Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thốt Nốt - Kinh tế tăng trưởng tích cực 

Những tháng đầu năm 2024, quận Thốt Nốt còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng lòng, hiệp sức của ngành chức năng, doanh nghiệp và nhân dân, quận Thốt Nốt đã gặt hái được những thành tựu khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Những tháng đầu năm 2024, quận Thốt Nốt còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng lòng, hiệp sức của ngành chức năng, doanh nghiệp và nhân dân, quận Thốt Nốt đã gặt hái được những thành tựu khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Ðây là tiền đề để Thốt Nốt phát triển KT-XH bền vững trong những tháng cuối năm 2024.

Đa dạng hàng hóa tại siêu thị trên địa bàn quận Thốt Nốt, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Kết quả khả quan

Theo UBND quận Thốt Nốt, với sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận Thốt Nốt hoạt động đạt hiệu quả khả quan, tăng cao so với cùng kỳ 2023. Ðiển hình, Công ty CP xuất nhập khẩu Thắng Lợi (quận Thốt Nốt) có sản lượng gạo sản xuất quý I-2024 đạt trên 70.000 tấn, doanh số đạt trên 1.100 tỉ đồng, tăng 345% so cùng kỳ năm 2023. Công ty còn góp phần giải quyết việc làm cho gần 100 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình 9 triệu đồng/người/tháng. Ông Trương Tiến Lực, Trưởng Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, nhận định: “Tình hình hoạt động lĩnh vực công nghiệp - xây dựng trên địa bàn quận Thốt Nốt trong tháng 4 này tiếp tục tăng trưởng 12,23% so với cùng kỳ 2023. Hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng do nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm nông sản tại các thị trường xuất khẩu có dấu hiệu tăng trở lại. Ðồng thời lãi suất vay vốn ngân hàng giảm cùng với nguồn lao động ổn định cũng đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn từ đầu năm đến nay…”.

Tháng 4-2024, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng của quận Thốt Nốt ước được 4.154,39 tỉ đồng, nâng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng của quận đến nay là 16.143,86 tỉ đồng, đạt 35,09% kế hoạch năm, tăng 12,23% so cùng kỳ năm 2023. Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp - xây dựng của quận đến nay là 1.056 cơ sở (trong đó có 187 doanh nghiệp), thu hút được 16.760 lao động địa phương và khu vực lân cận. Trong đó, ngành xay xát và chế biến gạo với sản lượng xay xát trong tháng 4 được 130.000 tấn, nâng tổng sản lượng xay xát đầu năm đến nay ước đạt 510.000 tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ 2023. Riêng ngành lau bóng gạo đạt 185.000 tấn, nâng tổng sản lượng lau bóng gạo đến nay ước đạt 695.000 tấn, tăng 11,7% so cùng kỳ 2023. Ngành chế biến thủy sản với tổng sản lượng cá nguyên liệu chế biến đông lạnh trong tháng 4 được 20.000 tấn, nâng tổng sản lượng cá nguyên liệu chế biến đông lạnh đến nay ước đạt 75.000 tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ 2023.

Trong tháng 4, quận Thốt Nốt phát triển mới 54 hộ hoạt động lĩnh vực thương mại - dịch vụ, nâng tổng số cơ sở thương mại - dịch vụ đến nay là 9.587 hộ (trong đó có 333 doanh nghiệp), thu hút được khoảng 15.485 lao động. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ trên địa bàn trong tháng 4 được 2.180,75 tỉ đồng, nâng giá trị sản xuất từ đầu năm đến nay là 8.370,82 tỉ đồng, đạt 37,35% so kế hoạch, tăng 21,82% so cùng kỳ 2023. Hoạt động thương mại - dịch vụ diễn ra sôi nổi, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng, tình hình cung ứng và lưu chuyển hàng hóa tăng trưởng mạnh hơn so với cùng kỳ. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu dồi dào đảm bảo nhu cầu cho người dân mua sắm và tiêu dùng. Công tác bình ổn thị trường được đảm bảo, tình hình lưu chuyển hàng hóa tăng, nguồn cung các mặt hàng ổn định; trên địa bàn không xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân...

