Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thông tin trái chiều về việc Mỹ - Hàn hoãn tập trận chung

Seoul và Washington có thể sẽ đưa ra quyết định có dừng các cuộc tập trận chung hay không vào tháng 7 tới.

Seoul và Washington có thể sẽ đưa ra quyết định có dừng các cuộc tập trận chung hay không vào tháng 7 tới.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố hoãn các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn đưa 28.500 binh sỹ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc về nước, đã khiến hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc lo lắng. Tuy nhiên, hai ngày nay, các quan chức cấp cao của cả Mỹ và Hàn Quốc lại đưa những thông tin trái chiều liên quan tới vấn đề này.

Binh sĩ Mỹ-Hàn trong cuộc tập trận chung Người Bảo vệ Tự do Ulchi. Ảnh: Wikimedia

Ngày 14/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo và người đồng cấp Mỹ Jim Mattis đã có cuộc "thảo luận sâu" về các cuộc tập trận chung giữa 2 nước.

Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nêu rõ, hai Bộ trưởng đã có cuộc điện đàm kéo dài 30 phút để trao đổi quan điểm về các cuộc tập trận chung hàng năm giữa hai nước, bao gồm cuộc tập trận "Người Bảo vệ Tự do Ulchi". Hai bên nhất trí không ngừng tăng cường nỗ lực để cung cấp hỗ trợ về phòng thủ trên cơ sở mối quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ vững chắc và đã quyết định thảo luận vấn đề này trong các cuộc đàm phán trực tiếp "sớm nhất có thể".

Theo một nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc, Seoul và Washington có thể sẽ đưa ra quyết định có dừng các cuộc tập trận chung hay không vào tháng 7 tới.

Trong diễn biến liên quan, cùng ngày 14/6, người được đề cử giữ chức Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, ông Harry Harris cho rằng, việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc, sẽ không cần thiết nếu Triều Tiên đạt đến giai đoạn phi hạt nhân hóa và giải trừ quân bị hoàn toàn.

Phát biểu trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Harry Harris nói rằng bối cảnh an ninh tổng thể tại Đông Bắc Á đã có sự thay đổi lớn sau cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ông Harry Harris đồng thời bày tỏ ủng hộ việc dừng các cuộc tập trận chung giữa hai nước.

“Tôi tin rằng chúng ta nên ngừng các cuộc tập trận, nhất là các cuộc tập trận lớn, để đánh giá xem Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thực sự nghiêm túc trong các cuộc đàm phán hay không. Tôi từng phát biểu về sự cần thiết đưa ông Kim Jong-un ngồi vào bàn đàm phán và tôi nghĩ rằng những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump tại Singapore vừa qua cũng nhằm mục đích đó”, ông Harry Harris nói.

Trước đó, ngày 12/6, phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc gặp lịch sử với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ dừng các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn. Chính ông Trump cũng cho rằng, các cuộc tập trận này "rất tốn kém" và "mang tính khiêu khích".

Sau đó một ngày, phát biểu với báo giới khi đang ở thăm Seoul, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhắc lại tuyên bố “đóng băng” các cuộc tập trận Mỹ-Hàn của Tổng thống Trump, với điều kiện tiến trình đàm phán về phi hạt nhân hóa với Triều Tiên diễn ra một cách thiện chí và có hiệu quả.

Cùng ngày, Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã để ngỏ khả năng tạm ngừng các cuộc tập trận chung với Mỹ như một động thái ủng hộ các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, hôm nay (15/6), một quan chức cấp cao giấu tên của Phủ Tổng thống Hàn Quốc lại khẳng định, sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc không phải là chủ đề trong các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore.

Quan chức này nhấn mạnh, đã không có bất kỳ cuộc thảo luận nào và cũng không có sự thay đổi lập trường về vấn đề quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc./.

Theo VOV.VN

Việt Nam tích cực thúc đẩy củng cố và nâng tầm quan hệ ASEAN - Nhật Bản

Theo Đại sứ Phạm Quang Hiệu, việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới mà còn góp phần tích cực vào tăng cường hơn nữa quan hệ ASEAN-Nhật Bản.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Đã rõ bản sắc 'ngoại giao cây tre Việt Nam'

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, công tác đối ngoại và ngoại giao đã khẳng định rõ bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam,' là một điểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước.

Việt Nam đóng góp 500.000 USD hỗ trợ người dân Palestine

Chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp 500.000 USD cho UNRWA để ủng hộ các nỗ lực của Liên hợp quốc và thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân Palestine.

Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế ưu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Á

Ngày 30/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngân khố và Tài chính Mehmet Simsek cùng Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Fatih Kacir.

Việt Nam khẳng định bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc

Các dân tộc ở Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật.

Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội 

Trung Quốc đang sử dụng hệ sinh thái mạng xã hội của thế giới, đặc biệt là những nền tảng phổ biến do Mỹ phát triển, để mở rộng đáng kể quyền lực trên toàn cầu.

Macron - Le Pen tái đấu 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen sẽ tranh chức chủ nhân điện Élysée trong cuộc chạy đua vào ngày 24-4 sau khi giành nhiều phiếu nhất ở vòng 1.

Hàn Quốc bắt đầu “Kế hoạch hậu Omicron” 

Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách phòng dịch COVID-19 từ ngày 18-4 và hạ cấp độ nguy hiểm của dịch bệnh từ tuần cuối của tháng 4 này.

Gia tộc Rajapaksa và sự phá sản của Sri Lanka 

Rajapaksa là một trong những gia tộc quyền lực nhất ở Sri Lanka, thống trị chính trường nước này trong suốt thời gian dài. Thời kỳ ông Mahinda Rajapaksa làm tổng thống, hầu hết các vị trí quan trọng trong chính quyền đều do các thành viên gia đình ông nắm giữ.

Bà Aung San Suu Kyi nhận thêm án tù 5 năm 

Một tòa án tại Myanmar vừa kết án bà Aung San Suu Kyi (ảnh) 5 năm tù giam với tội danh tham nhũng. Ðây là vụ xét xử đầu tiên trong số 11 cáo buộc tham nhũng chống lại bà Aung San Suu Kyi.
Top