Chủ nhật, 12/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nông nghiệp Việt Nam phải sớm bỏ cách làm cũ trong thời đại mới

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 của Ngân hàng Thế giới vừa công bố có khuyến nghị Ngành nông nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng từ bỏ cách làm cũ.

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 của Ngân hàng Thế giới vừa công bố có khuyến nghị Ngành nông nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng từ bỏ cách làm cũ.

Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vừa công bố Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 với chủ đề “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào”, trong đó nhấn mạnh thông điệp Ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường, muốn tiến lên, không thể chần chừ đổi mới phương thức làm nông nghiệp.

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn chậm (ảnh minh họa: KT)
Điểm sáng nhiều quốc gia từng thèm muốn, đang mờ dần…

Các chuyên gia của WB đánh giá, trong vài thập kỷ qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều thành tích đáng kể, năng suất và sản lượng tăng góp phần hoàn thành mục tiêu quốc gia về an ninh lương thực, giảm nghèo, ổn định xã hội và thương mại. Năng suất sản xuất lúa tăng cao và thực hiện thâm canh tại các nông hộ nhỏ mang lại hiệu quả lớn đã làm cho nước phát triển phải thèm muốn. Đồng thời, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản – lương thực hàng đầu thế giới. Việt Nam xếp thứ 5 về xuất khẩu thủy sản, gạo, cà phê, chè, hạt điều, tiêu đen, cao su và sắn.

"Việt Nam thực sự không nhất thiết phải sản xuất một lượng lương thực dư thừa bằng 30% sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực trong khi người nông dân trồng lúa có giá trị gia tăng rất thấp. Hầu hết phần chênh lệch giữa sản lượng gạo và tiêu thụ nội địa ở vùng ĐBSCL từ những năm 2000 đến nay đều được xuất khẩu, chủ yếu nhắm vào thị trường giá thấp, chất lượng thấp. Việt Nam đã bị trói buộc bởi thành tựu về an ninh lương thực đối với tăng trưởng ngành nông nghiệp của mình", Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 của WB nêu.

Mặc dù vậy, “chất lượng và tính bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp, và cách thức phát triển vẫn còn nhiều điều phải bàn”- ông Ousmane Dione, Giám đốc WB tại Việt Nam nhấn mạnh.
Trong số các hạn chế của nông nghiệp Việt Nam, báo cáo của WB chỉ ra rằng, tỷ suất lợi nhuận thấp trong các nông hộ nhỏ còn thấp, tình trạng thiếu việc làm tương đối nghiêm trọng trong lao động nông nghiệp, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm còn thấp, mức độ bổ sung giá trị thấp, trình độ đổi mới sáng tạo công nghệ và thể chế còn hạn chế…

Hiện nay, “tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp và mức tăng năng suất yếu tố tổng hợp đã chậm lại. Trên một số phương diện, phát triển nông nghiệp đã gây tổn hại môi trường như tàn phá rừng, mất đa dạng sinh học, thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước và phát thải khí nhà kính. Tại hầu hết các địa phương, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa trên tăng diện tích canh tác, thâm canh, tăng vụ và tăng cường sử dụng phân bón, tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, sản lượng đầu ra ngày càng đòi hỏi chi phí đầu vào cao hơn và làm tăng chi phí môi trường” – ông Steven Jaffee, chuyên gia kinh tế trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp của WB tại Việt Nam đánh giá.

Cần tăng giá trị, giảm đầu vào

Theo đánh giá của WB, ngành nông nghiệp đang bị cạnh tranh bởi các yếu tố trong nước bởi quá trình phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ về lao động, đất đai và nguồn nước. Chi phí lao động tăng đã bắt đầu hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của Việt Nam, đó là dựa trên ưu thế sản xuất nguyên vật liệu giá rẻ và không tạo sự khác biệt. Hệ quả tiêu cực của việc sử dụng thái quá vật tư đầu vào và tài nguyên thiên nhiên đối với cả môi trường và lợi nhuận của người nông dân đã thể hiện ngày càng rõ.

"Ngành nông nghiệp Việt Nam tạo ra sản phẩm nhưng cũng kèm theo một cái giá phải trả về môi trường. Đã đến lúc không thể làm theo cách cũ được nữa. Tốc độ tăng trưởng đã giảm sút, nông nghiệp dễ bị tổn thương trước các hiểm họa thời tiết và nông nghiệp cũng tạo dấu ấn môi trường nghiêm trọng. Chúng ta cần thay đổi để vượt qua những thách thức này, để đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người dân Việt Nam được tốt hơn"- Ousmane Dione, Giám đốc WB tại Việt Nam.

