Thứ hai, 29/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Sinh thiết “ảo” giúp tầm soát ung thư da không xâm lấn 

Ðối với những người có nốt ruồi hoặc tổn thương da có dấu hiệu bất thường, các bác sĩ thường tiến hành cạo/cắt mẫu da để làm sinh thiết. Ðể loại trừ nguy cơ gây đau đớn này, các chuyên gia tại Ðại học Stanford

Ðối với những người có nốt ruồi hoặc tổn thương da có dấu hiệu bất thường, các bác sĩ thường tiến hành cạo/cắt mẫu da để làm sinh thiết. Ðể loại trừ nguy cơ gây đau đớn này, các chuyên gia tại Ðại học Stanford (Mỹ) vừa phát triển một phương pháp sinh thiết “ảo” mới hứa hẹn cho phép các bác sĩ chụp cắt lớp tại chỗ để xác định vùng da đó có mầm mống ung thư hay không.

Về cơ bản, kỹ thuật mới dựa trên công nghệ gọi là chụp cắt lớp quang học (OCT). Phương pháp này thường được các bác sĩ nhãn khoa dùng xem mặt cắt ngang của võng mạc để chẩn đoán các bệnh mắt. Với sự hỗ trợ từ công nghệ máy tính và trí tuệ nhân tạo (AI), nhóm nghiên cứu đã cải tiến OCT để nó có thể hoạt động tốt với cả các cơ quan khác.

Cụ thể, các chuyên gia cho biết phương pháp “sinh thiết ảo” hoạt động tương tự như cách mà kỹ thuật siêu âm sử dụng sóng âm thanh để hiển thị hình ảnh của các nội tạng. Qua nhiều lần cải tiến chất lượng hình ảnh, nhóm nghiên cứu cho biết hệ thống OCT mới cho phép họ thấy chi tiết rất nhỏ của mô. “Chúng tôi nhận thấy hình ảnh do hệ thống OCT tạo ra thực sự ngày càng giống với hình ảnh mô tả giải phẫu bệnh” - Phó giáo sư Adam de la Zerda, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Với công nghệ sinh thiết “ảo” mới, bác sĩ da liễu sẽ có thể nhận diện nhanh một vùng da bất thường của bệnh nhân có phải là ung thư hay không và chữa trị sớm.

Theo các chuyên gia, sinh thiết “ảo” cũng có thể giúp phát hiện các dạng ung thư khác. Ví dụ, bác sĩ phẫu thuật có thể dùng công nghệ OCT trong quá trình phẫu thuật ung thư vú để tránh bỏ sót mô ung thư. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 20% bệnh nhân ung thư vú phải phẫu thuật lần thứ hai vì lần đầu tiên không loại bỏ hoàn toàn khối u.

HUY MINH (Theo UPI)

 

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm 

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và làm thức ăn nhanh hư, dễ gây ngộ độc thực phẩm cho người dùng. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo những món chưa nấu chín (như món sashimi, hàu sống),

Phát hiện cách loại bỏ tới 80% hạt vi nhựa trong nước uống hàng ngày

Một phát hiện mới nhất của các nhà khoa học cho thấy khi đun sôi nước máy trong 5 phút, canxi cacbonat kết tủa thành cặn vôi sẽ 'nhốt' hơn 80% các hạt vi nhựa lại và ta chỉ cần lọc nó đi là xong.

Ăn quá nhanh và quá muộn gây hại như thế nào?

Có câu nói: Sức khỏe của bạn là từ những gì bạn ăn. Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy không chỉ thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe, mà tốc độ và thời điểm ăn cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn.

Ăn nhiều hải sản, tăng nguy cơ phơi nhiễm hóa chất vĩnh cửu?

Một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện lượng hóa chất vĩnh cửu PFAS trong nhiều loại hải sản ở mức đáng lo ngại.

Sử dụng thực phẩm đúng cách trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng như hiện nay dễ sinh sôi các loại vi khuẩn, nấm mốc làm cho các loại thực phẩm, thức ăn dễ bị ôi thiu, gây mất an toàn thực phẩm nếu không được bảo quản cẩn thận.
Top