Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Phát triển logistics trở thành nền kinh tế mũi nhọn của TP Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Việc phát triển ngành logistics khoa học, lành mạnh sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói riêng có độ mở rất lớn với kinh tế thế giới.

(ĐCSVN) - Việc phát triển ngành logistics khoa học, lành mạnh sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói riêng có độ mở rất lớn với kinh tế thế giới.

Kinh tế TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn vừa qua tăng khá ổn định, và tiếp tục là đầu tàu kinh tế khu vực và cả nước, với đóng góp chiếm gần 23% GDP cả nước. Trong thời gian tới, định hướng phát triển TP là tiếp tục giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới gắn với ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung phát triển nhanh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, thương mại, du lịch… đặc biệt là lĩnh vực logistics.

Hàng hóa TP chủ yếu bằng đường biển qua cảng Cát Lái.

Hình thành 3 trung tâm logistics

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng và đảm bảo cho hàng hóa được chuyển giao từ bên sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động logistics tạo ra một mạng lưới dịch vụ hỗ trợ cho việc lưu chuyển hàng hóa trong phạm vi nội địa và ngoài biên giới các quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngành dịch vụ vận tải kho bãi cũng là 1 trong 9 ngành dịch vụ trọng yếu đóng góp cho GRDP của TP với tổng giá trị thực hiện năm 2019 là 134.762 tỷ đồng (chiếm 10% GRDP TP).

Hiểu rõ tiềm năng đó, trong Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển 3 trung tâm logistic; trong đó bao gồm:  2 Trung tâm logistic hạng II (phía Bắc TP, phía Nam TP) với quy mô mỗi trung tâm giai đoạn đến năm 2020 tối thiểu là 40 ha và giai đoạn đến năm 2030 là trên 70 ha; 1 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Long Thành hoặc có đường giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp đến cảng hàng không với quy mô tối thiểu 3 - 4 ha (giai đoạn I) và 7 - 8 ha (giai đoạn II).

Để phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định phê duyệt Đề cương Đề án Phát triển ngành logistics đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đề cương đã được phê duyệt, đề án có 3 nhiệm vụ cốt lõi. Đó là hoạch định chiến lược phát triển ngành logistics TP dựa trên nguyên tắc liên kết vùng. Theo đó, về hạ tầng kỹ thuật, xác định nhu cầu, đề xuất vị trí, quy mô thành lập 3 trung tâm logistics. Ba trung tâm này sẽ đáp ứng yêu cầu trung chuyển, lưu trữ, cung cấp hàng hóa cho các chuỗi phân phối trong nội thành (siêu thị, cửa hàng bán lẻ,...) và trung chuyển, phân phối hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành, hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cửa ngõ TP. Ngoài ra, về dịch vụ logistics, nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài, cụ thể, doanh nghiệp sản xuất chỉ lo tập trung sản xuất, còn việc vận chuyển, giao nhận... sẽ do các doanh nghiệp dịch vụ logistics đảm nhận. Việc chuyên môn hóa sẽ giúp kéo giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cả trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Từ nay đến năm 2030, TP sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm phục vụ cho hoạt động logistic, kêu gọi đầu tư các trung tâm logistics phục vụ trung chuyển hàng hóa giữa TP với các tỉnh, thành, hàng hóa xuất - nhập khẩu thông qua địa bàn.

Mục tiêu trước mắt của TP là phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 25%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GRDP đạt khoảng 9%-10%, tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 40%, góp phần kéo giảm chi phí logistics của toàn nền kinh tế so với GDP còn khoảng 20%.

Đến năm 2030, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GRDP đạt khoảng 15%, tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 65%, góp phần kéo giảm chi phí logistics của toàn nền kinh tế so với GDP còn khoảng 15%-17%.

Nhìn từ kinh nghiệm thế giới

Nhằm phát triển ngành logistics đúng với kỳ vọng, TP Hồ Chí Minh đang tiến hành học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt là các nước trong khu vực thành công như, Singapore, Nhật Bản…, đây đều là quốc gia đứng đầu thế giới và khu vực về dịch vụ logistics.

