Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Quán thanh xuân số 4: "Ngày mai anh lên đường"

(ĐCSVN) - Chương trình Quán thanh xuân số 4 chủ đề "Ngày mai anh lên đường" là một hành trình cảm xúc của những lời tạm biệt trước lúc lên đường của những người con Việt Nam.

Đến với Quán thanh xuân, khán giả được giao lưu với nhiều vị khách mời
(Ảnh: VTV)

Quán thanh xuân - sự pha trộn nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và những câu chuyện quá khứ, mang đến không gian gần gũi, ấm áp cho khán giả. Số 4 Quán thanh xuân sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc 20h40 Chủ nhật ngày 7/4 trên kênh VTV1. Trong chương trình, khán giả sẽ được gặp gỡ và giao lưu với Thiếu tướng, PGS.TS.TTND Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175; Nhạc sĩ Thế Hiển; Nhạc sỹ Trương Quý Hải; Nhà báo Phùng Huy Thịnh; Nhà báo Thế Thanh; Nhà báo Thanh Hương (vợ nhà văn Vũ Tú Nam) và ba em gái của nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

"Ngày mai anh lên đường" sẽ kể cho khán giả VTV nghe nhiều câu chuyện tình yêu và sự chờ đợi. Đó là chuyện tình với gần 500 bức thư của nhà văn Vũ Tú Nam và nhà báo Thanh Hương. Câu chuyện đặc biệt ở chỗ, họ yêu nhau cũng bởi những lá thư chưa đề tên người gửi, sau thành người yêu, những lá thư tiếp tục chuyển những nhớ thương. Gia tài thư tình này sau đó được xuất bản trong cuốn Letters in Love and war.

Ông Tú Nam viết: “Mỗi lần xa nhau là một lời hứa, mỗi lần gặp nhau là một món quà”. Bà Thanh Hương: “Thương anh, yêu anh - lấy nhau lâu, nhưng sao em không hề thấy tình yêu “già” đi, hay bớt “lãng mạn” đi trong em...”.

Đó là mối tình đã có kết thúc đẹp sau 14 năm xa cách của ông Lê Hồng Tư và bà Nguyễn Thị Châu. Hai ông bà đều tham gia chiến đấu và cùng bị tù đày. Năm 1961, bà bị địch bắt giam. Khi nghe tin ông Tư cũng bị bắt, bị kết tội tử hình, nằm trong buồng giam của Tổng nha Cảnh sát, bà lấy kẹp tóc vạch lên tường bài thơ: “Áo trắng em chưa vướng bụi đời/Chưa từng mơ tưởng chuyện xa xôi/Nhưng nay gặp cảnh đời chua xót/Áo trắng này nguyện trắng mãi thôi”.... Thực tế, ông bị đày ra Côn Đảo suốt 14 năm. Dù nhiều thông tin nói ông đã chết, đừng chờ nữa, bà vẫn chờ và sau 14 năm xa cách, hai người kết hôn trong sự chúc mừng của mọi người vào năm 1975.

Đất nước đã thống nhất nhưng rồi tiếng súng lại vang trên hai miền biên giới: Tây Nam và phía Bắc. Những cuộc chia ly lại bắt đầu. Năm 1985, sau khi học xong Học viện Quân y, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn được điều về Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Quân y 175 để chi viện cho chiến trường biên giới Tây Nam. Những ngày đó, nơi đây thường xuyên đón nhận những thương binh nặng ở chiến trường gửi về. Mỗi khi một chiếc xe hoặc chuyến bay từ chiến trường có khoảng 60 – 70 chiến sĩ bị thương nặng phải cấp cứu. Anh và các đồng nghiệp đã dốc lòng dốc sức, phẫu thuật ngày đêm để mong cứu sống đồng đội nhưng hàng ngàn liệt sĩ đã hi sinh do vết thương quá nặng. Bệnh viện có lúc quá tải ngay cả với những tử thi.

