Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nỗ lực xây dựng thương hiệu sản phẩm ba khía muối 

Từ tâm huyết với con ba khía quê nhà, vợ chồng chị Trần Thị Xa và anh Nguyễn Văn Miên (cùng 37 tuổi, ngụ ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) đã thành công trong việc xây dựng sản phẩm ba khía muối đạt chuẩn OCOP 3 sao

Từ tâm huyết với con ba khía quê nhà, vợ chồng chị Trần Thị Xa và anh Nguyễn Văn Miên (cùng 37 tuổi, ngụ ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) đã thành công trong việc xây dựng sản phẩm ba khía muối đạt chuẩn OCOP 3 sao, cùng nhiều sản phẩm độc đáo làm từ ba khía được nhiều người biết đến.

Chị Xa (thứ ba từ trái sang) giới thiệu sản phẩm ba khía muối đến khách tham quan cơ sở.

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn của Đại học Cần Thơ, chị Xa cùng chồng là anh Miên (kỹ sư thủy sản) tình nguyện về Đầm Dơi công tác theo đề án trí thức trẻ về nông thôn. Sau 5 năm gắn bó, đề án cũng đến ngày kết thúc. Trong khoảng thời gian gắn bó với công việc, hai vợ chồng chị Xa nảy sinh ý tưởng lựa chọn sản vật quê hương để khởi nghiệp là con ba khía. Bởi thực tế, tuy có hàng trăm cơ sở sản xuất, nhưng chưa phát huy hết hiệu quả, cũng như tận dụng con ba khía đặc trưng ở Cà Mau này để làm ra những sản phẩm mới, hấp dẫn thực khách.

Với lợi thế am hiểu về con ba khía và cách làm ba khía muối truyền thống được cha mẹ truyền dạy, vợ chồng chị Xa bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình với 2 bàn tay trắng, cùng kinh nghiệm kinh doanh ba khía là con số 0 tròn trĩnh. Những mẻ ba khía muối đầu tiên, anh chị bán cho bạn bè, người quen để nhận lại những đánh giá khách quan nhất, từ đó rút kinh nghiệm làm ra những mẻ ba khía muối ngon hơn bán ra thị trường. Thời điểm từ bỏ công việc để cùng nhau khởi nghiệp, vợ chồng chị Xa vô cùng liều lĩnh, bởi việc chọn nghề muối ba khía để phát triển thương hiệu đặc sản của Đầm Dơi là một bước đi khá mạo hiểm, vì xưa nay khi nhắc đến ba khía người ta mặc định ngay ba khía Rạch Gốc. Ngoài ra, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 400 cơ sở làm ba khía muối, việc chọn con ba khía khởi nghiệp cũng chính là chọn sự cạnh tranh khốc liệt. Muốn vượt qua và thành công phải có hướng đi mới mẻ và phải có sự khác biệt.

Vượt qua sự ngăn cản từ gia đình và sự nghi ngờ từ mọi người xung quanh, hai vợ chồng chị Xa quyết tâm đeo đuổi việc khởi nghiệp từ con ba khía. Trong tay không có vốn nhiều, ban đầu vợ chồng chị lội sình đi bắt ba khía về làm nguyên liệu. Trải qua nhiều thất bại, bỏ không biết bao mẻ ba khía, vợ chồng chị cũng tìm ra công thức chuẩn nhất cho riêng mình. Nhờ tận dụng tốt mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm, những đơn hàng ngày một nhiều hơn. Tích lũy được chút vốn, vợ chồng chị đầu tư máy móc hiện đại, thuê thêm nhân công… đảm bảo quy trình làm sạch sẽ, nghiêm ngặt, an toàn vệ sinh khi đến tay người tiêu dùng. Ba khía được sơ chế và lựa chọn từ thiên nhiên là những con ba khía tươi sống, sống ở vùng đầm lầy phù sa ở Cà Mau mà khó có ba khía nơi nào sánh bằng. Với cách sơ chế theo quy trình khép kín, tỷ lệ phối trộn gia vị cân đối giúp riêu ba khía thơm ngon. Sản phẩm chất lượng, tiếng lành đồn xa, thị trường mở rộng. Đến năm 2019, mỗi tháng cơ sở của vợ chồng chị Xa cho ra lò 1,5 tấn sản phẩm, thu lãi 250 triệu đồng mỗi năm. Từ năm 2020 đến nay, công suất, lợi nhuận tăng gấp đôi.

Sản phẩm riêu ba khía mới lạ do vợ chồng chị Xa sản xuất.

Còn sản phẩm riêu ba khía lần đầu tiên xuất hiện ở huyện Đầm Dơi được coi là “chuyện lạ” về ẩm thực Cà Mau, chỉ có vợ chồng chị Xa ở Hợp tác xã (HTX) Ba khía Đầm Dơi mới làm được. Đến nay, các sản phẩm của HTX Ba khía Đầm Dơi có mặt nhiều nơi, từ bán sỉ nhỏ đến các nhà phân phối từ Cà Mau tới Hà Nội. Nhiều khách mua mang đi nước ngoài như Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan để làm quà biếu. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, vợ chồng chị Xa còn thuê thêm 10 lao động thường xuyên làm việc tại cơ sở thu nhập từ 4-5 triệu đồng mỗi tháng. Hiện, vợ chị Xa đầu tư hơn 800 triệu đồng nâng quy mô sản xuất với sản lượng 5-10 tấn sản phẩm mỗi tháng. Nhờ đó, cơ sở của chị lãi khoảng 50 triệu đồng/tháng. Hiện HTX Ba khía Đầm Dơi của vợ chồng chị Xa có 10 xã viên tham gia, đầu tư dây chuyền hiện đại, đưa máy móc vào sản xuất nhưng vẫn giữ những công đoạn truyền thống quyết định chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt về khâu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Từ sản phẩm ba khía muối ban đầu, dần dần với sự nỗ lực, vợ chồng chị Xa đã nâng tầm thương hiệu Ba khía Đầm Dơi và “đeo” huy chương cho sản phẩm ba khía của mình như Hạng Nhất cuộc thi Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vùng ĐBSCL năm 2020; Hạng Nhất cuộc thi Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Cà Mau năm 2020; Sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao duy nhất của tỉnh Cà Mau trong nghề muối ba khía, được cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, sản phẩm ba khía muối của HTX Ba khía Đầm Dơi còn được Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) công nhận vào TOP 200 sản phẩm nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2022.

Ông Lê Minh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi cho biết, HTX Ba khía Ðầm Dơi là một trong những mô hình tiêu biểu của phong trào khởi nghiệp về đặc sản Cà Mau nói chung và huyện Đầm Dơi nói riêng. Đây là sản phẩm ba khía muối duy nhất đạt OCOP 3 sao của tỉnh Cà Mau. Đồng thời, cũng là HTX đầu tiên trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Bài, ảnh: NGUYỄN TRINH

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top