Chủ nhật, 12/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Quan hệ “kỳ lạ” giữa Mỹ và Israel 

Sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel vốn là một tồn tại đặc biệt ở Trung Đông kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng gần đây, giới quan sát đánh giá mối quan hệ chiến lược này
MAI QUYÊN (Theo Al Jazeera)

Sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel vốn là một tồn tại đặc biệt ở Trung Đông kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng gần đây, giới quan sát đánh giá mối quan hệ chiến lược này đang trở nên “kỳ lạ” khi Washington tìm cách thích nghi phản ứng “hất hủi” công khai từ Nhà nước Do Thái.

Khói bốc lên trong cuộc đột kích của Israel vào Bờ Tây. Ảnh: Reuters

Cuối tuần rồi, đại sứ Mỹ tại Israel Tom Nides đăng trên Twitter đoạn video quay cảnh ông và các binh sĩ Israel ở biên giới giáp Lebanon, trong đó mọi người cùng hô câu chúc an lành. Việc quan chức Mỹ thể hiện hình ảnh sát cánh bên cạnh lực lượng vũ trang Israel bị cho có chút bất thường, đặc biệt giữa lúc hoạt động quân sự Nhà nước Do Thái tiến hành đang khiến khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại.

Đại sứ Nides không phải quan chức Mỹ duy nhất có màn thể hiện “ngoại giao nguy hiểm” khi Washington đối mặt chủ nghĩa hoài nghi và bất mãn từ Chính phủ Israel. Theo giới quan sát, các quan chức Israel gần đây nhiều lần thách thức lập trường chính thức của Mỹ ủng hộ tư cách nhà nước Palestine. Không chỉ tỏ thái độ lạnh nhạt với chính quyền Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu còn công khai phớt lờ cảnh báo của Washington về việc thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Trước đó, ông Netanyahu thậm chí cáo buộc nhà lãnh đạo Mỹ “can thiệp” công việc nội bộ của Israel sau khi Tổng thống Biden đưa ra bình luận về tiến trình cải cách tư pháp gây tranh cãi tại quốc gia đồng minh.

Trong động thái làm dịu, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến công du Trung Đông tháng rồi đã nỗ lực vận động Saudi Arabia bình thường hóa quan hệ với Israel, bất chấp việc nước này tiếp tục mở rộng các khu định cư bất hợp pháp và gia tăng bạo lực chống lại người Palestine khiến Washington cùng những đối tác mới ở vùng Vịnh không hài lòng. Quốc hội Mỹ trước đó còn mời Tổng thống Israel Isaac Herzog phát biểu trước lưỡng viện nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày độc lập Nhà nước Israel.

Vinh dự trên từng được trao cho Thủ tướng Netanyahu 3 lần, lần cuối là vào năm 2015 khi ông Netanyahu kích động giới lập pháp Mỹ chống lại chính quyền Tổng thống khi đó là Barack Obama vì ký thỏa thuận hạt nhân với Iran. Năm 2011, ông Netanyahu từng công khai làm bẽ mặt Tổng thống Obama tại Nhà Trắng nhưng điều này không ngăn Washington cam kết viện trợ quân sự trị giá 38 tỉ USD cho Tel Aviv trong 10 năm. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ còn công nhận việc Israel đơn phương sáp nhập Jerusalem và Cao nguyên Golan tranh chấp với Syria. Kể từ khi kế nhiệm vào năm 2021, Tổng thống Biden không đảo ngược bất kỳ nhượng bộ lớn nào, đồng thời mở rộng các cam kết quân sự với Israel trong bản ghi nhớ chiến lược mới.

Đằng sau nhượng bộ của Mỹ

Theo giới phân tích, sự ủng hộ “thái quá” hiện nay của Mỹ dành cho Israel một phần vì để ổn định tình hình chính trị trong nước. Với thế đa số mỏng manh của đảng Dân chủ tại Thượng viện, Tổng thống Biden muốn tránh mất đi sự ủng hộ của phe có truyền thống chủ trương ủng hộ Israel trong đảng. 

Sự nhượng bộ này vốn cũng là truyền thống chính sách đối ngoại của Mỹ, xoay quanh việc đáp ứng nhu cầu của Israel để khuyến khích nước này tiết chế lập trường trong đàm phán hòa bình với người Palestine, đôi lúc sẽ đưa ra những “thỏa hiệp” cần thiết. Cuối cùng là tư duy chiến lược của Washington. Trong lịch sử, Mỹ duy trì quan hệ hợp tác chiến lược mạnh mẽ và nhất quán với Israel, coi nước này là đồng minh đáng tin cậy nhất ở Trung Đông bất chấp những thăng trầm về chính trị và ngoại giao. Nhưng với Israel thì ngược lại, giới phân tích nói rằng mục tiêu của Tel Aviv là khiến Mỹ “kẹt” ở Trung Đông để dọn dẹp trở ngại cho mình. Điều này từng được ông Netanyahu đề cập trước Quốc hội khi nói rằng sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực có thể “không quá tệ” vì điều đó buộc Mỹ phải tiếp tục can dự.

