Chủ nhật, 12/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

(ĐCSVN) - Thủ tướng nhấn mạnh các yêu cầu điều hành giá 6 tháng cuối năm. Đó là cần tiếp tục kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sự ổn định và nền tảng thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển, sản xuất kinh doanh...

(ĐCSVN) - Thủ tướng nhấn mạnh các yêu cầu điều hành giá 6 tháng cuối năm. Đó là cần tiếp tục kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sự ổn định và nền tảng thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển, sản xuất kinh doanh...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo điều hành giá. 

 Sáng 1/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá quốc gia, chủ trì họp Ban Chỉ đạo, đánh giá về công tác điều hành giá nửa đầu năm, thảo luận những biện pháp nhằm quyết tâm thực hiện các mục tiêu đề ra.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, 6 tháng đầu năm, các bộ, ngành, cơ quan đã phối hợp chặt chẽ, điều hành khá ăn ý, nhịp nhàng, chấp hành nghiêm những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để sử dụng các biện pháp, công cụ liên quan, cả vi mô và vĩ mô. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, CPI bình quân giảm dần từ mức cao là 6,54% về mức 4,19% trong 6 tháng đầu năm. Từ đó, có thể nhận định khả năng kiểm soát lạm phát dưới 4% theo mục tiêu đề ra là khả thi.

Nêu ra một số bất cập cần tập trung khắc phục như vấn đề giá thịt lợn, sách giáo khoa, giá nước sạch, quỹ bình ổn giá xăng dầu, Thủ tướng nhấn mạnh các yêu cầu điều hành giá 6 tháng cuối năm. Đó là cần tiếp tục kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sự ổn định và nền tảng thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển, sản xuất kinh doanh, củng cố niềm tin của doanh nghiệp, của người dân vào công tác điều hành chung của Chính phủ, “không chỉ tập trung tháo gỡ để tăng trưởng mà còn lưu ý hơn nữa đến giá cả, lạm phát”.

Sức ép tăng giá, lạm phát vẫn còn lớn, đặc biệt là giá dầu thô, lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng, nhiều nước đã giảm giá đồng tiền. Trong bối cảnh ấy, chúng ta kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%, Thủ tướng khẳng định “chúng ta sẽ rất linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, nhất là thời điểm, mức độ can thiệp các công cụ chính sách để không ảnh hưởng đến mục tiêu phục hồi và phát triển nền kinh tế”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp 

Kiểm soát lạm phát nhưng không thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ. Chính sách kiểm soát giá phải góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh doanh, kích thích tăng trưởng.

Yêu cầu điều hành giá đặt ra là kết hợp đồng bộ, hiệu quả, kịp thời các biện pháp vĩ mô, tài khóa, tiền tệ và các công cụ vi mô, điều hành các mặt hàng cụ thể, nhất là xăng dầu, thịt lợn, các mặt hàng thiết yếu như y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm.

Đối với các kịch bản điều hành giá, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp chủ trì với các bộ, ngành tiếp tục rà soát, cập nhật kịch bản phù hợp với mục tiêu đề ra để chúng ta đạt được con số dưới 4%. Trong trường hợp thật cần thiết, có thể điều hành ở 4% để góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ, chính sách tài khóa, tiền tệ để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng, tất cả các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả, kiểm soát yếu tố tình hình giá, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng đầu cơ, nâng giá, gây biến động giá, độc quyền giá trái quy định, trong đó kiểm soát tốt đầu vào, chống đầu cơ nâng giá.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện thể chế và các quy định pháp luật về giá bảo đảm đúng, phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tiễn hiện nay, ví dụ như đề nghị đưa sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước kiểm soát giá.

Đối với điều hành giá một số mặt hàng cụ thể, trước hết là xăng dầu, Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương trình sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, lưu ý sử dụng linh hoạt Quỹ bình ổn giá để tránh biến động lớn về giá xăng dầu, đồng thời bảo đảm cân đối nguồn cung trong nước và nhập khẩu xăng dầu để dự trữ phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Kiểm soát chặt chẽ gian lận tại các đơn vị bán lẻ và buôn lậu xăng dầu.

Đối với mặt hàng điện, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về không tăng giá điện. Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chính quyền cơ sở kiểm tra, xử lý ngay các bức xúc của người dân về các trường hợp chi phí tiền điện tăng đột biến, hoặc các thủ tục hành chính về cấp điện, thanh toán tiền điện.

Về mặt hàng nước sạch, Thủ tướng đã có chỉ đạo giảm giá nước sạch. Bộ Tài chính cần kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc này để góp phần giảm chi phí sinh hoạt của người dân trong bối cảnh khó khăn. Với giá dịch vụ viễn thông, tiếp tục xem xét để giảm giá phù hợp.

Về mặt hàng thịt lợn, Thủ tướng đánh giá cao, nhất trí với các biện pháp mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra gồm tái đàn, tăng đàn, nhập lợn sống, xử lý vấn đề giống lợn để bảo đảm tái đàn, quản lý tốt hơn khâu trung gian, kiểm soát chi phí của từng khâu để tiếp tục giảm giá thịt lợn phù hợp. Bộ Công Thương phải chỉ đạo làm tốt khâu lưu thông, phân phối, bán buôn, bán lẻ để góp phần bình ổn giá thịt lợn.

