Chủ nhật, 28/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tạo ra robot sống bằng tế bào con người

Ngày 30/11, tạp chí khoa học Advanced Science (Mỹ) công bố kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học ở Mỹ về việc tạo ra những con robot sống có kích thước nhỏ từ tế bào con người. Các nhà khoa học đặt tên cho loại robot này là anthrobot.

Loại robot sống này có khả năng di chuyển trong đĩa thí nghiệm và trong tương lai, chúng có thể chữa lành vết thương hoặc các mô bị tổn thương ở người, theo đài CNN.

Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học tại ĐH Tufts và Viện Wyss thuộc ĐH Harvard (đều thuộc Mỹ).

Ông Michael Levin - một trong những tác giả của công trình nghiên cứu anthrobot và là GS sinh học tại ĐH Tufts - cho biết anthrobot không phải là sinh vật hoàn chỉnh vì chúng không có vòng đời đầy đủ.

Anthrobot được tạo ra dựa trên các nghiên cứu trước đó. Trước đây, những robot sống đầu tiên, hay còn được gọi là xenobot, được tạo ra từ tế bào gốc phôi của ếch móng vuốt châu Phi.

Cấu trúc đa bào của anthrobot, có lông mao bao phủ quanh bề mặt. Ảnh: ĐẠI HỌC TUFTS

Cấu trúc đa bào của anthrobot, có lông mao bao phủ quanh bề mặt. Ảnh: ĐẠI HỌC TUFTS

Anthrobot được tạo ra như thế nào?

Các nhà khoa học đã sử dụng tế bào khí quản của những người hiến tặng ẩn danh ở lứa tuổi và giới tính khác nhau để tạo ra những con robot sống.

Bà Gizem Gumuskaya – một thành viên khác của nhóm nghiên cứu và là nghiên cứu sinh TS tại ĐH Tufts - cho biết các nhà khoa học tập trung vào loại tế bào này vì chúng dễ tiếp cận và có thể làm chúng chuyển động.

Các tế bào khí quản được bao phủ bởi một lớp lông mao. Lớp lông mao này giúp các tế bào khí quản đẩy các hạt bụi nhỏ ra khỏi đường ống dẫn khí của phổi.

Những nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng các tế bào này có thể tạo thành các organoid (cụm tế bào có thể phát triển và sinh sôi trong môi trường nuôi cấy)

Bà Gumuskaya đã tiến hành thí nghiệm trong điều kiện có đủ các thành phần hoá học cần thiết để tế bào khí quản phát triển và đã tìm ra cách khiến các lông mao trên bề mặt các organoid hướng ra ngoài. Sau vài ngày, các organoid dần biết chuyển động nhờ các lông mao.

Đặc điểm của anthrobot

Các anthrobot có hình dạng và kích cỡ đa dạng. Một số athrobot có dạng hình cầu và có lông mao bao phủ khắp bề mặt, trong khi các anthrobot khác có hình dạng giống quả bóng đá và các lông mao bao phủ không đều.

Ngoài ra, những anthrobot di chuyển theo nhiều cách khác nhau. Nhiều con chuyển động theo đường thẳng, có con di chuyển theo hình tròn, những con khác thì chỉ ngọ nguậy tại chỗ.

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, anthrobot có khả năng sống tới 60 ngày.

Một anthrobot đang len lỏi qua một vết của mô thần kinh. Ảnh: ĐẠI HỌC TUFTS

Một anthrobot đang len lỏi qua một vết của mô thần kinh. Ảnh: ĐẠI HỌC TUFTS

Có thể ứng dụng trong y tế?

Các nhà khoa học cho biết vẫn đang tiến hành các thí nghiệm về anthrobot ở giai đoạn đầu với mục tiêu là tìm hiểu xem liệu anthrobot có thể có thể ứng dụng trong y tế hay không.

Để kiểm chứng tính khả thi của thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem liệu anthrobot có thể di chuyển trên các tế bào thần kinh của con người hay không. Các tế bào thần kinh này bị làm xước để mô phỏng vết thương và được nuôi trong đĩa thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên khi thấy các anthrobot kích thích sự tái tạo ở những vùng bị tổn thương trên tế bào. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cơ chế chữa lành của các anthrobot này.

Ông Levin cho rằng anthrobot khó có thể gây ra các rủi ro. Vì anthrobot sống trong môi trường vô cùng hạn chế nên không có khả năng thoát ra ngoài hoặc sống bên ngoài phòng thí nghiệm.

