Thứ bảy, 11/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Philippines không phải đối đầu quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte liên tục khẳng định việc thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với hành động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ dẫn đến chiến tranh.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte liên tục khẳng định việc thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với hành động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ dẫn đến chiến tranh.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Philstar đưa tin, để biện minh cho lập trường mềm mỏng của chính quyền Philippines trong các tranh chấp trên biển, Tổng thống Rodrigo Duterte liên tục khẳng định việc thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với hành động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ dẫn đến chiến tranh.

Tuy nhiên, Manila thực tế có nhiều lựa chọn hơn việc phát động chiến tranh.

Philippines có các lựa chọn chính sách về pháp lý, ngoại giao và an ninh sau phán quyết của tòa án quốc tế hồi tháng 6/2016.

Giáo sư Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines, nhận xét, việc sử dụng các lực lượng vũ trang để giải quyết tranh chấp chắc chắn không phải là một lựa chọn.

Giáo sư Batongbacal nói: “Khung chính sách duy nhất của Philippines trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông cần phải được dựa trên các phương thức xử lý tranh chấp hòa bình được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và Phần XV của Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).”

Giáo sư Batongbacal cũng cho rằng có khả năng Trung Quốc thay đổi lập trường xung quanh phán quyết của tòa trọng tài thường trực quốc tế, một khi “có sự trao đổi quyền hợp pháp lấy lợi ích kinh tế hoặc một sự thỏa hiệp bị ép buộc thông qua các hành động đơn phương.”

Việc tái khởi động đàm phán tranh chấp với Trung Quốc trên cơ sở lập trường pháp lý sẽ trao cho Philippines hai lựa chọn: hợp tác và cải thiện quan hệ song phương, hoặc tiếp tục xuất hiện các hành động đơn phương và leo thang căng thẳng trên biển.

Ông Batongbacal nhận xét: “Các lựa chọn này cho thấy đây là các phương án phù hợp nhất cho Philippines để bảo vệ và duy trì các đặc quyền và lợi ích trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa, trong khi vẫn để ngỏ cánh cửa hợp tác liên quan tới các lợi ích chung tại các khu vực tranh chấp còn lại....”

Giáo sư luật hàng hải này nhận xét: “Tóm lại, phán quyết đã trao cho Philippines đòn bẩy pháp lý rất mạnh, có thể được tận dụng trong các mối quan hệ song phương và các cuộc thảo luận với Trung Quốc, và trong các mối quan hệ đa phương với các bên khác trong và ngoài khu vực.”

Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Richard Heydarian đề xuất, một thỏa thuận đánh bắt chung tại Bãi cạn Scarborough, khu vực mà Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát, sẽ là một sự thỏa hiệp “mang tính thay đổi cuộc chơi."

Theo chuyên gia này, xét tới việc chính quyền Tổng thống Duterte nghiêng về phương án tránh xung đột, một thỏa thuận thỏa đáng cho cả hai bên sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu tái bình thường hóa quan hệ giữa hai nước này.

Còn Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một viện nghiên cứu của Mỹ, đề xuất, ASEAN hoặc một bên trung lập như Singapore nên đóng vai trò hòa giải trong trường hợp xung đột xảy ra trong khu vực.

CFR nhận định: “Các bên cũng có thể kêu gọi tiến hành một phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để đàm phán một lệnh đình chiến, mặc dù việc Trung Quốc là một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an có thể hạn chế tính hiệu quả của phương án này.”

CFR cũng đề xuất phương án thiết lập các cơ chế liên lạc, như đường dây nóng quân sự để giải quyết các tình huống khẩn cấp trên biển, tương tự như cơ chế đã được thiết lập giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam, hay Trung Quốc và ASEAN.

Trong tình huống xung đột liên quan tới Philippines nổ ra, Mỹ có nghĩa vụ xem xét hành động quân sự trong khuôn khổ Hiệp ước Quốc phòng Chung./.

Theo TTXVN

Israel quyết tấn công Rafah 

Các lực lượng Israel đang oanh tạc một số khu vực ở thành phố Rafah thuộc miền Nam Dải Gaza, trong khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu bác bỏ lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc ngừng cung cấp vũ khí cho nước này.

Vụ tàu ngầm Argentina mất tích: Ngừng các hoạt động cứu hộ

Người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi thông báo đã ngừng hoạt động cứu hộ 44 thủy thủ tàu ngầm ARA San Juan bị mất tích trên biển Nam Đại Tây Dương từ ngày 15/11.

Tổng thống Argentina khẳng định sẽ làm tất cả để tìm tàu ngầm mất tích

Argentina đã triển khai một chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây để tìm dấu vết của tàu ARA San Juan với 14 tàu thuyền và 14 máy bay các loại.

Indonesia sơ tán khẩn cấp hàng nghìn người sống gần núi lửa Agung

Ngày 22/11, hàng nghìn người sống gần khu vực núi lửa Agung trên đảo Bali của Indonesia đã phải sơ tán sau khi ngọn núi này có dấu hiệu phun trào trở lại sau 50 năm 'ngủ yên.'

Mỹ, Nhật Bản xác nhận 3 người mất tích trong vụ máy bay rơi

Hải quân Mỹ và Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận một máy bay của Hải quân Mỹ chở 11 người rơi xuống vùng biển phía Đông Nam Okinawa trước đó cùng ngày, trong đó 3 người mất tích và 8 người đã được cứu.

Chủ tịch Hạ viện Anh: Thời hạn Brexit có thể bị hoãn vài tuần

Chủ tịch Hạ viện Leadsom cho biết, thời hạn Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, có thể bị hoãn lại vài tuần để có thời gian cho các nghị sỹ thông qua dự luật.