Về giá gạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm sản xuất lúa gạo (khoảng 43,5 triệu tấn thóc năm 2020 và có thể chúng ta đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo). Bộ Tài chính thực hiện ngay việc thu mua dự trữ lúa gạo.

Về giá dịch vụ hàng không, vận tải, logistics, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá, không để tăng giá mà phải giảm giá để kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Về giá sách giáo khoa, Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung mặt hàng này vào danh mục Nhà nước định giá. Đồng thời, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xem xét chính sách giảm giá hoặc cấp không thu tiền sách giáo khoa với đối tượng thuộc hộ nghèo, các đối tượng yếu thế, những người khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

Về giá dịch vụ giáo dục, y tế, hiện nay đời sống và thu nhập của nhiều người lao động và gia đình bị ảnh hưởng khá lớn bởi dịch COVID-19. Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài chính nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giá các dịch vụ này phù hợp, vừa góp phần kiểm soát lạm phát, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho hộ nghèo.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò của công tác thông tin truyền thông, “phải nói dễ nghe, dễ hiểu để người dân ủng hộ chủ trương”. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, các bộ, ngành chức năng, các địa phương chủ động thông tin truyền thông về tình hình giá cả thị trường quốc tế, trong nước, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, độc quyền giá trái quy định.

Các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp có chương trình giảm giá, khuyến mại, kích cầu tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương luôn đồng hành, lắng nghe thực sự cầu thị, hỗ trợ, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp”, Thủ tướng bày tỏ./.

Mạnh Hùng

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh?

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI họp ngày 11/4/2024, Cục trưởng Cục Thống kê - Nguyễn Văn Chuẩn đã có bài phát biểu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và quy mô nền kinh tế quí I/2024 của tỉnh Long An;

TP. Hồ Chí Minh đề xuất 30.000 tỉ đồng làm 14,1km đường trên cao

(ĐCSVN) – Đường trên cao Bắc – Nam bắt đầu từ nút giao đường Cộng Hòa – Trường Chinh đến đường Nguyễn Văn Linh được UBND TP.HCM đề xuất là tuyến đường mới có chiều dài 14,1km, chiều rộng 30m, phần đường trên cao 4 làn xe rộng 16m. Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 30.000 tỉ đồng.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất 30.000 tỉ đồng làm 14,1km đường trên cao

(ĐCSVN) – Đường trên cao Bắc – Nam bắt đầu từ nút giao đường Cộng Hòa – Trường Chinh đến đường Nguyễn Văn Linh được UBND TP.HCM đề xuất là tuyến đường mới có chiều dài 14,1km, chiều rộng 30m, phần đường trên cao 4 làn xe rộng 16m. Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 30.000 tỉ đồng.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất 30.000 tỉ đồng làm 14,1km đường trên cao

(ĐCSVN) – Đường trên cao Bắc – Nam bắt đầu từ nút giao đường Cộng Hòa – Trường Chinh đến đường Nguyễn Văn Linh được UBND TP.HCM đề xuất là tuyến đường mới có chiều dài 14,1km, chiều rộng 30m, phần đường trên cao 4 làn xe rộng 16m. Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 30.000 tỉ đồng.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất 30.000 tỉ đồng làm 14,1km đường trên cao

(ĐCSVN) – Đường trên cao Bắc – Nam bắt đầu từ nút giao đường Cộng Hòa – Trường Chinh đến đường Nguyễn Văn Linh được UBND TP.HCM đề xuất là tuyến đường mới có chiều dài 14,1km, chiều rộng 30m, phần đường trên cao 4 làn xe rộng 16m. Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 30.000 tỉ đồng.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất 30.000 tỉ đồng làm 14,1km đường trên cao

(ĐCSVN) – Đường trên cao Bắc – Nam bắt đầu từ nút giao đường Cộng Hòa – Trường Chinh đến đường Nguyễn Văn Linh được UBND TP.HCM đề xuất là tuyến đường mới có chiều dài 14,1km, chiều rộng 30m, phần đường trên cao 4 làn xe rộng 16m. Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 30.000 tỉ đồng.

Xây dựng nông thôn phát triển hài hòa và bền vững 

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở TP Cần Thơ diễn ra mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày, đời sống người dân cải thiện đáng kể.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao - Long An trở thành vựa lúa lớn

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây...

Long An phát động chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An phối hợp tổ chức Lễ phát động Chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng năm 2024 lần thứ tư tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An..

Tập trung diệt chuột để bảo vệ sản xuất

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã ban hành văn bản về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột, bảo vệ sản xuất trồng trọt.

Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây

Giá heo hơi hôm nay giữ được ổn định ở khu vực phía bắc nhưng giảm nhẹ ở các tỉnh phía nam. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước đang rất thấp, gây nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Agribank dành hơn 180.000 tỉ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh 

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

Đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME.
Top