Hơn nữa, tuổi thọ của anthrobot khá ngắn. Sau vài tuần, chúng sẽ tự phân huỷ, theo ông Levin./.

Theo PLO

Nguồn: https://plo.vn/tao-ra-robot-song-bang-te-bao-con-nguoi-post764403.html

Công an Hà Nội cảnh báo về mã độc ngụy trang tài liệu về virus corona

Các mã độc ngụy trang dưới tập tin liên quan đến virus corona và dịch bệnh cho phép hacker làm hư hại, chỉnh sửa hoặc sao chép dữ liệu, thậm chí can thiệp vào hoạt động của máy tính.

Reuters hợp tác với Facebook và Instagram chống lan truyền tin giả

Reuters tuyên bố sẽ lập một nhóm mới tập hợp các nhà nghiên cứu để tham gia chương trình kiểm tra thực tế bên thứ ba của Facebook.

Google xóa ứng dụng gián điệp ToTok khỏi Google Play

Vào tháng 1/2020, Google âm thầm khôi phục ứng dụng ToTok bị cáo buộc là gián điệp mà hãng này xóa bỏ khỏi Google Play trước đó. Và mới đây, Google lại xác nhận rằng ứng dụng đã bị xóa một lần nữa.

Facebook công bố Sách Trắng kêu gọi nâng năng lực quản lý trực tuyến

Phó Chủ tịch phụ trách nội dung của Facebook khẳng định sách trắng nhằm trả lời câu hỏi làm thế nào để quản lý nội dung trực tuyến hiệu quả, bao gồm việc giảm thiểu các phát ngôn độc hại.

Facebook chặn trang phát tán tin tức giả tại Singapore

Chính phủ Singapore cáo buộc trang mạng States Times Review (STR) đã phát tán tin giả, trong đó có nội dung liên quan dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

AI giúp nhận biết những ai phù hợp với liệu pháp miễn dịch trị ung thư 

Nhằm tăng hiệu quả điều trị ung thư, các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển thành công một mô hình dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán bệnh nhân nào sẽ đáp ứng với liệu pháp miễn dịch hoặc người nào sẽ gặp tác dụng phụ bất lợi.

Casio ra mắt đồng hồ làm từ rác thải tái chế

Casio vừa ra mắt phiên bản giới hạn ''Back to G-SHOCK' của mẫu đồng hồ G-5600BG-1 như một phần của lễ kỷ niệm Ngày Trái đất 22/4.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội thông qua sở hữu trí tuệ 

(CT) - Ngày 25-4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Nền tảng thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ÐMST) và phát triển kinh tế - xã hội” (ảnh).

Điều gì xảy ra nếu vẫn cắm sạc điện thoại trong ổ cắm?

Sạc điện thoại là một trong những công việc mọi người làm hằng ngày và đó là lý do khiến nhiều người vẫn có thói quen cắm bộ sạc trong ổ cắm để tiết kiệm thời gian mỗi khi cần sạc pin.

Nguyên nhân Gen Z già nhanh hơn các thế hệ trước 

“Lão hóa nhanh” và tỷ lệ ung thư gia tăng được cho là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền, lối sống, chế độ ăn uống và môi trường. Nhưng dữ liệu mới cho thấy những lựa chọn cụ thể về lối sống có thể là nguyên nhân khiến Gen Z già nhanh hơn các thế hệ trước.

Ðẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, công dân số 

(CT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa ký ban hành Công văn số 1458/UBND-KSTT gửi giám đốc các sở, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện, về việc triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến 

(CT) - UBND quận Ninh Kiều hiện có 260 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết; trong đó, có 105 TTHC đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình.

Giúp người dân hòa vào “dòng chảy số” 

Ban Thường vụ Huyện đoàn Cờ Đỏ tập trung chỉ đạo các cơ sở Đoàn trực thuộc phối hợp UBND cùng cấp kiện toàn các tổ công nghệ số cộng đồng, với lực lượng nòng cốt là đoàn viên, thanh niên (ĐVTN)

Làm thế nào để bảo vệ dữ liệu khi tham gia môi trường không gian mạng

Hiện nay tổ chức và doanh nghiệp đều sở hữu những dữ liệu lớn, với hệ thống thông tin khổng lồ và cực kỳ quan trọng. Đây cũng chính là 'miếng mồi' mà các nhóm tội phạm mạng thường xuyên hướng đến.

Thi đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số 

(CT) - Ngày 22-4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) TP Cần Thơ tổ chức cuộc thi đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý
Top