Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển, đảo hấp dẫn

(ĐCSVN) - Trải qua hàng triệu năm hoạt động kiến tạo địa chất tự nhiên, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay sở hữu nhiều kỳ quan thiên nhiên độc đáo, mang vẻ đẹp hoang sơ, nét văn hóa đặc sắc miền biển, đảo, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế.

(ĐCSVN) - Trải qua hàng triệu năm hoạt động kiến tạo địa chất tự nhiên, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay sở hữu nhiều kỳ quan thiên nhiên độc đáo, mang vẻ đẹp hoang sơ, nét văn hóa đặc sắc miền biển, đảo, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế.

Nguồn lực cho phát triển

Với diện tích tự nhiên 10,39 km2, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý (khoảng 28 km), huyện đảo Lý Sơn gồm đảo Lớn (trung tâm huyện), đảo Bé và hòn Mù Cu (ở phía Đông, nằm sát đảo Lớn và không có người ở). Dân số của huyện trên 20.000 người, với 59% đang trong độ tuổi lao động, mật độ dân số khoảng 2.000 người/km2. Những năm gần đây, Lý Sơn được biết đến nhiều là bởi nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nơi trời biển gặp gỡ, giao hòa.

Huyện đảo này mang nét đặc trưng riêng có, với địa chất đặc sắc được hình thành từ hoạt động phun trào của núi lửa biển, cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng hệ thống các di sản văn hóa quý giá được hội tụ và kết tinh từ nền văn hóa cổ của Việt Nam. Khách du lịch khi đến với Lý Sơn không chỉ để thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ mà còn để khám phá đời sống thường ngày của người dân và trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc.

Sở hữu nhiều di tích văn hóa, lịch sử như chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, di tích hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm Linh tự, các di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh, với độ nắng dồi dào nhất trong hệ thống các đảo ven bờ, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho khai thác các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng quanh năm ở đây.

Công tác trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, di sản lễ hội luôn được huyện Lý Sơn quan tâm (Ảnh: Công Tiến)

Những năm qua, huyện đảo Lý Sơn nhận được sự quan tâm lớn từ Trung ương, đặc biệt sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1995/QĐ-TTg, ngày 4/11/2014 “Về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020” đã ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn khác để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện lưới cáp ngầm xuyên biển, cảng biển, khu neo đậu tàu thuyền, hệ thống đê biển, cấp nước sinh hoạt, hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở y tế… Nhờ đó, khách du lịch đến Lý Sơn tăng nhanh, đặc biệt là năm 2019 (thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19) với trên 265.000 lượt khách, tăng 165.000 lượt khách so với năm 2015.

Có thể nhận thấy, ngành du lịch, dịch vụ đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đảo, chiếm gần 50% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng mạnh (năm 2022 chiếm 46,08%), thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt. Năm 2023, huyện Lý Sơn đón 170.000 lượt du khách, trong đó có gần 2.000 khách quốc tế, tăng 126% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết: Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU, ngày 02/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi “Về đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Huyện ủy Lý Sơn đã đề ra Chương trình hành động, đồng thời xây dựng đề án phát triển du lịch huyện Lý Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chính quyền huyện đảo đang tập trung khai thác các lợi thế để phát triển du lịch, coi đây là một trong những lĩnh vực mũi nhọn để đưa địa phương phát triển theo hướng xanh và bền vững...

Phát triển Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển, đảo hấp dẫn

Bên cạnh những kết quả đạt được, chiến lược phát triển huyện đảo Lý Sơn hiện nay còn một số hạn chế, bất cập có thể nêu ra như hạ tầng kết nối và cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển ngành du lịch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là hạ tầng giao thông còn hạn chế, việc đi lại khó khăn đang là một trong những điểm nghẽn khiến du lịch Lý Sơn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách còn hạn chế nên lĩnh vực du lịch còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa bền vững, thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng và các dịch vụ chất lượng cao để giữ chân du khách.

Bên cạnh tình trạng thiếu nước ngọt, nước nhiễm mặn trong mùa hè ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân và ngành du lịch, công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất trên đảo chưa được tối ưu về chiều sâu và tầm nhìn dài hạn nên chưa tận dụng và khai thác hết nguồn lực, tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy Lý Sơn phát triển. Đáng chú ý, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch chưa cao và thiếu chuyên nghiệp, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế, cũng như vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy đúng mức.

