Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ninh Thuận: Đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

(ĐCSVN) - Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cơ chế khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp; đưa thành tựu khoa học - công nghệ mới, công nghệ cao gắn với đào tạo nghề cho nông dân trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm…

(ĐCSVN) - Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cơ chế khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp; đưa thành tựu khoa học - công nghệ mới, công nghệ cao gắn với đào tạo nghề cho nông dân trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm…

Cùng với đó, Ninh Thuận cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các sản phẩm đặc thù của tỉnh gắn với các cụm liên kết ngành hàng theo chuỗi giá trị. Ngay từ năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, qua đây đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp địa phương. Các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao được nhân rộng, đem lại hiệu quả cao, đồng thời thu hút doanh nghiệp doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng nhiều.

Để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn nói chung; đồng thời, tích cực triển khai các chương trình tín dụng đặc thù như cho vay đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ, nông nghiệp sạch; vay mở rộng quy mô sản xuất gắn với tăng hiệu quả sản xuất, tăng năng suất, nâng cao thu nhập, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích; tạo chuyển biến rõ rệt về mở rông quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học - công nghệ đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Mô hình trồng bưởi da xanh cho thu nhập cao ở  Ninh Thuận. (Ảnh: Báo Ninh Thuận)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, hiện tỉnh đã thu hút được gần chục dự án đầu tư vào nông nghiệp với diện tích khoảng 200 ha. Đó là các dự án như: Trồng rau màu, cây ăn trái của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ tăng trưởng xanh; Trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp sản xuất nông nghiệp hữu cơ của doanh nghiệp Tân Tiến tại huyện Ninh Phước; Công ty Cổ phần Nắng và Gió; Dự án Trang trại Sun and Wind của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cánh Đồng Việt tại huyện Ninh Sơn đầu tư theo một quy trình khép kín, mang lại hiệu quả kinh tế cao.v.v… Để nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm, tại Ninh Thuận, người nông dân và các doanh nghiệp cũng đã có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Mối liên kết này bước đầu được hình thành, phát triển, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững.

Ông Hùng Ky, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú cho biết, thời gian qua, Hợp tác xã đã chú trọng tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để nhận được sự hỗ trợ về giống, mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho 63 thành viên của Hợp tác xã cũng như tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Sản phẩm măng tây xanh của Hợp tác xã đang được Trang trại Tiên Tiến hợp đồng thu mua với giá 50.000 đồng/kg.

Hay như Hợp tác xã Nho Evergreen Ninh Thuận cũng đẩy mạnh liên kết hai chiều giữa Hợp tác xã với nông dân và Hợp tác xã với doanh nghiệp. Cụ thể, Hợp tác xã liên kết canh tác 15 ha nho trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, thực hiện các khâu dịch vụ như cung cấp vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, Hợp tác xã liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất- thương mại Mộc Thành Quả của TP Hồ Chí Minh nhằm đưa sản phẩm vào các siêu thị.

Hiện Ninh Thuận có hàng chục doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư, liên kết với nông dân sản xuất nông nghiệp, mang lại lợi ích cho cả 2 bên. Nhờ chủ động liên kết, nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh Ninh Thuận đã đến với thị trường trong và ngoài nước. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh tiếp tục hoàn thiện các chính sách kêu gọi đầu tư, chú trọng kêu gọi đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, đóng vai trò “đầu tàu” thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận cũng đang phải đối mặt với khó khăn do nắng hạn. Tác động của biến đổi khí hậu làm cho một số địa phương phải giảm diện tích canh tác. Ảnh hưởng của dịch COVID-19, các mặt hàng nông sản chủ lực như nho, táo gặp khó trong tiêu thụ. Ứng phó thách thức, Ninh Thuận đã chủ động đề ra giải pháp chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện quyết liệt để duy trì sản xuất, ổn định cuộc sống cho nhân dân.

Theo đó, Ninh Thuận quyết tâm khai thác hiệu quả, tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân ở vùng khô hạn. Từ đó, đã hình thành các vùng sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, gắn liên kết với doanh nghiệp trong chuyển giao khoa học và kỹ thuật, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị. Nhờ đó, Ninh Thuận đã triển khai được 19 cánh đồng lớn phát triển loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân ở vùng khó khăn. Bên cạnh tiếp tục duy trì mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, kỹ thuật bao trái cây tránh sâu bệnh, thì mô hình giàn nho chữ Y có mái che với ưu điểm vượt trội là nét mới.

Đáng quan tâm trong hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ đó là ngành chức năng, các địa phương chú trọng hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước vào sản xuất các sản phẩm đặc thù của tỉnh. Cùng với đó, mô hình bao lưới trên giàn táo đã nhân rộng trên 139 ha với 501 hộ tham gia. Xu thế ngày có càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp bằng hình thức xây dựng trang trại kết hợp lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà đang trở nên phổ biến và cho hiệu quả kinh tế khá cao./..

K.V

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tổng sản lượng lúa hè thu ước đạt hơn 8,5 triệu tấn

(ĐCSVN) – Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ hè thu năm 2021, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống hơn 1,5 triệu ha, giảm 9.000 ha; năng suất ước đạt 5,66 tấn/ha, tăng 0,11 tấn/ha. Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa và ước tính tổng sản lượng cả vụ đạt hơn 8,5 triệu tấn, tăng 124.000 tấn so với cùng kỳ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tổng sản lượng lúa hè thu ước đạt hơn 8,5 triệu tấn

(ĐCSVN) – Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ hè thu năm 2021, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống hơn 1,5 triệu ha, giảm 9.000 ha; năng suất ước đạt 5,66 tấn/ha, tăng 0,11 tấn/ha. Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa và ước tính tổng sản lượng cả vụ đạt hơn 8,5 triệu tấn, tăng 124.000 tấn so với cùng kỳ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tổng sản lượng lúa hè thu ước đạt hơn 8,5 triệu tấn

(ĐCSVN) – Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ hè thu năm 2021, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống hơn 1,5 triệu ha, giảm 9.000 ha; năng suất ước đạt 5,66 tấn/ha, tăng 0,11 tấn/ha. Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa và ước tính tổng sản lượng cả vụ đạt hơn 8,5 triệu tấn, tăng 124.000 tấn so với cùng kỳ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tổng sản lượng lúa hè thu ước đạt hơn 8,5 triệu tấn

(ĐCSVN) – Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ hè thu năm 2021, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống hơn 1,5 triệu ha, giảm 9.000 ha; năng suất ước đạt 5,66 tấn/ha, tăng 0,11 tấn/ha. Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa và ước tính tổng sản lượng cả vụ đạt hơn 8,5 triệu tấn, tăng 124.000 tấn so với cùng kỳ.

Ý chí, khát vọng phát triển trên quê hương Thái Bình

(ĐCSVN) - Hòa chung vào tiến trình phát triển của đất nước, Thái Bình đang tập trung sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu xây dựng Thái Bình trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top