Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

OCOP làm thay đổi nhận thức trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp

(ĐCSVN) - Sau gần hai năm triển khai thực hiện, đến nay, chương trình OCOP đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

(ĐCSVN) - Sau gần hai năm triển khai thực hiện, đến nay, chương trình OCOP đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Hiệu quả từ chương trình OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được Chính phủ phê duyệt tháng 5/2018, là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Sau gần hai năm triển khai thực hiện, đến nay chương trình OCOP đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán lạc hậu sang sản xuất kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống ở khu vực nông thôn... Chương trình OCOP cũng được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Sản phẩm OCOP có nhiều mẫu mã đẹp, chất lượng tốt .

Chương trình đã tạo động lực cho phong trào khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều sản phẩm đẹp, chất lượng tốt từ chương trình này không chỉ tiêu thụ ở địa phương mà còn thu hút người tiêu dùng cả nước, được phân phối rộng rãi ở các chuỗi siêu thị, giúp kinh tế vùng nông thôn phát triển. Từ việc đẩy mạnh triển khai chương trình OCOP tại các địa phương trong cả nước, các sản phẩm đặc sản mang đặc trưng của mỗi địa phương, vùng miền đã dần được khẳng định thương hiệu, nâng cao chất lượng và được nhiều người biết đến.

Có thể thấy, bên cạnh những hiệu quả và sự lan tỏa, việc triển khai chương trình OCOP cũng đã huy động các nguồn lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, sắp xếp, chuyển đổi mô hình quản lý, đầu tư phát triển chợ, mạng lưới phân phối sản phẩm của OCOP.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình OCOP

Mặc dù đã mang lại tín hiệu tích cực giúp phát triển kinh tế khu vực nông thôn, tuy nhiên, việc triển khai chương trình OCOP hiện vẫn còn không ít thách thức. Cụ thể như: Hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình OCOP còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ và thống nhất đơn vị đầu mối, tham mưu. Một số địa phương tuy đã phê duyệt đề án, kế hoạch nhưng chưa triển khai hoạt động cụ thể, chưa bám sát đúng chu trình OCOP đã được quy định tại Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020. Do vậy, tiến độ và chất lượng triển khai Chương trình của nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương chủ yếu tập trung lựa chọn các sản phẩm sẵn có, xây dựng thương hiệu sản phẩm của một số chủ thể đơn lẻ, có tính cộng đồng chưa cao để đưa tham gia Chương trình OCOP và phân hạng sản phẩm; chưa chú trọng đến phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương để nâng cao chất lượng. Công tác xúc tiến thương mại tuy đã được nhiều địa phương quan tâm, tổ chức nhiều hội chợ quảng bá, song còn chưa tập trung, khâu tổ chức còn chưa làm nổi bật về hình ảnh, chất lượng của các sản phẩm OCOP.

Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện tốt Chương trình OCOP là một hướng đi tất yếu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Để đảm bảo tính bền vững của Chương trình OCOP, cần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung chuyên môn hóa vào các ngành có lợi thế của từng địa phương và từng ngành để xây dựng chiến lược phát triển. Tổ chức mở các hội chợ đặc sản vùng miền ở quy mô địa phương, quốc gia, qua đó tạo thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Chính quyền địa phương nơi có sản phẩm OCOP nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trong việc gìn giữ và phát triển các sản phẩm mang tính truyền thống. Bên cạnh đó, tăng cường vai trò và sự tham gia của chính quyền cấp xã trong việc phát triển và đánh giá sản phẩm OCOP; đồng thời có kế hoạch và chính sách cụ thể hỗ trợ các sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP nhưng có tiềm năng để phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, cảnh quan, văn hóa và tính cộng đồng của địa phương. Rà soát và nâng cao chất lượng công tác đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo minh bạch và chất lượng, không chạy theo thành tích.

 Các hội chợ nông sản được tổ chức góp phần đưa sản phẩm OCOP tiếp cận người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, hiện nay khi ngành du lịch đang có những bước phát triển mạnh mẽ, khách du lịch cũng có nhu cầu rất lớn về việc thưởng thức ẩm thực; mua các sản phẩm lưu niệm, hàng đặc sản, thủ công mỹ nghệ... Vì thế, các địa phương cần đặc biệt quan tâm tới việc kết nối giữa ngành thương mại và ngành du lịch, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với khách du lịch.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại 63 tỉnh, thành phố, đã xác định được 6.010 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế của địa phương. Các sản phẩm này tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc; nhóm lưu niệm, nội thất, trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn và làng bản văn hóa gắn liền với du lịch. Trong triển khai chương trình OCOP năm 2020, các địa phương đánh giá, phân hạng và công nhận 3.200 sản phẩm, vượt 800 sản phẩm so với kế hoạch đề ra. Hội đồng OCOP cấp quốc gia đang tổ chức đánh giá, phân hạng xem xét xếp hạng 43 sản phẩm 5 sao.

Trong giai đoạn 2021-2025, chương trình OCOP sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi ích và điều kiện địa phương; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu cho sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai chương trình OCOP… Cụ thể, trong năm 2021, chương trình mỗi xã một sản phẩm phấn đấu có khoảng 4.000 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP, tăng 800 sản phẩm so với năm 2020./.

Bài, ảnh: N.Khánh

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Từng bước cải thiện thời gian thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới

(ĐCSVN) – Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, thời gian qua trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên đã được rút ngắn đáng kể. Việc thời gian thông quan nhanh giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ công việc, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

Từ 20/11, Phú Quốc sẽ đón khách quốc tế qua “Hộ chiếu vaccine”

(ĐCSVN) - Theo kế hoạch, chương trình mở cửa đón khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ được triển khai thực hiện trong 6 tháng. Từ ngày 20/11, Phú Quốc sẽ tổ chức đón từ 1 đến 3 chuyến bay thuê bao đầu tiên đến Phú Quốc để vận hành thử nghiệm quy trình đón, phục vụ khách để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Từ 20/11, Phú Quốc sẽ đón khách quốc tế qua “Hộ chiếu vaccine”

(ĐCSVN) - Theo kế hoạch, chương trình mở cửa đón khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ được triển khai thực hiện trong 6 tháng. Từ ngày 20/11, Phú Quốc sẽ tổ chức đón từ 1 đến 3 chuyến bay thuê bao đầu tiên đến Phú Quốc để vận hành thử nghiệm quy trình đón, phục vụ khách để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Từ 20/11, Phú Quốc sẽ đón khách quốc tế qua “Hộ chiếu vaccine”

(ĐCSVN) - Theo kế hoạch, chương trình mở cửa đón khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ được triển khai thực hiện trong 6 tháng. Từ ngày 20/11, Phú Quốc sẽ tổ chức đón từ 1 đến 3 chuyến bay thuê bao đầu tiên đến Phú Quốc để vận hành thử nghiệm quy trình đón, phục vụ khách để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Long An: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

(ĐCSVN) - Thời gian qua, UBND tỉnh Long An luôn quan tâm, chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành, địa phương thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, phải có quyết tâm cao nhất và các giải pháp thực hiện hiệu quả. Bởi vì, việc thực hiện tốt tiến độ, giải ngân vốn đầu tư công sẽ góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, ngược lại có thể làm trì trệ cơ hội phát triển.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top