Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Những “nông dân triệu phú” thời 4.0

Với đức tính cần cù, chịu khó của người nông dân cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính đôi tay của mình, những “nông dân triệu phú” thời 4.0 ở Trà Vinh từng bước làm chủ, đưa khoa học và công nghệ vào ứng dụng trong sản xuất, chăn nuôi… tạo hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp.

 

 

Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực cây ăn trái luôn chịu nhiều tác động của thị trường và thời tiết (khô hạn, mặn xâm nhập); với sự thích nghi linh hoạt và ứng dụng hiệu quả khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đã đem lại thành công liên tục gần 10 năm qua từ mô hình chuyên canh 04ha trồng nhãn theo quy trình khép kín của nhà vườn Nguyễn Lê Vinh. Qua đó, đem lại thu nhập ổn định trên 01 tỷ đồng/năm.

Chia sẻ với chúng tôi, nhà vườn Nguyễn Lê Vinh cho biết: từ năm 2014 - 2015, do tình hình bệnh chổi rồng trên cây nhãn da bò; gần 04ha diện tích trồng nhãn nằm ven Sông Hậu, được gia đình chuyển sang đầu tư trồng giống thanh nhãn và nhãn xuồng cơm vàng. Trong sản xuất, gia đình tập trung đầu tư toàn bộ hệ thống phun tưới nước chủ động, kết hợp với pha, phun thuốc, phân bón khép kín. Từ đó, hạn chế được tình trạng nước mặn khi lấn sâu từ vàm Cầu Quan lên tuyến Sông Hậu, không gây thiệt hại cho vườn cây.

Với giá nhãn được thương lái thu mua dao động từ 25.000 - 50.000 đồng/kg; nhờ xử lý tốt về kỹ thuật trong khâu chăm sóc và quản lý vườn; bình quân năng suất nhãn của gia đình ông luôn đạt từ 10 - 12 tấn trái/ha.

Cũng theo nhà vườn Nguyễn Lê Vinh, do ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quản lý vườn nhãn, nên chi phí giảm rất lớn. Riêng chi phí nhân công hiện nay, mỗi vụ nhãn tiết kiệm từ 15 - 20 triệu đồng (các khâu bón phân, bơm tát…) và giúp nhà vườn chủ động mùa vụ… Từ đó, giá trị mang lại từ nhãn rất cao, ổn định và giảm chi phí sản xuất chỉ chiếm khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg nhãn; với sản lượng từ 42 - 45 tấn nhãn/04ha, hàng năm ông Vinh  thu nhập trên 01 tỷ đồng.

 

Cá bông lau là loài cá nước lợ cho thịt ngon, ngọt và có giá trị dinh dưỡng rất cao; hiện nay, cá bông lau đang được người tiêu dùng và các nhà hàng ưa chuộng. Nhiều món ngon được chế biến từ cá bông lau, như canh chua cá bông lau, cá bông lau kho tộ… Tuy nhiên, do cá bông lau chỉ xuất hiện chủ yếu tại các vùng nước “tranh chấp” mặn - ngọt ở khu vực Sông Hậu (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh; huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) từ tháng Giêng đến tháng 3, 4 âm lịch hàng năm.

Ông Dương Văn Kiệt, ngụ ấp Kênh Đào, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải là người nuôi cá bông lau có diện tích và số lượng thả giống cao nhất của huyện Duyên Hải.

Ông Kiệt cho biết: trước đây gia đình chuyên nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao; thường xuyên bị rủi ro và hiệu quả mang lại không cao. Năm 2020 - 2021, gia đình quyết định chuyển 05 ao tôm sang nuôi cá bông lau. Vụ đầu ông thả nuôi 20.000 con cá giống, với giá cá thương lái thu mua dao động 125.000 - 130.000 đồng/kg.

Do đây là giống cá tự nhiên, chưa lai tạo được nên phụ thuộc vào nguồn cá con bắt ngoài tự nhiên. Để cá phát triển tốt, khi đưa vào nuôi trong ao tôm, ao nuôi cần cải tạo độ sâu đảm bảo từ 2,5m trở lên; mật độ nuôi bình quân 01 con/m² và độ mặn của nước từ 0‰  đến dưới 10‰.

