Thứ ba, 07/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu công nghệ, đào tạo và giảng dạy

(ĐCSVN) - Hội thảo nhằm mục đích hình thành diễn đàn để thúc đẩy các hoạt động trao đổi, giao lưu, hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy giữa các nhà nghiên cứu về kinh tế, kinh doanh, xã hội và nhân văn. Đồng thời, thúc đẩy sự gắn kết của các nhà nghiên cứu, các giảng viên với các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ.

(ĐCSVN) - Hội thảo nhằm mục đích hình thành diễn đàn để thúc đẩy các hoạt động trao đổi, giao lưu, hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy giữa các nhà nghiên cứu về kinh tế, kinh doanh, xã hội và nhân văn. Đồng thời, thúc đẩy sự gắn kết của các nhà nghiên cứu, các giảng viên với các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ.

Ngày 25/4, Trường Đại học Ngoại thương phối hợp cùng Đại học Tarumanagara (Indonesia) tổ chức Hội thảo quốc tế về Kinh tế, Kinh doanh, Xã hội và Nhân văn (International Conference on Economics, Business, Social and Humanities - ICEBSH) với chủ đề “Hợp tác nghiên cứu và quan hệ đối tác công nghệ vì tác động toàn cầu: Giáo dục đại học và phát triển bền vững”.

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu giáo dục đến từ trong và ngoài nước. Ảnh: TH 

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Hàng trăm bài nghiên cứu đã được gửi về từ các nhà khoa học Việt Nam, Indonesia và Malaysia.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS, TS Lê Thị Thu Thủy – Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Ngoại thương nhấn mạnh: “Đổi mới sáng tạo là động lực chính của các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Đổi mới được thực hiện thông qua nghiên cứu hợp tác chiến lược và quan hệ đối tác công nghệ, trong đó các tổ chức giáo dục đại học đảm nhận vai trò trung tâm. Bằng chứng cho thấy rằng việc nắm bắt hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ sẽ khai thác sự đổi mới, góp phần vào SDGs và tạo ra một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người trên toàn cầu”.

PGS, TS Lê Thị Thu Thủy – Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Ngoại thương phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế ICEBSH 2024. Ảnh: TH 

Trong chiến lược phát triển mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, Trường Đại học Ngoại thương đặt mục tiêu trở thành trường đại học đổi mới sáng tạo, nằm trong nhóm hàng đầu châu Á. Một trong những mục tiêu chiến lược của Nhà trường trở thành một trung tâm trao đổi và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển để tạo ra, chia sẻ và chuyển giao những ý tưởng và kiến thức tiên tiến cho cộng đồng để phát triển bền vững. Và để thực hiện chiến lược này, Nhà trường đã tích cực thúc đẩy sự hợp tác với ngành công nghiệp, chính phủ và học viện trên toàn thế giới để thúc đẩy đổi mới trong giáo dục, nghiên cứu và phát triển cộng đồng. Hội thảo quốc tế phối hợp tổ chức giữa Trường Đại học Ngoại thương và Đại học Tarumanagara Indonesia ngày hôm nay cũng thể hiện mong muốn và nỗ lực của Nhà trường.

GS Agustinus Purna Irawan - Hiệu trưởng Trường Đại học Tarumanagara đã chia sẻ quan điểm của ông về tầm quan trọng của các tổ chức giáo dục đại học đối với quá trình thúc đẩy đổi mới và thúc đẩy hợp tác trong bối cảnh thế giới kết nối ngày nay. Theo ông Irawan, bằng cách học hỏi nghiên cứu và áp dụng công nghệ, giáo dục đại học có khả năng giải quyết các thách thức toàn cầu phức tạp được nêu trong SDGs.

Các diễn giả trao đổi tại Hội thảo. Ảnh: TH 

Tham luận dẫn đề, với chủ đề  “Hợp tác nghiên cứu và hợp tác công nghệ giữa Indonesia và Việt Nam”, Ngài Denny Abdi - Đại sứ Cộng hoà Indonesia tại Việt Nam chia sẻ: “Các chiến lược nhằm tăng cường quan hệ đối tác nghiên cứu và công nghệ giữa Indonesia và Việt Nam bao gồm thúc đẩy liên kết thể chế mạnh mẽ hơn, thúc đẩy các sáng kiến nghiên cứu chung và tận dụng các nền tảng khu vực hiện có như ASEAN. Ngoài ra, cần tăng cường sự hợp tác giữa các đơn vị học thuật, các ngành công nghiệp, và đơn vị chính phủ là rất quan trọng để chuyển hoá các kết quả nghiên cứu thành kết quả hữu hình”.