Ngày 3-7, chính quyền Palestine quyết định ngừng mọi liên lạc, các cuộc gặp gỡ và hợp tác an ninh với Chính phủ Israel. Thông báo được đưa ra sau khi Tel Aviv tiến hành chiến dịch tấn công lớn nhất ở Bờ Tây trong 20 năm qua, nhắm vào các tay súng thuộc Lữ đoàn Jenin. Các vụ tấn công khiến ít nhất 8 người Palestine thiệt mạng và 100 người khác bị thương.

Nhật Bản: Đa số người dân Okinawa phản đối kế hoạch của Mỹ

Gần 70% cư dân tỉnh Okinawa, miền Nam Nhật Bản, dự kiến sẽ bỏ phiếu phản đối kế hoạch gây tranh cãi của chính quyền trung ương về di chuyển một căn cứ không quân chủ chốt của Mỹ trong tỉnh này.

Iran bày tỏ sẵn sàng cải thiện quan hệ với các nước vùng Vịnh

Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 17/02 tuyên bố Tehran muốn thiết lập quan hệ gần gũi với tất cả các quốc gia ở Trung Đông.

Ủy ban LHQ cáo buộc Triều Tiên sử dụng sân bay để phát triển tên lửa

Theo một báo cáo thường niên của Liên hợp quốc (Liên hợp quốc) mà hãng tin Kyodo thu thập được, Triều Tiên vẫn duy trì các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của mình.

Tổng thống Mỹ kiên quyết bảo vệ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Tổng thống Donald Trump sẵn sàng sử dụng quyền phủ quyết đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông nếu Quốc hội bỏ phiếu không phê chuẩn tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia dọc biên giới Mỹ-Mexico.

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Tiến triển nhưng vẫn cần tiếp tục

Hiện Mỹ và Trung Quốc đang tích cực đẩy nhanh các nỗ lực hướng tới đạt được một thỏa thuận thương mại trước thời hạn chót 01/3.

WEF ASEAN 2018: Khẳng định dấu ấn của ngoại giao đa phương Việt Nam

(ĐCSVN) - Tiếp nối sự thành công của Năm APEC 2017, đăng cai tổ chức WEF ASEAN lần này khẳng định dấu ấn của ngoại giao đa phương Việt Nam năm 2018, thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, tham gia kiến tạo và định hình kinh tế khu vực và toàn cầu.

Tuyên bố chung Việt Nam - In-đô-nê-xi-a về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống In-đô-nê-xi-a Giô-cô Uy-đô-đô (Joko Widodo) và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 11-12/9/2018. Trong chuyến thăm lần này, Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - In-đô-nê-xi-a về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bản Tuyên bố chung này.

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân và phi chính phủ nước ngoài

(ĐCSVN) – Ngày 11/9, tại thành phố Nha Trang, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân và phi chính phủ nước ngoài trong tình hình mới.

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Mở rộng chân trời hợp tác”

Kết quả chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cùng hàng loạt văn kiện được ký kết đã tạo ra những niềm hy vọng về bước đột phá trong quan hệ kinh tế - thương mại song phương.

Việt Nam và Nam Phi hợp tác phòng chống tội phạm

Chiều 11/9, nằm trong khuôn khổ chuyến công tác Cộng hòa Nam Phi, tại thành phố Johannesburg, đoàn đại biểu Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam do Viện trưởng Lê Minh Trí dẫn đầu đã có cuộc hội đàm với đại diện Viện công tố quốc gia Nam Phi. Tại đây, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác phòng chống tội phạm.

Hải quân Nga, Trung Quốc và Iran diễn tập bắn các mục tiêu trên biển

Hạm đội của các nước trên đã diễn tập xạ kích vào các mục tiêu được xác định trước bằng các loại vũ khí và tất cả các hoạt động được thực hiện dưới sự giám sát của Hải quân Iran.

HĐBA LHQ họp kín về đề xuất giảm trừng phạt Triều Tiên

Trước đó vào hồi đầu tháng 12, Trung Quốc và Nga đã trình dự thảo nghị quyết lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để đề nghị giảm bớt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, nhưng không được ủng hộ.

Nhà Trắng: Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sẽ được ký vào đầu năm mới

Cố vấn thương mại Peter Navarro nêu rõ: 'Chúng tôi nhiều khả năng sẽ ký (thỏa thuận đó) trong tuần tới hoặc khoảng đó, chúng tôi chỉ đang chờ bản dịch.'

Việt Nam bắt đầu các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch HĐBA

Theo chương trình làm việc do Việt Nam đề xuất, Hội đồng Bảo an sẽ có 12 cuộc họp công khai, 15 cuộc họp kín thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực như tình hình Trung Đông, Syria, Yemen...

Campuchia: Kỷ niệm 41 năm Ngày lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Lễ Chiến thắng năm nay được tổ chức tại khắp các tỉnh thành của đất nước Chùa Tháp và bài phát biểu của Thủ tướng Hun Sen sẽ được truyền trực tiếp đến người dân trên cả nước.
Top