ kháng insulin và hỗ trợ sức khỏe trao đổi chất tổng thể.

+ Tâm trạng xấu đi nhưng sau đó tốt hơn. Tiêu thụ đường có thể tác động đến các hóa chất trong não, như có thể ảnh hưởng đến nồng độ dopamine - chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm giác vui vẻ và trao thưởng. Do đó, việc giảm ăn đường có thể tạm thời phá vỡ sự cân bằng này và dẫn đến các triệu chứng cáu giận, lo âu hoặc tâm trạng thất thường. Nhưng một khi vượt qua giai đoạn đó, tinh thần sẽ phấn chấn hơn.

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chuyên gia dinh dưỡng Annette Snyder cho biết tiêu thụ hơn 20% tổng lượng calo từ đường bổ sung có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim. Bởi ngoài cholesterol, thói quen ăn ngọt còn tạo ra nhiều chất béo trung tính (triglyceride), một yếu tố nguy cơ gây tắc nghẽn mạch máu và nhiều vấn đề liên quan khác. Vì triglyceride là một dạng tích trữ đường dư thừa, nên việc giảm đường cũng giúp làm giảm nồng độ chất béo này và bảo vệ sức khỏe tim.

+ Kiểm soát cân nặng. Cắt giảm đường cũng làm giảm tổng lượng calo dung nạp hằng ngày. Hơn nữa, giảm ăn đường cũng giúp ổn định mức đường huyết, từ đó giảm cảm giác thèm ăn và giúp dễ dàng tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh hơn, nhờ đó kiểm soát tốt cân nặng và duy trì thể trạng cân đối.

+ Giảm viêm, ngăn ngừa bệnh tật. Thói quen ăn ngọt có thể làm tăng mức độ viêm khắp cơ thể, góp phần phát triển các bệnh mãn tính như bệnh tim, viêm khớp và cả ung thư. Do đó, giảm ăn đường có thể giúp giảm nguy cơ khởi phát chứng viêm mãn tính và phòng ngừa bệnh tật.

​+ Da sáng hơn và chậm lão hóa. Tiêu thụ nhiều đường dễ gây viêm và làm trầm trọng thêm các bệnh về da, cũng như làm tăng tốc độ lão hóa da. Do đó, giảm lượng đường tiêu thụ có thể cải thiện sức khỏe da, làm chậm quá trình lão hóa liên quan đến viêm và glycation - quá trình phân tử đường gắn kết với prôtêin trong da, khiến da mất độ săn chắc và hình thành nếp nhăn.

+ Cải thiện sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch. Chế độ ăn nhiều đường có thể gây mất cân bằng hệ khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại và nấm phát triển. Ðiều này nghĩa là bạn dễ bị bệnh thường xuyên hơn. Hơn nữa, sự mất cân bằng này có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến nhiều vấn đề về tiêu hóa khác nhau. Trái lại, giảm tiêu thụ đường thúc đẩy sự cân bằng lành mạnh hơn của hệ vi khuẩn ruột, từ đó tăng cường hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

+ Ngủ ngon hơn. Tiêu thụ đường ảnh hưởng đến việc sản xuất và điều hòa các hoóc-môn kiểm soát chu kỳ ngủ/thức, như serotonin và melatonin. Vì thế, ăn đường ít lại giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời bình thường hóa việc sản xuất hoóc-môn điều hòa giấc ngủ, từ đó hỗ trợ điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ lành mạnh.

+ Cải thiện sức khỏe răng miệng. Khi vi khuẩn trong khoang miệng tiếp xúc với đường sẽ tạo ra một loại axít có thể ăn mòn men răng, làm tăng nguy cơ sâu răng và mắc bệnh nướu răng. Do đó, việc giảm tiêu thụ đường có thể góp phần đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng.l

AN NHIÊN (Theo Eat This)

 

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.

Khuyến cáo khẩn của ngành y tế về ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm 

(CTO) - Thời gian qua, nhiều nơi trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, gây lo ngại trong cộng đồng về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Top