Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thanh Hóa - Địa danh vàng cho môi trường đầu tư

(ĐCSVN) - Trong những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.

(ĐCSVN) - Trong những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phan Hùng

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 17,15% cao nhất từ trước đến nay và là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2020, tỉnh đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 và được xếp vào nhóm các tỉnh có nguy cơ thấp. Tăng trưởng GRDP cao nhất khu vực Bắc Trung bộ, ước đạt 3,7%. Tuy thấp hơn những năm cùng kỳ gần đây nhưng là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.

Trong đó nông lâm thủy sản tăng 2,9%, công nghiệp xây dựng tăng 7,45%, dịch vụ giảm 1,66%, thuế sản phẩm tăng 1,98%; cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực. Nguồn thu ngân sách vẫn đạt 14.485 tỉ đồng bằng 50% dự toán năm và tăng 4% so với cùng kỳ. Hoạt động đối ngoại, đầu tư và phát triển doanh nghiệp tiếp tục được quan tâm và có bước phát triển.

Đến ngày 12 tháng 6/2020, tỉnh đã thu hút đầu tư 81 dự án trực tiếp (có 10 dự án FDI) với tổng số vốn đầu tư đăng ký 7.845 tỷ đồng và 298,7 triệu USD; tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2020. Tại Hội nghị đã trao Quyết định chủ trương đầu  tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 19 dự án với tổng mức đầu tư 2,4 tỉ USD  và ký biên bản ghi nhớ đối với 15 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký là 12,3 tỉ USD. 

Một góc Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Phan Hùng

Thanh Hóa có tiềm năng đất đai đa dạng, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, có 102 km bờ biển, với vùng lãnh hải rộng để phát triển kinh tế biển, là mảnh đất còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng độc đáo, hấp dẫn, nổi tiếng như Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, các bãi biển đẹp như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa và nhiều di tích, danh thắng có tiềm năng lớn để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch. Thanh Hoá cũng đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nguồn nhân lực dồi dào, với trên 2,4 triệu lao động, chất lượng tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước.

Đặc biệt, Thanh Hóa là tỉnh có hệ thống giao thông đồng bộ và thuận lợi, bao gồm: cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không; có cảng hàng không Thọ Xuân, được quy hoạch là sân bay quốc tế; có cảng nước sâu Nghi Sơn tàu 100.000 tấn có thể ra vào; đã có tuyến vận tải container quốc tế qua cảng Nghi Sơn, mở ra cơ hội, triển vọng trong việc hội nhập, giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh còn có tuyến đường bộ cao tốc đã được Nhà nước quyết định đầu tư, tuyến đường bộ ven biển, các tuyến đường kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp với Cảng hàng không Thọ Xuân, cảng nước sâu Nghi Sơn và các cửa khẩu quốc tế nối với nước bạn Lào là điều kiện thuận lợi giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Sự phát triển của hạ tầng khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh cũng đang tạo ra cơ hội mới trong thu hút đầu tư vào tỉnh. Khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích 106.000 ha, là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, được Chính phủ Việt Nam lựa chọn là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm được ưu tiên đầu tư và được phê duyệt cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn nhất trong cả nước. Nghi Sơn có cảng nước sâu lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ và có tiềm năng phát triển trở thành một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện tại có 08 khu công nghiệp, trong đó có 05 khu công nghiệp đã được đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Cùng với việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung xây dựng khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng thành Khu liên hợp công - nông nghiệp công nghệ cao, có tổng diện tích khoảng 6.000 ha và khu đô thị sân bay, với diện tích khoảng 3.000 ha, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của Cảng hàng không Thọ Xuân.

Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Năm 2017, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư cấp quốc gia tại Thanh Hóa. Tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ đã có 31 dự án được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tư, với tổng vốn đầu tư khoảng 141.000 tỷ đồng, tương đương 6,35 tỷ USD. Đến nay, đã có 06 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, 16 dự án đang đầu tư xây dựng, 03 dự án đang trong quá trình lập quy hoạch chi tiết 1/500; số dự án đã và đang triển khai thực hiện có tổng mức đầu tư khoảng 131.000 tỷ đồng, đạt 93,6% tổng số vốn đã thu hút tại Hội nghị. Các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã góp phần tăng năng lực sản xuất, quy mô nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, diện mạo của tỉnh ngày càng khang trang và hiện đại hơn. Đó là minh chứng sống động nhất khẳng định sự thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa năm 2017 và sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến tặng hoa, trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư tại hội nghị.  Ảnh: Phan Hùng