Vì thế, ông Steven Jaffee cho rằng, “đã đến lúc ngành nông nghiệp Việt Nam phải thực hiện “tăng giá trị, giảm đầu vào”, tức là phải tạo thêm giá trị kinh tế cho nông dân và người tiêu dùng, đồng thời giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, lao động và các nguồn lực khác. Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn phải chuyển hướng cạnh tranh bằng cách trở thành nguồn cung đáng tin cậy, chất lượng ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo thêm nhiều giá trị”.

Các chuyên gia của WB cũng khuyến nghị, ngành nông nghiệp Việt Nam cần tạo sự thay đổi không chỉ trong mô hình tăng trưởng mà ngay cả trong cơ cấu sản xuất và tổ chức chuỗi cung ứng. Hiện nay, sản xuất và cung ứng còn khá manh mún, mối liên kết tập thể giữa các nông dân và sự phối hợp theo ngành dọc còn yếu. Đó là nguyên nhân làm tăng chi phí giao dịch, không tận dụng được lợi thế quy mô và không tạo động lực sản xuất ra hàng hóa và nguyên vật liệu với chất lượng ngày càng cao.

Bên cạnh đó, mô hình quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp cũng cần thay đổi – nhà nước cần thay đổi cách thức cung ứng dịch vụ hỗ trợ về công nghệ và điều tiết, đầu tư và chi công, áo dụng các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư cho nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp.

Phải vào cuộc liên ngành

Theo WB, Việt Nam đang đứng trước các cơ hội hứa hẹn cả trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng muốn thành công thì các hộ nông dân và DN phải có khả năng tạo ra các sản phẩm có độ tin cậy, chất lượng, an toàn và bền vững.

Thời gian từ 2025 - 2030, Việt Nam cần tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp một cách bền vững, trong đó đưa tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào tăng trưởng của các yếu tố tổng hợp (TFP) như: tăng trưởng xanh, tăng trưởng dựa vào công nghệ, sinh hóa... Đặc biệt, vai trò của Chính phủ, bộ ngành rất quan trọng với việc tạo ra các cơ chế, quy hoạch và chính sách phát triển của toàn ngành, cụ thể cần có những cơ chế chính sách đặc thù để tạo điều kiện cho các nông hộ sản xuất nhỏ đạt lợi thế quy mô lớn hơn, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tất nhiên, theo nhiều chuyên gia, để phát triển nông nghiệp đạt kỳ vọng theo cách mới, cần sự vào cuộc liên ngành, không chỉ riêng gì của ngành nông nghiệp./.

Xuân Thân/VOV.VN 

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh?

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI họp ngày 11/4/2024, Cục trưởng Cục Thống kê - Nguyễn Văn Chuẩn đã có bài phát biểu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và quy mô nền kinh tế quí I/2024 của tỉnh Long An;

Cần nghiên cứu tác động nếu điều chỉnh thuế bất động sản

(ĐCSVN) - Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bất động sản thì việc nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan là cần thiết, nhưng cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tính khả thi, góp phần hạn chế đầu cơ bất động sản.

Sơn La phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(ĐCSVN) - Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Sơn La đã có bước thay đổi rõ rệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển sang trồng cây ăn quả. Sơn La đang phấn đấu trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chế biến rau, quả của vùng Tây Bắc.

Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong ngăn chặn hành vi gian lận thương mại

(ĐCSVN) - Trong bối cảnh thương mại ngày càng phức tạp và các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng ngày càng nhiều, các hành vi gian lận thương mại đang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và tinh vi hơn. Vì vậy, ngoài nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định để hạn chế nguy cơ bị khởi kiện lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ.

Đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc chậm thi công do thời tiết

(ĐCSVN) - Để đảm bảo nguồn điện ổn lâu dài cho TP. Phú Quốc, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã triển khai đầu tư đường dây điện 220kV vượt biển trên không từ Kiên Bình (huyện Kiên Lương) ra TP. Phú Quốc. Tuy nhiên tiến độ thực hiện dự án đang diễn ra chậm so với kế hoạch.

Hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(ĐCSVN) – Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường triển khai các hoạt động thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Xây dựng nông thôn phát triển hài hòa và bền vững 

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở TP Cần Thơ diễn ra mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày, đời sống người dân cải thiện đáng kể.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao - Long An trở thành vựa lúa lớn

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây...

Long An phát động chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An phối hợp tổ chức Lễ phát động Chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng năm 2024 lần thứ tư tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An..

Tập trung diệt chuột để bảo vệ sản xuất

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã ban hành văn bản về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột, bảo vệ sản xuất trồng trọt.

Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây

Giá heo hơi hôm nay giữ được ổn định ở khu vực phía bắc nhưng giảm nhẹ ở các tỉnh phía nam. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước đang rất thấp, gây nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Agribank dành hơn 180.000 tỉ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh 

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

Đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME.
Top