Chủ nhật, 12/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Sputnik: Cả thế giới phải biết về các quyền hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

“Trung Quốc không nên hy vọng rằng các nước ASEAN và Việt Nam sẽ chấp nhận những hoạt động vi phạm chủ quyền của họ”, chuyên gia Nga khẳng định.

“Trung Quốc không nên hy vọng rằng các nước ASEAN và Việt Nam sẽ chấp nhận những hoạt động vi phạm chủ quyền của họ”, chuyên gia Nga khẳng định.

Chủ đề chính trong chương trình nghị sự thế giới vẫn là cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Các quốc gia đang nỗ lực rất lớn để đánh bại dịch bệnh và loại bỏ ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế.


Ảnh: Reuters

Nhưng trong những điều kiện này, Trung Quốc vẫn tiếp tục làm phức tạp tình hình ở Biển Đông: họ tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, cản trở hoạt động của ngư dân Việt Nam và cấm đánh bắt cá trên biển,...

Những hành động như vậy của Trung Quốc vi phạm các quyền hợp pháp của Việt Nam, khiến cho người dân Việt Nam ngày càng phẫn nộ. Hà Nội đã nêu gương bằng cuộc chiến chống Covid-19 thành công, làm tăng đáng kể uy tín của đất nước trên thế giới, và hiện đang quyết tâm bảo vệ an ninh và chủ quyền hợp pháp của mình.

Cần giữ cho thuốc súng khô ráo và xây dựng sức mạnh mềm

“Việt Nam hành xử như một thành viên văn minh và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thể hiện rõ lập trường của mình và yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Thật vậy, Trung Quốc vi phạm các tài liệu quốc tế quan trọng được họ ký kết và phê chuẩn, như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Nhưng tôi cho rằng Việt Nam nên sử dụng “quyền lực mềm” tích cực hơn nữa: thông qua các phương tiện truyền thông của các quốc gia khác nhau để đưa lập trường của mình tới cộng đồng quốc tế. Không chỉ tới các nhà ngoại giao chuyên nghiệp, mà còn tới đông đảo dân chúng, như trong cuộc chiến kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là trong cuộc chiến kháng chiến chống Mỹ, khi cả thế giới biết về bản chất bất nghĩa và bẩn thỉu của cuộc chiến tranh chống Việt Nam.

Việt Nam đã cố gắng chứng minh trên chiến trường và trên trường quốc tế rằng họ là quốc gia theo đuổi chính sách trung thực, có trách nhiệm và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình”, Giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông thuộc Đại học Quốc gia St. Petersburg kiêm Giám đốc Viện Hồ Chí Minh cho biết.

“Tất nhiên, trong thời đại chúng ta, Việt Nam cần giữ cho thuốc súng khô ráo, hiện đại hóa lực lượng vũ trang và xây dựng tiềm lực Hải quân và Không quân. Nhưng, theo tôi, giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề sẽ là thỏa thuận giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á về Biển Đông, phù hợp với tất cả các bên. Như Tổng thống Nga V.V. Putin từng nói, một giải pháp chính trị đáng tin cậy chỉ có thể đạt được khi không có bên tham gia thỏa thuận nào cảm thấy bị lừa dối. Các quốc gia trong khu vực cùng với Trung Quốc có thể và cần phải cho cả thế giới thấy rằng họ có thể thảo luận một cách bình tĩnh, một cách văn minh, trên cơ sở luật pháp quốc tế và không thu hút các cường quốc ngoài khu vực vào cuộc thảo luận này”.

Bắc Kinh làm mất uy tín của mình

Bắc Kinh phải hiểu rằng chính sách hiện tại của nước này là phản tác dụng. Việc khua vũ khí chỉ gây hại cho Trung Quốc, tuy có thể đạt được những thành công tạm thời, nhưng thiệt hại gây tai tiếng là một quốc gia không tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ rất lớn, giáo sư Kolotov nói. Đặc biệt là bây giờ Mỹ đang sử dụng mọi cơ hội để làm mất uy tín của Trung Quốc, cáo buộc họ tạo ra coronavirus, che giấu quy mô thực sự của dịch bệnh, và nhiều vấn đề khác nữa. Các hành động của Trung Quốc khiến các nước không hài lòng liên kết lại chống Bắc Kinh, khiến họ lôi kéo Mỹ vào việc giải quyết các vấn đề của mình. Điều này có thể kết thúc với việc Mỹ tạo ra các căn cứ của họ ở Biển Đông.

“Chiến tranh nhỏ thắng lợi” trong khu vực này sẽ không xảy ra: có quá nhiều lợi ích đan xen và đám cháy trong khu vực này sẽ rất lớn và khủng khiếp.

Mất niềm tin vào Tòa án quốc tế

Một số chuyên gia nước ngoài cho rằng Việt Nam cần đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Hay, như Philippines đã làm. Giáo sư Kolotov nghi ngờ tính hợp lý của quyết định này:

“Đáng tiếc là trong thời đại của chúng ta, cộng đồng quốc tế đã mất niềm tin vào tòa án quốc tế. Cuộc điều tra về vụ tai nạn máy bay ở Donbass, trên Biển Đông và các vụ khác cho thấy tòa án quốc tế chịu ảnh hưởng của Mỹ, không tuân theo luật pháp quốc tế, mà được định hướng từ Washington. Kháng cáo lên tòa án quốc tế chỉ ra rằng chính các quốc gia không thể thỏa thuận với nhau và ủy thác số phận của họ cho người khác. Ngoài ra, Tòa án Trọng tài Quốc tế được đặt tại một trong những quốc gia thuộc địa cũ, sẽ không xem xét khách quan các vấn đề Đông Nam Á, mà sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho những ai dùng căn cứ quân sự của mình để kiểm soát đất nước đó”.