Tiếp theo thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017, sau gần 1 năm chuẩn bị, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020 có 31 dự án được  trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và ký ghi nhớ đầu tư, với tổng mức đầu tư tương đương 15 tỷ USD. Trong đó: có 19 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng mức đầu tư dự kiến gần 56.800 tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ USD (trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo là 22.300 tỷ đồng; phát triển hạ tầng, đô thị là 25.500 tỷ đồng; du lịch là 7.340 tỷ đồng; nông nghiệp và y tế là 1.600 tỷ đồng). Đây là những dự án tiêu biểu, đại diện cho các lĩnh vực đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong thời gian chuẩn bị tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư. Đồng thời, cũng tại Hội nghị này, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã  ký biên bản ghi nhớ đầu tư 15 dự án với các nhà đầu tư đang nghiên cứu triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh, với tổng mức đầu tư dự kiến 285.000 tỷ đồng, tương đương 12,5 tỷ USD. 

Để  hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất lựa chọn định hướng không gian, lãnh thổ và phát triển các ngành, lĩnh vực theo mô hình 4 - 5 - 6 - 6, gồm:

4 trung tâm kinh tế động lực, đó là: Thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn; Khu kinh tế Nghi Sơn; Bỉm Sơn; Lam Sơn - Sao Vàng.

5 trụ cột thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, đó là: công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch; y tế và phát triển hạ tầng, đô thị.

6 hành lang kinh tế kết nối với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và nước bạn Lào, gồm:  Hành lang kinh tế ven biển, với trọng tâm là phát triển dịch vụ, du lịch, kinh tế biển, được kết nối với các tỉnh thông qua tuyến đường bộ ven biển;  Hành lang kinh tế Bắc Nam, với trọng tâm là phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị kết nối Thanh Hóa với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thông qua tuyến đường quốc lộ 1A và đường cao tốc Bắc Nam;  Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh, với trọng tâm là phát triển xa lộ nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản, kết nối Thanh Hóa với các tỉnh thông qua tuyến đường Hồ Chí Minh; Hành lang kinh tế Đông Bắc, với trọng tâm là phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch kết nối Cảng Lạch Sung - Nga Sơn - Bỉm Sơn - Thạch Thành với các tỉnh Tây Bắc thông qua Quốc lộ 217B và Quốc lộ 217;  Hành lang kinh tế trung tâm, với trọng tâm là phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao và phát triển đô thị, kết nối thành phố Sầm Sơn - thành phố Thanh Hóa - huyện Thọ Xuân thông qua Đại lộ Nam sông Mã, đường từ thành phố Thanh Hóa đi Cảng hàng không Thọ Xuân; Hành lang kinh tế quốc tế, kết nối Cảng biển Nghi Sơn - Cảng hàng không Thọ Xuân với các tỉnh vùng Tây Bắc và nước bạn Lào, thông qua tuyến đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 15, quốc lộ 217 và Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo. 

6 vùng liên huyện, làm cơ sở lập các quy hoạch, bố trí hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội dùng chung hiệu quả hơn cho từng vùng.

Đây chính là định hướng thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới.

Có được kết quả trên là do: Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, trong xúc tiến đầu tư lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng luôn chủ động gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng để giới thiệu cơ hội đầu tư vào tỉnh.

Khi các nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư, tỉnh luôn thực hiện “2 đồng hành” và “3 cam kết”, đó là: Đồng hành cùng nhà đầu tư khảo sát, lựa chọn địa điểm đầu tư, khi nhà đầu tư lựa chọn được địa điểm và tiếp tục đồng hành với nhà đầu tư trong việc giải quyết thủ tục hành chính, kể cả những thủ tục thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương”. Khi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư, tỉnh chủ động thực hiện, “Ba cam kết”, đó là: Cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của nhà đầu tư; Cam kết đầu tư hạ tầng đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào dự án; Cam kết đồng hành với nhà đầu tư, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư và vận hành thương mại của dự án”.

