Thứ bảy, 27/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thịt gà bổ dưỡng, nhưng ai cần kiêng?

Thịt gà - Ảnh minh họa

Loại thực phẩm "thượng phẩm" bị đổ oan

Trao đổi về việc có thông tin nhiều người bị ung thư kiêng thịt gà vì sợ tái phát, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y, cho biết vào thập niên 1950, hầu như rất ít bệnh nhân nói đến vấn đề kiêng ăn thịt gà. 

Vào khoảng cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, vấn đề kiêng ăn thịt gà mới được lưu truyền và ngày càng rộng lớn, từ việc kiêng ăn thịt gà tới trứng gà.

Khi nói đến thực phẩm chống ung thư mà nói đến gà, có thể sẽ có nhiều bạn đọc phản ứng. Quan niệm lưu truyền không có căn cứ này giống như sự lưu hành của nhiều hoạt động "cầu thần bái phật", có bối cảnh văn hóa tâm lý riêng của nó. 

Do đó, có rất nhiều sách vở, bài viết phổ biến mang tính khoa học cho rằng những người mắc bệnh ung thư không cần phải kiêng thịt gà, nhưng dường như mọi người không hoàn toàn tin vào điều đó.

Thực tế trong cuốn sách thuốc Đông y sớm nhất còn lại "Thần nông bản thảo kinh", thịt gà được xếp vào hàng "thượng phẩm", có thể "chủ dưỡng mệnh" để thích hợp với khí trời, không độc, ăn nhiều, ăn lâu dài không hại đến sức khỏe.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt gà vị ngọt, tính ấm có công dụng bổ tinh, ích tủy, ôn trung ích khí, được dùng để chữa các chứng hư lao (suy nhược cơ thể), đi lỏng, đái tháo đường, ung nhọt, chữa khí hư, muộn con… Đặc biệt, đây là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận, có tác dụng trừ phong…

Trong bộ sách Đông y "Hoàng đế nội kinh" có nhắc đến công dụng của gà trong việc điều trị bệnh "cổ trướng". Đời Tống có một cuốn sách thuốc nổi tiếng "Thái bình quái hệ phương", dùng gà để trị "ế cách", một căn bệnh hiện nay gọi là ung thư thực quản, ung thư tâm vị.

Trong những "phương thuốc bí quyết" dân gian có nhiều bài thuốc dùng gà, trứng gà để điều trị khối u. Lấy nấm Khẩu Bắc (còn được gọi là nấm Mông Cổ, nấm mây, nấm bạc) hầm với gà chữa bệnh ung thư gan...

Những bài thuốc chữa trị bệnh ung thư trong Đông y hiện đại có kê nội kim là vị thuốc thường dùng. "Ô kê bạch phụng hoàn" là một bài thuốc nổi tiếng, trong đó ô cốt kê và bạch phụng (bạch kê) trước đây dùng điều trị ung thư phụ khoa và các loại bệnh phụ khoa khác, dùng khi cơ thể suy nhược, số lượng bạch cầu giảm... 

Do đó, theo quan điểm trong ngành y học, vấn đề cho rằng bệnh nhân ung thư phải kiêng thịt gà là không đúng.

Gà tính ôn, vị ngọt, có công dụng: ôn trung ích khí, kiện tỳ, bổ ngũ tạng. Do đó, sách xưa nói "bổ hư doanh là chủ yếu". Người xưa, những người khi mới khỏi bệnh cơ thể suy nhược thường được cho ăn thịt gà để bồi bổ. Tuy nhiên, vì gà nghiêng về tính ôn, nên nếu bị âm hư nội nhiệt, thấp nhiệt, tiêu hóa không tốt, không nên ăn hoặc ăn ít thịt gà.

Có nhiều cách chế biến thịt gà. Thịt gà thường được dùng làm món ăn mặn, chỉ phổ biến sau thịt heo. Gà hầm suông hoặc có thể cho thêm ít nấm hương hay măng... hương vị rất ngon.

Những người mắc bệnh ung thư đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe, dạ dày chưa tốt, uống một bát nhỏ canh gà rất tốt. Hoặc dùng món gà ngâm bã rượu (gà luộc nhừ chặt thành miếng to cho vào hũ bã rượu, ngâm với rượu vàng, trên miệng hũ phủ túi vải có bọc dứa bên trong. Khoảng 2 - 3 ngày sau có thể lấy ra ăn, thịt gà thơm mùi bã rượu) cũng rất ngon và bổ dưỡng.