Cũng theo ông Dương Văn Kiệt, với mật độ thả nuôi 10.000 con cá giống/ha; riêng chi phí đầu tư mua con giống trên 150 triệu đồng, hệ số thức ăn dao động từ 2.0 - 2.2/01kg cá thương phẩm (khoảng 25.000 đồng/kg thức ăn), tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi từ 30 - 35% và thời gian nuôi từ 14 - 15 tháng, cá đạt trọng lượng từ 1,8 - 02kg/con. Chi phí đầu tư nuôi chiếm khoảng 45 - 50%/kg cá thương phẩm; vì vậy, nuôi cá bông lau cần nguồn vốn lưu động khá lớn, do đó, phải có nguồn lực mạnh mới dám nuôi dù lợi nhuận mang lại rất cao. Vụ nuôi năm đầu tiên (2021 - 2022) gia đình thu nhập trên 01 tỷ đồng; hiện nay, gia đình đang chuẩn bị thu hoạch vụ cá thứ 2.

 

Với kinh nghiệm gần 10 năm nuôi dê, nông dân Nguyễn Hữu Ý, ấp Nhà Dựa, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành đem lại thu nhập cho gia đình gần 100 triệu đồng/năm với tổng đàn dê nuôi gần 100 con. Để phát triển và duy trì đàn dê hiện có, anh tận dụng gần 2,3ha đất vườn dừa xen trồng cỏ. Ngoài ra, anh còn đầu tư gần 100 triệu đồng để xây dựng khu nuôi dê khép kín để thuận lợi trong khâu chăm sóc và quản lý.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Ý còn mạnh dạn chuyển giao mô hình nuôi dê nhốt chuồng và xây dựng chuỗi liên kết với các hộ nuôi trên địa bàn xã thông qua việc phát triển, nâng mô hình nuôi từ tổ hợp tác lên Hợp tác xã chăn nuôi Thuận Phát (thành lập và đi vào hoạt động ngày 30/9/2023), với 30 thành viên, tổng đàn trên 400 dê sinh sản.

Anh Nguyễn Hữu Ý chia sẻ: nghề nuôi dê khá phù hợp với điều kiện của người dân ở địa phương và tận dụng được nguồn thức ăn xanh rất phong phú, đa dạng hiện có tại địa phương. Gia đình đang phát triển đàn dê gần 100 con theo hướng nhốt chuồng, chỉ sau 06 tháng nuôi, dê nái bắt đầu sinh sản và trung bình mỗi dê nái cho 02 - 03 dê con. Với giá dê hơi hiện nay khoảng 70.000 đồng/kg (trước tháng 5/2023 dao động 80.000 - 120.000 đồng/kg dê hơi); cho nên mỗi con dê con sau 06 tháng nuôi, người nuôi thu nhập khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng/con.

Cũng theo anh Nguyễn Hữu Ý, tại buổi ra mắt HTX, anh được Đại hội xã viên bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX chăn nuôi Thuận Phát. Trong hoạch định phát triển mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, HTX sẽ tập trung hướng đến xây dựng sản phẩm cung cấp thịt dê sạch, an toàn, chất lượng và liên kết với thành viên, người nuôi từ lúc cung ứng con giống, đến thu mua và tiêu thụ thịt dê. Trong đó, sẽ định hướng đầu tư chuyên nuôi dê sinh sản cho 10 thành viên để tạo nguồn cung ứng con giống chất lượng cho các hộ nuôi.

Cùng với đó, các thành viên còn lại sẽ tham gia các khâu nuôi dê thịt kết hợp dê sinh sản nhằm cung cấp nguồn dê hơi lại cho hợp tác xã theo liên kết. Đồng thời, hợp tác xã sẽ liên kết với đại lý thức ăn chăn nuôi cung cấp phẩm, thuốc thú y cho cho hộ nuôi dê. 

Bài, ảnh: HỮU HUỆ

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên để bổ sung nguồn phòng, chống dịch

(ĐCSVN) - Chính phủ thống nhất cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiêm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch COVID-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết.

Cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên để bổ sung nguồn phòng, chống dịch

(ĐCSVN) - Chính phủ thống nhất cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiêm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch COVID-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết.

Cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên để bổ sung nguồn phòng, chống dịch

(ĐCSVN) - Chính phủ thống nhất cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiêm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch COVID-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết.

Sơn La tiêu thụ gần 18 nghìn tấn xoài

(ĐCSVN) – Thông tin từ UBND tỉnh Sơn La, tính đến ngày 8/6, toàn tỉnh đã tiêu thụ gần 18.000 tấn xoài; trong đó, xuất khẩu gần 4.300 tấn sang thị trường Trung Quốc. Giá thu mua xoài năm nay nhìn chung khá ổn định.

Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang tại thị trường Trung Quốc

(ĐCSVN) – Nhằm chung tay hỗ trợ tỉnh Bắc Giang tiêu thụ vải thiều, ngày 8/6, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc) đã vận động được tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức 2 điểm cầu tại Côn Minh và Hà Khẩu kết nối với Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Agribank dành hơn 180.000 tỉ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh 

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

Đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME.
Top