Thúc đẩy phát triển

Thời gian qua quận Thốt Nốt tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, thiết bị theo kế hoạch của TP Cần Thơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ TP Cần Thơ đến năm 2030, quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ đến năm 2030; Kế hoạch 134/KH-UBND triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030… Trong tháng 4, quận đã hướng dẫn, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển tài sản trí tuệ TP Cần Thơ đến năm 2030. Tính đến nay, quận Thốt Nốt có 10 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình và được hỗ trợ thực hiện với tổng kinh phí gần 200 triệu đồng. Ðặc biệt, trong tháng 4 này có thêm 2 cơ sở với 4 sản phẩm tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố. Ðến nay, quận Thốt Nốt có 103 cơ sở, doanh nghiệp với 131 sản phẩm tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc của TP Cần Thơ. Hoạt động này góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, chất lượng sản phẩm trên địa bàn TP Cần Thơ.

Những tháng cuối năm 2024, quận Thốt Nốt tăng cường hoạt động, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển; triển khai kịp thời đến doanh nghiệp các văn bản hỗ trợ phát triển trang thiết bị sản xuất hiện đại. Tăng cường kiểm tra các điều kiện về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với các cơ sở đã ký cam kết thuộc trách nhiệm quản lý ngành công thương, đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ, siêu thị và các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn; triển khai thực hiện Ðề án phát triển ngành công nghiệp chế biến chuyên sâu TP Cần Thơ đến năm 2024, định hướng đến năm 2030; tăng cường công tác kiểm tra, bình ổn thị trường hàng hóa, chống gian lận thương mại và hàng gian, hàng giả; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tăng cường phối hợp với Sở Công Thương thành phố theo dõi diễn biến thị trường; tham mưu thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân.

Ông Võ Văn Tân, Chủ tịch UBND quận Thốt Nốt, cho biết: “Thốt Nốt tiếp tục triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn về các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc chương trình hỗ trợ của TP Cần Thơ; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ðịa phương phối hợp chặt chẽ với Viện Khoa học công nghệ Mekong để triển khai thực hiện dự án xây dựng, quản lý, phát triển thương hiệu cho làng nghề bánh tráng Thuận Hưng - Cần Thơ theo đúng tiến độ; vận động và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm truyền thống đăng ký xây dựng thương hiệu, đặc biệt hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn quận Thốt Nốt…”.

Bài, ảnh: HÀ VĂN

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tốc độ hồi phục thị trường bất động sản tùy thuộc vào từng địa phương

(ĐCSVN) - Dự báo về thời điểm thị trường có thể phục hồi hoàn toàn, các chuyên gia cho rằng, với những địa phương khác nhau, tốc độ hồi phục của thị trường nhà đất cũng sẽ khác nhau. Hơn nữa, dù trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp, nhu cầu về mua bán bất động sản (BĐS) trong dân vẫn rất lớn và đây vẫn là một kênh hấp dẫn đầu tư.

Tốc độ hồi phục thị trường bất động sản tùy thuộc vào từng địa phương

(ĐCSVN) - Dự báo về thời điểm thị trường có thể phục hồi hoàn toàn, các chuyên gia cho rằng, với những địa phương khác nhau, tốc độ hồi phục của thị trường nhà đất cũng sẽ khác nhau. Hơn nữa, dù trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp, nhu cầu về mua bán bất động sản (BĐS) trong dân vẫn rất lớn và đây vẫn là một kênh hấp dẫn đầu tư.

Tốc độ hồi phục thị trường bất động sản tùy thuộc vào từng địa phương

(ĐCSVN) - Dự báo về thời điểm thị trường có thể phục hồi hoàn toàn, các chuyên gia cho rằng, với những địa phương khác nhau, tốc độ hồi phục của thị trường nhà đất cũng sẽ khác nhau. Hơn nữa, dù trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp, nhu cầu về mua bán bất động sản (BĐS) trong dân vẫn rất lớn và đây vẫn là một kênh hấp dẫn đầu tư.

Tốc độ hồi phục thị trường bất động sản tùy thuộc vào từng địa phương

(ĐCSVN) - Dự báo về thời điểm thị trường có thể phục hồi hoàn toàn, các chuyên gia cho rằng, với những địa phương khác nhau, tốc độ hồi phục của thị trường nhà đất cũng sẽ khác nhau. Hơn nữa, dù trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp, nhu cầu về mua bán bất động sản (BĐS) trong dân vẫn rất lớn và đây vẫn là một kênh hấp dẫn đầu tư.

Thu ngân sách từ thuế giảm mạnh do tác động của dịch bệnh

(ĐCSVN) – Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách tháng 9/2021 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 52.000 tỷ đồng. Số thu này chỉ bằng 4,7% so với dự toán và bằng 55,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top