Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tổng thống Pháp đề xuất xây dựng một 'giao ước mới cho đất nước'

Tối 13/01, Tổng thống Emmanuel Macron tối 13/01 đã gửi cho toàn thể nhân dân Pháp một bức thư dài để khởi động một đối thoại toàn quốc, dự kiến sẽ bắt đầu từ 15/01.

Tối 13/01, Tổng thống Emmanuel Macron tối 13/01 đã gửi cho toàn thể nhân dân Pháp một bức thư dài để khởi động một đối thoại toàn quốc, dự kiến sẽ bắt đầu từ 15/01.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Paris, Pháp, ngày 31/12/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, sau đợt biểu tình cuối tuần lần thứ 9 vừa qua của phong trào “Áo vàng” tuy ít bạo lực hơn nhưng lại huy động nhiều người tham gia hơn dự kiến, Tổng thống Macron đang “đặt cược” vào cuộc đối thoại và tham vấn ý kiến người dân để giải quyết cuộc khủng hoảng và "biến những cơn giận dữ thành các giải pháp."

Trong bức thư, Tổng thống Macron khẳng định cuộc đối thoại toàn quốc sẽ kéo dài đến ngày 15/3 và sẽ "không phải là một cuộc bầu cử hay một cuộc trưng cầu ý dân.”

Theo ông, các đề xuất của người dân “sẽ giúp xây dựng một giao ước mới cho đất nước, cấu trúc lại hoạt động của chính phủ và quốc hội, cũng như định hình lại vai trò của nước Pháp tại châu Âu và trên trường quốc tế.” Tổng thống hứa sẽ thông báo kết quả trực tiếp tới người dân ngay trong tháng sau khi kết thúc cuộc thảo luận.

Tổng thống Macron nhấn mạnh sẽ "không có vùng cấm cho các câu hỏi." Theo ông, chính quyền và người dân sẽ khó có thể đạt được đồng thuận về tất cả mọi vấn đề. Nhưng điều quan trọng là hai bên cùng trao đổi, tranh luận. Ông hy vọng các cuộc tranh luận có thể giúp giải quyết khoảng 35 vấn đề như thuế, nền dân chủ, bảo vệ môi trường và di cư. 

Dự kiến cuộc đối thoại sẽ tập trung vào 4 chủ đề chính: thuế và chi tiêu công, tổ chức Nhà nước và cơ quan công quyền, chuyển đổi sinh thái, nền dân chủ và quyền công dân. Tổng thống đặt ra 33 câu hỏi cho người dân Pháp, trong đó bao gồm cả vấn đề về nhập cư và chủ nghĩa thế tục.

Một số chủ đề có thể được diễn giải ra như là tổ chức trưng cầu ý dân. Đặc biệt trong phần về nền dân chủ và quyền công dân, Tổng thống Macron nêu vấn đề bỏ phiếu trắng, giới hạn số lượng nghị sỹ, vai trò của Thượng viện và Hội đồng Kinh tế, xã hội và môi trường (CESE). Tổng thống cũng đặt ra câu hỏi về “cuộc trưng cầu sáng kiến công dân,” một trong những yêu sách hàng đầu của phong trào "Áo vàng."

Tổng thống Macron nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại này là “một sáng kiến chưa từng có” và khẳng định quyết tâm rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. 

Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra kiên quyết với các cải cách đã được thực hiện, bằng cách loại bỏ mọi ý định muốn xem xét lại, trong đó có thuế đánh vào tài sản người giàu (ISF). 

Ông giải thích rằng luôn trung thành với những định hướng chính sách mà nhờ đó ông đã được bầu làm Tổng thống. Ưu tiên cho cuộc chiến chống thất nghiệp thông qua tạo nhiều việc làm hơn trong các công ty là chính sách hỗ trợ kinh doanh của Tổng thống Macron. Trong khi đó, giảm bất bình đẳng thông qua cải tổ trường học là dự án của ông cho giáo dục quốc gia. 

Trong chính sách bảo vệ môi trường, ông dự định thay đổi mô hình phát triển Pháp để hạn chế sự nóng lên của Trái Đất. Trong thư, Tổng thống Macron nhấn mạnh: "Chúng ta phải xây dựng một dự án sản xuất, xã hội, giáo dục, môi trường và châu Âu mới, một cách công bằng và hiệu quả hơn. Về những định hướng chủ đạo này, quyết tâm của tôi không hề thay đổi."

Trước khi thiết lập khuôn khổ chung cho các cuộc thảo luận trong tương lai, Tổng thống Pháp đã đặt một điều kiện tiên quyết, đó là chấm dứt bạo lực trong các cuộc biểu tình của phong trào "Áo vàng."

Ông chia sẻ sự nôn nóng, nỗi tức giận và không hài lòng của người dân đối với các loại thuế "quá cao," các cơ quan công quyền "quá xa cách" hoặc tiền lương "quá thấp." Tuy nhiên, Tổng thống Macron cảnh báo sẽ không chấp nhận "bất kỳ hình thức bạo lực nào."

Bức thư của Tổng thống nêu rõ: "Tôi không chấp nhận và không có quyền chấp nhận áp lực và sự xúc phạm, ví dụ như đối với các nghị sỹ. Tôi không chấp nhận và không có quyền chấp nhận việc kết tội chung, ví dụ đối với các phương tiện truyền thông, phóng viên, thiết chế xã hội và công chức. Nếu mọi người tấn công lẫn nhau, xã hội sẽ sụp đổ”

Dự kiến ngày 14/01, Thủ tướng Edouard Philippe sẽ công bố cách thức tiến hành cuộc đối thoại toàn quốc này./.