Với diện tích nhỏ và hầu như không có tài nguyên nên ngay từ đầu Singapore đã xác định dựa vào thế mạnh của cảng biển và năng lực thương mại. Để đạt được những thành công của mình, Chính phủ Singapore đã đề ra và thực thi chiến lược phát triển hệ thống cảng biển và trung tâm logistics, tự do hóa thương mại. Trong đó, cam kết tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và logistics, ưu đãi thuế cho các công ty tàu biển quốc tế; miễn thuế thu nhập từ tàu biển trong 10 năm; hưởng tỷ lệ thuế ưu đãi nhỏ hơn 10% trên mức tăng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ trong 5 năm và cho vay ưu đãi với tàu và container… Singapore cũng khuyến khích các công ty trong nước hợp tác với các hãng nước ngoài để thiết lập hệ thống logistics toàn cầu, khuyến khích các công ty đa quốc gia và các nhà cung ứng dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở tại đây.

Cùng với đó, chú trọng đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng logistics như hệ thống cảng, đường cao tốc, trung tâm logistics hàng không, trạm không vận hàng tươi sống… Đồng thời, ứng dụng, khai thác hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các khâu từ thủ tục kê khai thông tin đến hỗ trợ bốc dỡ, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Các khâu kiểm soát ôtô ra vào cảng và bốc xếp hàng hóa đều được tối ưu hóa bằng máy móc. Điều này giúp giảm đáng kể thời gian, chi phí liên quan, đồng thời tạo ra nguồn thu từ các dịch vụ logistics có giá trị gia tăng cao.

Là một trong những quốc gia có trình độ phát triển logistics hàng đầu thế giới, Chính phủ Nhật Bản đã quan tâm phát triển dịch vụ logistics từ rất sớm, với việc lựa chọn những vị trí thích hợp ở gần các khu liền kề các TP, bên cạnh các tuyến giao thông nội bộ và các đường giao thông huyết mạch chính nối liền các TP lớn để xây dựng các khu kho vận hậu cần. Kho chứa hàng được xây dựng gần các cảng biển lớn, có hệ thống giao thông vận tải thông suốt. Hệ thống kho bãi rất đa dạng như kho lạnh, kho giữ ấm… cung cấp dịch vụ bảo quản thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm đặc biệt khác. Bên cạnh đó, Nhật Bản đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành như cải cách thủ tục, thành lập những tổ chức liên kết và hỗ trợ doanh nghiệp, triển khai các khoản cho vay ưu đãi để xây dựng kho bãi hậu cần…

Đưa ra ý kiến về vấn đề này, ông Phạm Phú Quốc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận cho rằng, để áp dụng thành công một số mô hình các trung tâm kho vận, logistic trên thế giới, TP cũng cần thực hiện một số giải pháp phù hợp như, hình thành quy mô cụm cảng, khu công nghiệp, khu logistic phải đạt đến quy mô đủ lớn thì mới tối ưu được hiệu quả kinh tế; cần phát triển một cách đồng bộ và hiện đại các dịch vụ hỗ trợ; tiến hành đầu tư đồng bộ vào hệ thống hạ tầng giao thông kết nối giữa trung tâm logistic với các khu công nghiệp, các khu sản xuất nông nghiệp và các đô thị; thu hút các doanh nghiệp hàng đầu để tại hiệu ứng lan tỏa và lôi kéo được các doanh nghiệp trong cùng chuỗi cung ứng; chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu thủ tục hành chính và đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành logistic…

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam cho rằng, ngành logistics phát triển sẽ đóng góp tích cực cho toàn bộ nền kinh tế. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp logistics tại TP phát triển chủ yếu là tự phát, chưa thấy vai trò rõ ràng của Nhà nước trong công tác quản lý, đặc biệt là hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần lớn doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn và đất đai để tạo cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ ngành logistics. Điều đó dẫn đến việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài hết sức khó khăn. Do đó, TP cần phải thực sự quan tâm đến các doanh nghiệp bằng những hành động cụ thể, như: hỗ trợ về mặt chính sách; giành quỹ đất để phát triển logistics và hoàn thành đề án phát triển logistics.

Khi kết hợp bài học kinh nghiệm thế giới và các biện pháp phù hợp với TP, hứa hẹn trong thời gian tới, dịch vụ logistics sẽ có những bước tăng trưởng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP Hồ Chí Minh. /.

CM

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...

Chú trọng bảo đảm an toàn cho người lao động

Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Top