Những bộ phận của gà ăn vào dễ gây độc?

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết thịt gà là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cứ 100g thịt gà có 23,3g protein, 1,2g lipit và các thành phần dinh dưỡng đa dạng với những hợp chất như: albumin, chất béo; thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, phốt pho, sắt...

Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, dễ hấp thu và tiêu hóa. Protein trong thịt gà giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển cơ bắp, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ giảm cân. Thịt gà còn có tác dụng chống trầm cảm, tốt cho tim, hỗ trợ răng, xương và các tuyến nội tiết trong cơ thể…

Tuy nhiên, một số bộ phận của con gà không nên ăn vì có thể gây hại cho sức khỏe?

- Đầu gà: Trên đầu gà có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, độc tố và kim loại nặng. Nếu bạn ăn đầu gà trong thời gian dài thì các chất này sẽ đi vào cơ thể người và gây hại cho sức khỏe. Trẻ nhỏ ăn đầu gà thì nguy cơ dậy thì sớm rất dễ xảy ra.

- Phao câu: Cả con gà chỉ có duy nhất một miếng phao câu, thịt lại dai chắc và có hương vị khác hẳn những vị trí khác nên được rất nhiều người thích. Thế nhưng, phao câu gà là bộ phận tập trung tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Tế bào này có khả năng ăn vi khuẩn, nhưng lại không thể tiêu diệt được chúng, vì thế theo thời gian sẽ là nơi trú ẩn của hàng loạt vi rút và vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe.

- Da gà: Nhiều người cứ truyền tai nhau ăn nhiều da gà sẽ giúp làm đẹp da hơn vì trong da gà có chứa nhiều collagen. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng trong da gà không có collagen. Nếu có thì lượng collagen này cơ thể người cũng không thể hấp thụ được. 

Đặc biệt, trong da gà có rất nhiều chất béo lại dễ chứa ký sinh trùng nếu không được làm sạch kỹ. Cả Đông y lẫn Tây y đều khuyên không nên ăn da gà, đặc biệt là khi đang mắc một số bệnh như gút, tiểu đường, huyết áp cao... vì da gà có chứa nhiều chất béo và có hàm lượng cholesterol cao.

- Phổi gà: Nhìn chung, nội tạng của gia súc và gia cầm đều không có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như nội tạng gà bao gồm gan, tim, ruột, thận, lá lách, phổi của con gà. Đây là những cơ quan đảm nhiệm vai trò chuyển hóa chất độc hại ra bên ngoài, do đó khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm độc và chứa nhiều vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng./.

Thịt gà bổ dưỡng và được dân gian coi là loại thịt khá "lành", tuy nhiên với một số người bệnh cần tránh món ăn này vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể: người sau mổ; người bị thủy đậu; người bị xơ gan; người bị viêm khớp; những người có vấn đề về tiêu hóa...

Theo tuoitre.vn

Nguồn: https://tuoitre.vn/thit-ga-bo-duong-nhung-ai-can-kieng-20231206145808564.htm

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm 

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và làm thức ăn nhanh hư, dễ gây ngộ độc thực phẩm cho người dùng. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo những món chưa nấu chín (như món sashimi, hàu sống),

Phát hiện cách loại bỏ tới 80% hạt vi nhựa trong nước uống hàng ngày

Một phát hiện mới nhất của các nhà khoa học cho thấy khi đun sôi nước máy trong 5 phút, canxi cacbonat kết tủa thành cặn vôi sẽ 'nhốt' hơn 80% các hạt vi nhựa lại và ta chỉ cần lọc nó đi là xong.

Ăn quá nhanh và quá muộn gây hại như thế nào?

Có câu nói: Sức khỏe của bạn là từ những gì bạn ăn. Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy không chỉ thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe, mà tốc độ và thời điểm ăn cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn.

Ăn nhiều hải sản, tăng nguy cơ phơi nhiễm hóa chất vĩnh cửu?

Một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện lượng hóa chất vĩnh cửu PFAS trong nhiều loại hải sản ở mức đáng lo ngại.

Sử dụng thực phẩm đúng cách trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng như hiện nay dễ sinh sôi các loại vi khuẩn, nấm mốc làm cho các loại thực phẩm, thức ăn dễ bị ôi thiu, gây mất an toàn thực phẩm nếu không được bảo quản cẩn thận.
Top