Vào ngày 20 hàng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh cùng với các ngành duy trì lịch tiếp giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp; đồng thời, chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí thời gian ít nhất 1 ngày trong tháng để tiếp và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đang phấn đấu trong năm 2020, việc xử lý văn bản, hồ sơ công việc, thủ tục hành chính của hệ thống chính quyền từ tỉnh đến xã được thực hiện trong môi trường điện tử, nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Với phương châm “Doanh nghiệp thành công – Thanh Hóa phát triển”, tỉnh Thanh Hóa luôn mở rộng cửa, chào đón các nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư và quyết định đầu tư tại Thanh Hóa. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng thay nặt Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ luôn sát cánh, đồng hành và chia sẻ cùng nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất để thực hiện khát khao xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh giàu mạnh thịnh vượng vào năm 2030./.

Bài ảnh : Anh Minh

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh?

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI họp ngày 11/4/2024, Cục trưởng Cục Thống kê - Nguyễn Văn Chuẩn đã có bài phát biểu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và quy mô nền kinh tế quí I/2024 của tỉnh Long An;

Top 10 sân bay đông khách nhất thế giới

Tổng số hành khách đi máy bay toàn cầu năm 2023 đạt gần 8,5 tỉ và đem lại những con số khổng lồ cho các sân bay lớn nhất thế giới.

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm

(ĐCSVN) – Chỉ sau một phiên tăng nhẹ, ngày 26/3, giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.230 VND/USD, tăng tiếp 12 VND so với hôm qua.

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm

(ĐCSVN) – Chỉ sau một phiên tăng nhẹ, ngày 26/3, giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.230 VND/USD, tăng tiếp 12 VND so với hôm qua.

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm

(ĐCSVN) – Chỉ sau một phiên tăng nhẹ, ngày 26/3, giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.230 VND/USD, tăng tiếp 12 VND so với hôm qua.

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm

(ĐCSVN) – Chỉ sau một phiên tăng nhẹ, ngày 26/3, giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.230 VND/USD, tăng tiếp 12 VND so với hôm qua.

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm

(ĐCSVN) – Chỉ sau một phiên tăng nhẹ, ngày 26/3, giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.230 VND/USD, tăng tiếp 12 VND so với hôm qua.

Xây dựng nông thôn phát triển hài hòa và bền vững 

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở TP Cần Thơ diễn ra mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày, đời sống người dân cải thiện đáng kể.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao - Long An trở thành vựa lúa lớn

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây...

Long An phát động chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An phối hợp tổ chức Lễ phát động Chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng năm 2024 lần thứ tư tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An..

Tập trung diệt chuột để bảo vệ sản xuất

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã ban hành văn bản về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột, bảo vệ sản xuất trồng trọt.

Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây

Giá heo hơi hôm nay giữ được ổn định ở khu vực phía bắc nhưng giảm nhẹ ở các tỉnh phía nam. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước đang rất thấp, gây nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Thúc đẩy hợp tác với SCIP và SUEZ trong việc xây dựng các khu công nghiệp tại Cần Thơ 

Tiếp tục chương trình trong chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc của do đồng chí Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ làm trưởng đoàn, ngày 9-5, Đoàn đã đến thăm làm việc Văn phòng Tập đoàn SUEZ

Phối hợp kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính, ngân sách 

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa KTNN và Thường trực HĐND, UBND 6 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, giai đoạn 2013-2023.

Rà soát, chuẩn bị mọi mặt đảm bảo Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên tại TP Cần Thơ thành công tốt đẹp 

(CT) - Chiều 6-5, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, chủ trì cuộc họp với UBND TP Cần Thơ và Ban tổ chức Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên (HSSV) lần thứ VI năm 2024 tại TP Cần Thơ về công tác chuẩn bị Ngày hội.

Doanh thu quý I của Bách hóa xanh đạt hơn 9.100 tỉ đồng 

(CT) - Theo Báo cáo tình hình kinh doanh công bố mới đây của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG), doanh thu lũy kế của Bách hóa xanh (thuộc MWG), quý I năm 2024 đạt hơn 9.100 tỉ đồng, tăng 44% so với quý I năm 2023.

Tập trung phát triển kinh tế - xã hội an toàn, bền vững 

Những tháng đầu năm 2024, hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện Vĩnh Thạnh được đánh giá phát triển ổn định, bền vững. Trong đó có nhiều lĩnh vực tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, tạo đà phát triển cho những tháng tiếp theo trong năm 2024.
Top