Thứ ba, 21/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thượng đỉnh Hàn-Triều: Chờ quyết định táo bạo của ông Kim Jong-un

Theo giới quan sát, Triều Tiên và Hàn Quốc còn những vướng mắc nhưng một số vấn đề có thể được giải quyết với quyết định táo bạo của ông Kim Jong-un.
Theo giới quan sát, Triều Tiên và Hàn Quốc còn những vướng mắc nhưng một số vấn đề có thể được giải quyết với quyết định táo bạo của ông Kim Jong-un.

Hàn Quốc và Triều Tiên dự kiến sẽ thảo luận các biện pháp để thúc đẩy quan hệ song phương tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào ngày mai (27/4), nhưng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của quốc tế nhiều khả năng sẽ là rào cản hạn chế nỗ lực hợp tác của hai bên trong lĩnh vực kinh tế.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Getty

Cải thiện quan hệ liên Triều chính là một trong ba mục đích chính của chương trình nghị sự hội nghị thượng đỉnh Hàn-Triều; phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên Bán đảo Triều Tiên là hai nội dung còn lại.

Đâu là rào cản lớn nhất?

Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được tổ chức sau hơn 1 năm căng thẳng tăng cao trên Bán đảo Triều Tiên liên quan đến các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân của Bình Nhưỡng. Triều Tiên đang là đối tượng của các lệnh trừng phạt quốc tế với nhiều mức độ.

Ông Kim Yong-hyun, Giáo sư tại Đại học Dongguk nhận định: “Lãnh đạo hai nước có thể đề cập vấn đề đoàn tụ các gia đình ly tán do chiến tranh, vấn đề nhân đạo, giao lưu văn hóa và xã hội. Tuy vậy, sẽ rất khó để mong đợi về bất kỳ một thỏa thuận lớn nào trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Triều Tiên vẫn bị các lệnh trừng phạt của quốc tế bủa vây”.

Nguồn tin từ Chính phủ Hàn Quốc nói rằng, Seoul đang tìm cách để cải thiện bền vững các mối quan hệ với Bình Nhưỡng trong khuôn khổ giới hạn do các lệnh trừng phạt quốc tế đặt ra.

“Hợp tác kinh tế không phải là chương trình nghị sự chính của hội nghị thượng đỉnh”, một quan chức Chính phủ Hàn Quốc nói với các phóng viên hôm 25/4. “Hợp tác kinh tế giữa hai miền Triều Tiên chỉ có thể thực hiện được sau khi Triều Tiên đáp ứng được một số điều kiện nhất định và có tiến bộ trong việc phi hạt nhân hóa”.

Khi hai miền Triều Tiên tổ chức các hội nghị thượng đỉnh vào năm 2000 và năm 2007, hai bên cũng đã có tuyên bố chung về hòa giải.

Đặc biệt, trong thỏa thuận hai bên đạt được hồi năm 2007 có nhiều biện pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế, bao gồm việc mở rộng khu liên hợp công nghiệp tại thành phố Kaesong của Triều Tiên và triển khai các dịch vụ thương mại đường sắt xuyên biên giới.

Tuy nhiên, Hàn Quốc không còn được phép cung cấp những lợi ích kinh tế lớn cho Triều Tiên bởi các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm mục đích hạn chế dòng ngoại tệ mạnh “chảy vào” Bình Nhưỡng.

Các thỏa thuận đáng kể trong lĩnh vực kinh tế sẽ là điều không thể nhưng lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn có thể trao đổi rộng rãi quan điểm về hợp tác kinh tế.

Tại cuộc họp mới nhất của Đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong-un đã công bố một dòng chiến lược mới tập trung vào “xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa” thay thế cho chính sách phát triển kinh tế song song với phát triển hạt nhân.

Sẽ có đột phá giải quyết vấn đề các gia đình bị ly tán?

Trong tình hình mới như hiện nay, hai bên dự kiến sẽ tập trung vào các vấn đề nhân đạo và giao lưu nhân dân. Cụ thể, ưu tiên hàng đầu có thể tập trung vào giải quyết vấn đề các gia đình bị ly tán trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953.