Nga cáo buộc Mỹ đang tìm cách gây ra đảo chính tại Venezuela

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cáo buộc Mỹ đang tìm cách gây ra một cuộc đảo chính tại Venezuela.

Tổng thống Maduro: Venezuela chiến thắng ở phiên họp của Liên hợp quốc

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bày tỏ tin tưởng rằng nước này đã giành chiến thắng tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc diễn ra trước đó một ngày.

Số thương vong trong đánh bom kép ở Philippines tăng lên gần 80 người

Số nạn nhân thiệt mạng trong 2 vụ đánh bom tại một nhà thờ Thiên Chúa giáo xảy ra sáng 27/01 tại thành phố Jolo, tỉnh Sulu miền Nam Philippines đã lên tới ít nhất 19 người, trong khi 48 người khác bị thương.

Thủ tướng Anh nỗ lực tìm kiếm biện pháp phá bỏ thế bế tắc của Brexit

Thủ tướng Anh Theresa May có kế hoạch tìm kiếm một hiệp ước song phương với chính phủ Ireland như một cách để loại bỏ điều khoản 'rào chắn' trong thỏa thuận “ly hôn” của nước này với Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Đoàn đại biểu Đảng ta tham dự Diễn đàn Xao Pao-lô lần thứ 24

(ĐCSVN) - Từ ngày 14 đến 17/7/2017, Diễn đàn Xao Pao-lô lần thứ 24 đã được Đảng Cộng sản Cu-ba đăng cai tổ chức tại thủ đô La Ha-ba-na với sự tham gia của 625 đại biểu quốc tế, một số nguyên thủ quốc gia và nhiều lãnh đạo của hơn 120 chính đảng, các tổ chức xã hội cánh tả, tiến bộ đến từ 56 nước khu vực Mỹ La tinh và trên thế giới.

Đoàn đại biểu Đảng ta tham dự Diễn đàn Xao Pao-lô lần thứ 24

(ĐCSVN) - Từ ngày 14 đến 17/7/2017, Diễn đàn Xao Pao-lô lần thứ 24 đã được Đảng Cộng sản Cu-ba đăng cai tổ chức tại thủ đô La Ha-ba-na với sự tham gia của 625 đại biểu quốc tế, một số nguyên thủ quốc gia và nhiều lãnh đạo của hơn 120 chính đảng, các tổ chức xã hội cánh tả, tiến bộ đến từ 56 nước khu vực Mỹ La tinh và trên thế giới.

Đoàn đại biểu Đảng ta tham dự Diễn đàn Xao Pao-lô lần thứ 24

(ĐCSVN) - Từ ngày 14 đến 17/7/2017, Diễn đàn Xao Pao-lô lần thứ 24 đã được Đảng Cộng sản Cu-ba đăng cai tổ chức tại thủ đô La Ha-ba-na với sự tham gia của 625 đại biểu quốc tế, một số nguyên thủ quốc gia và nhiều lãnh đạo của hơn 120 chính đảng, các tổ chức xã hội cánh tả, tiến bộ đến từ 56 nước khu vực Mỹ La tinh và trên thế giới.

Đoàn đại biểu Đảng ta tham dự Diễn đàn Xao Pao-lô lần thứ 24

(ĐCSVN) - Từ ngày 14 đến 17/7/2017, Diễn đàn Xao Pao-lô lần thứ 24 đã được Đảng Cộng sản Cu-ba đăng cai tổ chức tại thủ đô La Ha-ba-na với sự tham gia của 625 đại biểu quốc tế, một số nguyên thủ quốc gia và nhiều lãnh đạo của hơn 120 chính đảng, các tổ chức xã hội cánh tả, tiến bộ đến từ 56 nước khu vực Mỹ La tinh và trên thế giới.

Đoàn đại biểu Đảng ta tham dự Diễn đàn Xao Pao-lô lần thứ 24

(ĐCSVN) - Từ ngày 14 đến 17/7/2017, Diễn đàn Xao Pao-lô lần thứ 24 đã được Đảng Cộng sản Cu-ba đăng cai tổ chức tại thủ đô La Ha-ba-na với sự tham gia của 625 đại biểu quốc tế, một số nguyên thủ quốc gia và nhiều lãnh đạo của hơn 120 chính đảng, các tổ chức xã hội cánh tả, tiến bộ đến từ 56 nước khu vực Mỹ La tinh và trên thế giới.

Xung đột Hamas-Israel: LHQ cảnh báo phải dừng viện trợ trong vài ngày tới

Đại diện Văn phòng điều phối hoạt động nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) tại Gaza nhấn mạnh tình hình ở Gaza đã đến 'mức khẩn cấp chưa từng có.”

Cuộc gặp Mỹ-Hàn sẽ tập trung thúc đẩy hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Hội nghị thượng đỉnh song phương lần thứ chín giữa Mỹ và Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào ngày 23/9 tới, bên lề phiên họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc.

Khả năng nhà lãnh đạo Triều Tiên dự Hội nghị đặc biệt Hàn Quốc-ASEAN

Thứ trưởng Lee Tae ho khẳng định Chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa quyết định chính thức về việc mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tham dự sự kiện, nhưng đang để ngỏ khả năng này.

Biến đổi khí hậu: Thông điệp mạnh mẽ của giới trẻ gửi các nhà lãnh đạo

Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của thành niên được tổ chức hai ngày trước khi Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres triệu tập.

3.000 binh sỹ NATO tham gia tập trận quốc tế Mũi tên Bạc 2019

'Mũi tên Bạc - 2019' huy động hơn 3.000 binh sỹ của 12 nước tham gia nhằm cải thiện hợp tác giữa các quân đội, tập dượt khả năng lên kế hoạch và tiến hành các chiến dịch phòng thủ.
Top