Để đảo Lý Sơn phát triển xứng tầm, trở thành trung tâm du lịch biển, đảo hấp dẫn, chính quyền huyện cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Trước tiên, thực hiện tốt công tác quy hoạch; cùng với nguồn lực từ ngân sách, đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng và các dịch vụ phục vụ phát triển du lịch. Ưu tiên nguồn vốn để hoàn thiện hạ tầng giao thông (trên đảo và trên đất liền) theo hướng kết hợp đồng bộ giao thông đường thủy, đường bộ và hàng không để rút ngắn thời gian và lộ trình của khách du lịch khi đến Lý Sơn. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Lý Sơn trong tương lai sẽ là đòn bẩy tạo sự bứt phá trong thu hút nguồn lực đầu tư phát triển du lịch biển đảo, đưa du lịch Lý Sơn trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

Cơ sở lưu trú, phương tiện vận tải khách đường thủy ra huyện đảo Lý Sơn cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu trú và đi lại của du khách (Ảnh: Công Tiến)

Thứ hai, phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, tổ hợp giải trí kết nối khu đô thị - dịch vụ tại Lý Sơn, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa, đời sống của cộng đồng dân cư và sản phẩm OCOP của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ du lịch. Phát triển du lịch gắn với hội nghị, hội thảo; du lịch về đêm; du lịch gắn với các sự kiện thể thao…

Thứ ba, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và liên kết, hợp tác phát triển du lịch, mở rộng thị trường nội địa và quốc tế. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số ngành du lịch nhằm phục vụ hoạt động quảng bá du lịch, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch đảo Lý Sơn. Tổ chức các chương trình kích cầu du lịch, xác định thị trường nội địa là đòn bẩy. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, các nước trong khu vực để quảng bá sự hấp dẫn của du lịch biển, đảo.

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp xã hội, khả năng giao tiếp ngoại ngữ, các kiến thức về văn hóa, du lịch; từ đó bổ sung đội ngũ kế cận phục vụ, hoạt động trong lĩnh vực du lịch chuyên nghiệp.

Thứ năm, đề nghị giải quyết cho Lý Sơn được thụ hưởng ưu đãi cho vay chương trình hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg và cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ. Nguyên nhân ở đây là Lý Sơn chưa đạt tiêu chuẩn là huyện nông thôn mới và nằm trong danh mục huyện nghèo, đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 353/QĐ-TTg, ngày 15/3/2022, của Thủ tướng Chính phủ./.

Công Tiến - Anh Tuấn

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh?

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI họp ngày 11/4/2024, Cục trưởng Cục Thống kê - Nguyễn Văn Chuẩn đã có bài phát biểu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và quy mô nền kinh tế quí I/2024 của tỉnh Long An;

Top 10 sân bay đông khách nhất thế giới

Tổng số hành khách đi máy bay toàn cầu năm 2023 đạt gần 8,5 tỉ và đem lại những con số khổng lồ cho các sân bay lớn nhất thế giới.

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020 cho 19 doanh nghiệp và tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020 cho 36 doanh nghiệp.

Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu hàng hóa

Với sự phục hồi tích cực từ thị trường, các đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) gia tăng, hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đã có những dấu hiệu khởi sắc, nhất là trong những tháng đầu năm 2024.

Bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống

(ĐCSVN) - Bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực người dân Việt Nam.

Các trường hợp đất quốc phòng kết hợp xây dựng kinh tế không phải nộp tiền sử dụng đất

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 26/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

Hải Dương phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại, quy mô kinh tế lớn

(ĐCSVN) - Quy hoạch tỉnh sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Xây dựng nông thôn phát triển hài hòa và bền vững 

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở TP Cần Thơ diễn ra mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày, đời sống người dân cải thiện đáng kể.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao - Long An trở thành vựa lúa lớn

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây...

Long An phát động chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An phối hợp tổ chức Lễ phát động Chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng năm 2024 lần thứ tư tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An..

Tập trung diệt chuột để bảo vệ sản xuất

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã ban hành văn bản về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột, bảo vệ sản xuất trồng trọt.

Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây

Giá heo hơi hôm nay giữ được ổn định ở khu vực phía bắc nhưng giảm nhẹ ở các tỉnh phía nam. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước đang rất thấp, gây nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Phối hợp kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính, ngân sách 

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa KTNN và Thường trực HĐND, UBND 6 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, giai đoạn 2013-2023.

Rà soát, chuẩn bị mọi mặt đảm bảo Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên tại TP Cần Thơ thành công tốt đẹp 

(CT) - Chiều 6-5, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, chủ trì cuộc họp với UBND TP Cần Thơ và Ban tổ chức Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên (HSSV) lần thứ VI năm 2024 tại TP Cần Thơ về công tác chuẩn bị Ngày hội.

Doanh thu quý I của Bách hóa xanh đạt hơn 9.100 tỉ đồng 

(CT) - Theo Báo cáo tình hình kinh doanh công bố mới đây của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG), doanh thu lũy kế của Bách hóa xanh (thuộc MWG), quý I năm 2024 đạt hơn 9.100 tỉ đồng, tăng 44% so với quý I năm 2023.

Tập trung phát triển kinh tế - xã hội an toàn, bền vững 

Những tháng đầu năm 2024, hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện Vĩnh Thạnh được đánh giá phát triển ổn định, bền vững. Trong đó có nhiều lĩnh vực tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, tạo đà phát triển cho những tháng tiếp theo trong năm 2024.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao chặng Sài Gòn - Ðà Nẵng 

Sáng 27-4, tại ga Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), Tổng Công ty Ðường sắt Việt Nam đã khai trương đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 ( chặng Sài Gòn - Ðà Nẵng), phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4, 1-5
Top