Các nước ASEAN không chấp nhận

Trung Quốc không nên hy vọng rằng các nước ASEAN và Việt Nam sẽ chấp nhận những hoạt động vi phạm chủ quyền của họ. Các nước này cần hiện đại hóa quân đội, mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường ngoại giao, đàm phán với Trung Quốc, và luôn nhớ rằng phương Tây sẽ không giải quyết vấn đề của họ, mà sẽ kiếm lợi bằng lợi dụng các mâu thuẫn nội bộ, như họ đã từng làm hơn một lần trong lịch sử, chuyên gia Nga khẳng định./.

Theo VOV.VN

Toan tính của Nga ở Kharkov 

Sáng 10-5, quân đội Nga từ khu vực biên giới được cho đã đổ bộ tấn công vào vùng Kharkov, Ðông Bắc Ukraine, nhằm mở ra mặt trận chiến lược trong bối cảnh Mỹ và phương Tây đang gấp rút viện trợ vũ khí cho Kiev.

Phản ứng trái chiều xung quanh chiến lược an ninh mới của Mỹ

Chiến lược An ninh quốc gia mới của Mỹ tiếp tục thu hút sự chú ý của nhiều nước khi ngày 20/12, Afghanistan, Pakistan và Iran đã lần lượt đưa ra những quan điểm trái chiều.

Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận không kích ở tỉnh Idlib của Syria

Ngày 20/12, Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận các thông tin truyền thông cáo buộc máy bay của Lực lượng hàng không vũ trụ nước này đã tiến hành không kích gần khu định cư Ma’ar Shoreen thuộc tỉnh Idlib của Syria.

Lật phà chở hơn 250 người ở vùng biển ngoài khơi Philippines

Một phà chở khách chở 251 người đã bị lật ngoài khơi Philippines ngày 21/12, có thông tin một số người thương vong trong vụ việc song hiện chưa có báo cáo chính thức.

Sri Lanka đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng biển trong 99 năm

Hãng PTI đưa tin Sri Lanka ngày 9/12 đã chính thức bàn giao cảng biển Hambantota nằm ở miền Nam nước này cho Trung Quốc với thời hạn cho thuê là 99 năm.

Mỹ lo ngại về việc Nga triển khai các khí tài gần Venezuela

Tư lệnh Bộ Chỉ huy phía Nam của Quân đội Mỹ, Đô đốc Hải quân Craig Faller đã bày tỏ quan ngại về việc Nga triển khai các máy bay ném bom cùng tàu do thám ở khu vực Tây Bán cầu và Washington.

Italy đặt điều kiện để hạ nhiệt căng thẳng song phương với Pháp

Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini khẳng định chính phủ nước này không muốn có sự bất hòa với Pháp, đồng thời bày tỏ sẵn sàng gặp gỡ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để thảo luận về những căng thẳng gần đây giữa hai nước.

Venezuela công bố bằng chứng về âm mưu đảo chính, lật đổ chính quyền

Bộ trưởng Thông tin Venezuela Jorge Rodríguez đã công bố các bằng chứng về âm mưu lật đổ chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro do phe cực hữu tiến hành với sự hậu thuẫn của Chính phủ Mỹ và Colombia.

Tổng thống Venezuela cảnh báo về màn viện trợ nhân đạo giả dối

Ông Maduro cảnh báo Caracas sẽ không cho phép một “màn kịch viện trợ nhân đạo giả dối” tại nước này, và kêu gọi cộng đồng quốc tế dỡ bỏ lệnh cấm vận gây thiệt hại tới 10 tỉ USD cho Venezuela.

Mỹ-Triều đàm phán tích cực chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh lần hai

Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên nhận định các cuộc đàm phán cấp làm việc trong tuần này với Triều Tiên để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai vào cuối tháng này là 'hiệu quả.'

Đưa quan hệ song phương giữa Việt Nam và Ghana đi vào chiều sâu, thực chất

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống châu Phi trong đó có Ghana, bày tỏ mong muốn tiếp tục đưa quan hệ song phương trong thời gian tới đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là về kinh tế, qua đó thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2025.

Đưa quan hệ song phương giữa Việt Nam và Ghana đi vào chiều sâu, thực chất

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống châu Phi trong đó có Ghana, bày tỏ mong muốn tiếp tục đưa quan hệ song phương trong thời gian tới đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là về kinh tế, qua đó thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2025.

Đưa quan hệ song phương giữa Việt Nam và Ghana đi vào chiều sâu, thực chất

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống châu Phi trong đó có Ghana, bày tỏ mong muốn tiếp tục đưa quan hệ song phương trong thời gian tới đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là về kinh tế, qua đó thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2025.

Đưa quan hệ song phương giữa Việt Nam và Ghana đi vào chiều sâu, thực chất

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống châu Phi trong đó có Ghana, bày tỏ mong muốn tiếp tục đưa quan hệ song phương trong thời gian tới đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là về kinh tế, qua đó thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2025.

Đưa quan hệ song phương giữa Việt Nam và Ghana đi vào chiều sâu, thực chất

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống châu Phi trong đó có Ghana, bày tỏ mong muốn tiếp tục đưa quan hệ song phương trong thời gian tới đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là về kinh tế, qua đó thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2025.
Top