Triều Tiên và Hàn Quốc đã không thể thống nhất được việc tổ chức cuộc gặp cho các gia định bị ly tán tại cuộc đàm phán cấp cao được tổ chức ngày 9/1/2018.

Seoul đặt ưu tiên giải quyết vấn đề này khi ngày càng có nhiều người Hàn Quốc cao tuổi qua đời mà không thể gặp thân nhân của họ ở Triều Tiên. Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, tính đến cuối tháng 3/2018, có khoảng 55% trong khoảng 131.530 người Hàn Quốc chờ đợi các cuộc đoàn tụ đã qua đời. Lần cuối cùng Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức được cuộc gặp cho các gia đình bị ly tán là vào tháng 10/2015.

Tuy nhiên, vấn đề tưởng như không quá khó giải quyết này lại vẫn có rào cản khi Triều Tiên nêu điều kiện để đổi lấy việc tổ chức đoàn tụ, Hàn Quốc phải trao trả 12 phụ nữ Triều Tiên làm việc tại một nhà hàng ở Trung Quốc đào tẩu sang Hàn Quốc hồi năm 2016.

“Triều Tiên đã gắn điều kiện đó cho cuộc đoàn tụ các gia đình bị ly tán nhưng điều này có thể được giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới với quyết định táo bạo của ông Kim Jong-un”, Shin Beom-chul, một thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Chính sách Asan nhận xét.

Phía Hàn Quốc cũng hy vọng tại cuộc gặp sắp tới lãnh đạo hai nước có thể đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán liên Triều một cách thường xuyên.

Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Hàn Quốc, ông Im Jong-seok hồi tuần trước cho hay: “Đây sẽ là một mối quan tâm lớn đối với chúng tôi khi có các hội nghị liên Triều được tổ chức thường xuyên tại Bàn Môn Điếm (Panmunjom) nếu cần thiết”.

Theo một số nguồn thạo tin, ông Moon và ông Kim có thể thảo luận về việc thành lập một văn phòng liên lạc chung.

“Nếu được thành lập, văn phòng liên lạc chung sẽ là rất tốt cho việc xoa dịu căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên”, một quan chức cấp cao của Hàn Quốc nói. “Làng đình chiến Bàn Môn Điếm là nơi tốt hơn cả để đặt văn phòng liên lạc nếu hai miền Triều Tiên đồng ý về vấn đề này”.

Hiện tại, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn duy trì văn phòng liên lạc riêng tại Bàn Môn Điếm để liên lạc qua biên giới./.

Hùng Cường/VOV.VN

Quân đội Myanmar tiếp tục thất thủ trước phe nổi dậy

Chính quyền quân sự tại Myanmar tiếp tục để mất một thị trấn biên giới khác trong xung đột đang diễn ra với các lực lượng nổi dậy.

Xả súng ở thủ đô Mexico, ít nhất 10 người thương vong

Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và 7 người khác bị thương trong vụ xả súng xảy ra ngày 14/9 tại một trung tâm thương mại sầm uất ở thủ đô Mexico City của Mexico.

Quân đội Israel đã phê duyệt kế hoạch tấn công trên bộ vào Rafah

Trong khi các nhà hòa giải quốc tế đang nỗ lực giúp Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn thì quân đội Israel đã phê duyệt kế hoạch tấn công trên bộ nhằm vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza.

Quân đội Israel đã phê duyệt kế hoạch tấn công trên bộ vào Rafah

Trong khi các nhà hòa giải quốc tế đang nỗ lực giúp Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn thì quân đội Israel đã phê duyệt kế hoạch tấn công trên bộ nhằm vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza.

Tỷ lệ không ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump lên đến mức 60%

Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận mới nhất do báo Washington Post và hãng tin ABC News tiến hành, tỷ lệ không ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên đến mức 60%.