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham gia chương trình Quán thanh xuân (Ảnh: VTV)

Còn ở biên giới phía Bắc, trong một trận đánh ác liệt vào tháng 5/1984 ở Vị Xuyên, Hà Giang, nhạc sĩ Trương Quý Hải kể : Hàng trăm đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống. Tôi và các chiến sĩ đã khâm liệm các anh và tình cờ tôi bắt gặp trong túi áo của một đồng đội đã hy sinh, bức thư viết trên vỏ bao thuốc lá Sa Pa ướt đẫm, màu mực Cửu Long và máu nhòe vào nhau, chỉ còn 3 chữ “Mẹ kính yêu”. Đêm đó, chúng tôi hát cho đồng đội nghe, không đàn, không đèn, không giấy bút… Đó là cảm hứng để sau này nhạc sĩ sáng tác bài "Thư về với mẹ".

"Ngày mai anh lên đường" còn cho khán giả của Quán thanh xuân biết về những mối tình sinh viên khi vào mặt trận Quảng Trị, đặc biệt là mối tình của những chàng trai Hà thành hào hoa giữa chiến trường khốc liệt. Có những chàng lính trẻ chưa có người yêu, nhưng vẫn có những lá thư tình dành cho những người đẹp trong tâm tưởng. Có những sinh viên mang theo sách vào chiến trường vì nghĩ sẽ nhanh chóng quay lại giảng đường. Có những sinh viên ĐH Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh trước khi lên đường - gửi lại sách vở cho bạn bè chép lại bài giảng nhưng rất nhiều người đã không về. Trong đám tang, thay vì hoa, bạn bè mang sách vở đến và đặt lên bàn thờ của người không về.

Tình yêu của nữ sinh Sài Gòn với những người lên đường nhập ngũ được họ miêu tả trong những lá thư. Cho dù xa cách nhưng vượt qua cách trở địa lý, người đi xa vẫn thấy “thành phố” nhớ thương mình; hai tâm hồn dù chia xa vẫn gần nhau.../.

K.T

Chào 2020 với “Sắc màu hy vọng”

(ĐCSVN) - Chương trình “Chào 2020 - VTV New Year Concert” mang chủ đề “Sắc màu hy vọng”, phát sóng tối ngày 1/1/2020 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam là một hành trình âm nhạc đặc sắc, tràn ngập niềm vui, niềm hy vọng bước vào năm mới.

Chào 2020 với “Sắc màu hy vọng”

(ĐCSVN) - Chương trình “Chào 2020 - VTV New Year Concert” mang chủ đề “Sắc màu hy vọng”, phát sóng tối ngày 1/1/2020 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam là một hành trình âm nhạc đặc sắc, tràn ngập niềm vui, niềm hy vọng bước vào năm mới.

Chào 2020 với “Sắc màu hy vọng”

(ĐCSVN) - Chương trình “Chào 2020 - VTV New Year Concert” mang chủ đề “Sắc màu hy vọng”, phát sóng tối ngày 1/1/2020 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam là một hành trình âm nhạc đặc sắc, tràn ngập niềm vui, niềm hy vọng bước vào năm mới.

Chào 2020 với “Sắc màu hy vọng”

(ĐCSVN) - Chương trình “Chào 2020 - VTV New Year Concert” mang chủ đề “Sắc màu hy vọng”, phát sóng tối ngày 1/1/2020 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam là một hành trình âm nhạc đặc sắc, tràn ngập niềm vui, niềm hy vọng bước vào năm mới.

Chào 2020 với “Sắc màu hy vọng”

(ĐCSVN) - Chương trình “Chào 2020 - VTV New Year Concert” mang chủ đề “Sắc màu hy vọng”, phát sóng tối ngày 1/1/2020 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam là một hành trình âm nhạc đặc sắc, tràn ngập niềm vui, niềm hy vọng bước vào năm mới.
Top