Trong phần trình bày của mình, TS Nguyễn Kỳ Sơn – Vụ trưởng Vụ Châu Mỹ, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng đã đề cập đến nội dung “Bối cảnh quốc tế và khu vực: Cơ hội, thách thức đối với hợp tác quốc tế”, trong đó nêu rõ những thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Ông Nguyễn Kỳ Sơn nhận định khu vực ASEAN có vai trò quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.

GS.TS Ariawan Gunadi - Chủ tịch Quỹ Tarumanagara chia sẻ về chủ đề “Luật quốc tế tại Đông Nam Á: Thúc đẩy hội nhập pháp lý khu vực để hợp tác nghiên cứu và hợp tác công nghệ”. GS, TS Gunadi cũng khẳng định để đạt được mục tiêu SDGs vào năm 2030, chúng ta sẽ cần đổi mới sáng tạo nhằm bù đắp đi khoảng trống của luật pháp khu vực.

TS Vũ Thị Phương Mai - Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương trình bày kết quả nghiên cứu của mình về việc FDI có tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số ở các nước đang phát triển hay không. TS Vũ Thị Phương Mai đã dẫn chứng bằng các bằng chứng thu thập được từ các doanh nghiệp Việt Nam để làm rõ luận cứ của mình thuyết phục người nghe bằng những minh chứng được đưa ra.../.

Vy Anh

Vinh danh các bác sĩ Việt Nam trúng tuyển chương trình bác sĩ nội trú Hoa Kỳ năm 2024 

(CT) - Ngày 6-5-2024, Trường Ðại học Nam Cần Thơ long trọng tổ chức Chương trình vinh danh các bác sĩ Việt Nam trúng tuyển chương trình bác sĩ nội trú Hoa Kỳ năm 2024.

Từ ngày 18 đến 30-7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển 

(CT) - Theo Văn bản số 1957/BGDÐT-GDÐH của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) về việc hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2024, từ ngày 18-7 đến 17 giờ ngày 30-7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.

Chiêu sinh chương trình “Học kỳ trong Quân đội” năm 2024 

(CT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ vừa có thông báo chiêu sinh chương trình “Học kỳ trong Quân đội” năm 2024.

Tăng tốc ôn thi tốt nghiệp THPT 

Bên cạnh hướng dẫn học sinh lớp 12 đăng ký dự thi (ÐKDT) trực tuyến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Kỳ thi), các trường THPT ở TP Cần Thơ đang tập trung tăng tốc ôn thi, giúp các em học sinh vững tin ứng thí.

Học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 

(CT) - Ngày 29-4, tại Trường THCS và THPT Trần Ngọc Hoằng (huyện Cờ Ðỏ), Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) TP Cần Thơ phối hợp với Sở GD&ÐT tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị Học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Năng lực số không thể thiếu với mỗi học sinh'

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị cấp Bộ trưởng Lao động và Giáo dục ASEAN với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực trong thế giới công việc đang thay đổi” diễn ra chiều 16/9.

WB công bố chỉ số vốn nhân lực 2020, Việt Nam tăng điểm

Theo WB, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước có cùng thu nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ thấp còi lên đến 25% của trẻ em ở Việt Nam vẫn là thách thức lớn.

Tiết học thể dục có thú vị không?

Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc đối với học sinh, giúp các em rèn luyện thể chất và là “tứ trụ” trong giáo dục.

Tuyển sinh đại học 2020: Ngành, trường phù hợp là yếu tố quyết định

Mỗi thí sinh cần hiểu đúng, cân nhắc thật kỹ dựa trên sự yêu thích về ngành nghề dự định học và số điểm thi mà mình đạt được để có sự điều chỉnh thứ tự nguyện vọng một cách hợp lý.

Long An và Đại học Mở TP.HCM hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo giai đoạn 2020-2025 English Edition

UBND tỉnh Long An và Trường Đại học Mở TP.HCM tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về nghiên cứu khoa học và đào tạo giai đoạn 2020 - 2025.
Top