Người Hàn Quốc đánh giá tích cực cuộc gặp Hàn-Mỹ-Triều tại DMZ

Trung bình cứ 10 người Hàn Quốc lại có hơn 6 người đánh giá tích cực về cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo 3 nước Hàn Quốc, Mỹ và Triều Tiên tại Khu phi quân sự (DMZ).

HĐBA không ra được tuyên bố lên án vụ tấn công trại di cư ở Libya

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kết thúc phiên thảo luận kín kéo dài 2 giờ mà không đạt được đồng thuận trong việc lên án vụ tấn công nhằm vào một trại tạm giữ người di cư ở Libya.

Triều Tiên lên tiếng chỉ trích thái độ không nhất quán của Mỹ

Phái đoàn Triều Tiên tại Liên hợp quốc cho rằng Washington đã thể hiện thái độ thù địch thông qua bức thư kêu gọi thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng.

Triều Tiên lên tiếng chỉ trích thái độ không nhất quán của Mỹ

Phái đoàn Triều Tiên tại Liên hợp quốc cho rằng Washington đã thể hiện thái độ thù địch thông qua bức thư kêu gọi thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng.

Nga bước đầu xác định nguyên nhân vụ cháy tàu lặn sâu

Báo cáo Tổng thống Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết các nhà điều tra bước đầu xác định được đám cháy bùng phát ở khoang pin của tàu sau đó lan sang các khoang khác.

Tăng cường quan hệ gắn bó, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ác-mê-ni-a

(ĐCSVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chủ trương nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó và hợp tác nhiều mặt với Ác-mê-ni-a; phát triển quan hệ theo hướng hiệu quả, thực chất và bền vững.

Tăng cường quan hệ gắn bó, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ác-mê-ni-a

(ĐCSVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chủ trương nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó và hợp tác nhiều mặt với Ác-mê-ni-a; phát triển quan hệ theo hướng hiệu quả, thực chất và bền vững.

Tăng cường quan hệ gắn bó, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ác-mê-ni-a

(ĐCSVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chủ trương nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó và hợp tác nhiều mặt với Ác-mê-ni-a; phát triển quan hệ theo hướng hiệu quả, thực chất và bền vững.

Tăng cường quan hệ gắn bó, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ác-mê-ni-a

(ĐCSVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chủ trương nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó và hợp tác nhiều mặt với Ác-mê-ni-a; phát triển quan hệ theo hướng hiệu quả, thực chất và bền vững.

Tăng cường quan hệ gắn bó, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ác-mê-ni-a

(ĐCSVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chủ trương nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó và hợp tác nhiều mặt với Ác-mê-ni-a; phát triển quan hệ theo hướng hiệu quả, thực chất và bền vững.

Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu đàm phán vòng 2 về chia sẻ chi phí quốc phòng

Việc khởi động các cuộc đàm phán diễn ra sớm hơn dự kiến và có quan điểm cho rằng Seoul muốn đạt thỏa thuận sớm để tránh phải thương lượng khó khăn trong trường hợp cựu Tổng thống Trump tái đắc cử.

Pakistan sẽ lần đầu tham gia diễn tập chống khủng bố tại Ấn Độ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan Asim Iftikhar cho biết Pakistan sẽ tham gia cuộc diễn tập chống khủng bố quốc tế, dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới tại Manesar, bang Haryana của Ấn Độ.

Đội tuyển xe tăng Việt Nam ra quân thi đấu tại Army Games 2022

Theo kết quả ban đầu, Kíp xe số 1 của Đội tuyển Xe tăng Việt Nam kết thúc phần thi với thời gian tạm tính là 34 phút 53 giây, bắn hạ 4/5 bia mục tiêu.

Saudi Arabia và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung trên Biển Đỏ

Chỉ huy của Saudi Arabia cho biết tập trận nhằm triển khai các kế hoạch tác chiến và hậu cần song phương, trao đổi chuyên môn giữa hai bên, cũng như phát triển khả năng phối hợp với cơ quan dân sự.

Israel sẵn sàng làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Nga-Ukraine

Quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này và Nga vẫn duy trì các cuộc tham vấn và Israel sẵn sàng làm trung gian hòa giải cho cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Top