Theo TTXVN

Nhật Bản và các nước châu Á sẽ tập trận hải quân chung tại Biển Đông

Ngày 21/8 dẫn nguồn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho biết sẽ tổ chức tập trận hải quân chung với lực lượng hải quân của các quốc gia châu Á khác tại Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Hy Lạp: Người dân thủ đô Athens rối loạn vì sự cố mất điện

Sự cố mất điện gây ảnh hưởng đến hệ thống tàu điện ngầm, làm đèn giao thông không hoạt động và hàng trăm thang máy bị kẹt, khiến người dân Athens phải trải qua những khoảnh khắc rối loạn.

Canada thúc đẩy mối quan hệ đặc biệt với Đức, Pháp và Ukraine

Bà Chrystia Freeland sẽ lên đường thăm ba nước Đức, Pháp và Ukraine từ ngày 26-30/8 nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên nguyên tắc.

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain qua đời ở tuổi 81 vì ung thư

Theo AFP, ngày 25/8, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã qua đời ở tuổi 81 sau một thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư.

California công nhận Tết Nguyên đán là sự kiện thường niên chính thức

Chính quyền bang California của Mỹ đã chính thức công nhận Tết Nguyên đán của Trung Quốc và nhiều nước châu Á có tầm quan trọng đặc biệt và được coi là một sự kiện chính thức thường niên tại bang này.

Mỹ: Các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đã được tái khởi động

Ông Trump cho rằng thỏa thuận này cần phải được “nghiêng” về phía Mỹ vì Trung Quốc đã có lợi thế lớn trong suốt nhiều năm với hàm ý thặng dư thương mại đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc với Mỹ.

Mỹ: Các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đã được tái khởi động

Ông Trump cho rằng thỏa thuận này cần phải được “nghiêng” về phía Mỹ vì Trung Quốc đã có lợi thế lớn trong suốt nhiều năm với hàm ý thặng dư thương mại đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc với Mỹ.

Mỹ: Các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đã được tái khởi động

Ông Trump cho rằng thỏa thuận này cần phải được “nghiêng” về phía Mỹ vì Trung Quốc đã có lợi thế lớn trong suốt nhiều năm với hàm ý thặng dư thương mại đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc với Mỹ.

Liên hợp quốc kêu gọi Iran duy trì cam kết trong JCPOA

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi Iran tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân ký với nhóm P5+1 và giải quyết các khác biệt thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp.

Tổng thống Mỹ tổ chức míttinh cùng ngày ông Mueller ra làm chứng

Tổng thống Mỹ Trump sẽ tổ chức một cuộc míttinh tại Bắc Carolina cho chiến dịch tái tranh cử vào ngày 17/7 tới, cùng ngày cựu Công tố viên đặc biệt Robert Mueller dự kiến ra làm chứng trước Quốc hội.

Khẳng định chủ trương của Việt Nam trở thành thành viên tích cực, đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế

(ĐCSVN) - Việt Nam có kinh nghiệm của nhiệm kỳ thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) năm 2008-2009 và có kinh nghiệm trong các hoạt động quốc tế, chắc chắn khi ứng cử làm thành viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam có năng lực tốt hơn so với nhiệm kỳ trước.

Nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc

(ĐCSVN) - Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) ngày càng được nâng cao. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không liên kết và đang phát triến để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực...

Thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự bền vững

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cao cấp giữa ASEAN với các Đối tác, các đại biểu đã trao đổi về tình hình và phương hướng thúc đẩy hợp tác trong các khuôn khổ ASEAN+3 và EAS, chuẩn bị cho các Hội nghị cấp bộ trưởng dự kiến diễn ra trong tháng 8/2019, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 và Hội nghị Cấp cao Đông Á vào tháng 11/2019 tại Thái Lan...

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 34 tổ chức tại Hà Nội

(ĐCSVN) - Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 34 sẽ trao đổi về định hướng thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN - Nhật Bản trên tinh thần Tuyên bố chung kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản thông qua tại Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 21 năm 2018; trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Italy

(ĐCSVN) – Việt Nam và Italy có rất nhiều tương đồng đặc biệt về vị trí địa lý, lịch sử và văn hóa. Chính sự tương đồng đã giúp hai nước gần nhau hơn, cũng như góp phần tạo nên mối quan hệ hợp tác, hữu nghị lâu dài và tốt đẹp như hôm nay.

Mỹ muốn cùng Nga và Trung Quốc đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân

Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Washington sẵn sàng thảo luận với Nga về thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới để thay thế cho Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới.

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hội đàm

Kết thúc hội đàm, lãnh đạo hai nước nhất trí Nga sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 26 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, và một phần sẽ được thanh toán bằng đồng ruble Nga.

Chuyến thăm Hungary của Chủ tịch Quốc hội: Tăng cường quan hệ hữu nghị

Chuyến thăm Hungary tới đây của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hứa hẹn mang đến những hiệu quả thiết thực...

Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Long An giao lưu tại TP.HCM   

Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Long An và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh tổ chức Đoàn giao lưu, gặp gỡ Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP.HCM.

Hội nghị G7: Nhất trí nghiên cứu áp giá trần với năng lượng của Nga

Các nước thành viên G7 đã tranh luận về việc áp giá trần toàn cầu đối với năng lượng từ Nga sau khi căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát khiến giá dầu và khí đốt tăng vọt.
Top