Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

TP.HCM: Số ca mắc tay chân miệng trong 3 tháng đầu năm tăng 760 ca

Quý I năm 2024, TP.HCM ghi nhận 1.765 ca mắc tay chân miệng, tăng 760 ca so với cùng kỳ năm ngoái.

Quý I năm 2024, TP.HCM ghi nhận 1.765 ca mắc tay chân miệng, tăng 760 ca so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin trên được đại diện Sở Y tế TP.HCM nêu tại hội nghị về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, tổ chức chiều ngày 10/4.

Trong tổng số các ca mắc tay chân miệng, nhóm tuổi từ 1 đến dưới 3 tuổi chiếm gần 50%. Nhóm dưới 1 tuổi mắc bệnh đang có xu hướng tăng.

Trong năm 2023, các bệnh viện tại TP.HCM ghi nhận 13.214 lượt điều trị nội trú (98% là trẻ em dưới 6 tuổi). Trong đó, người bệnh từ các tỉnh chuyển đến chiếm dao động từ 60-70%, của TP.HCM khoảng 30%.

Số ca nặng là 1.418 ca, số ca tử vong là 12 ca (không có ca của thành phố).

Bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng được lọc máu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, trong năm 2023 Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác phòng, chống dịch tay chân miệng cho 22 trung tâm y tế, thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại các quận huyện trên địa bàn.

Cùng với đó, Sở Y tế đã phối hợp với Sở GD&ĐT triển khai hoạt động phòng, chống dịch trong trường mầm non; kiểm tra công tác phòng dịch tại 35 trường học các cấp.

Các đơn vị y tế thực hiện phân tầng điều trị cho các ca mắc. Tầng 1 là các phòng khám tại trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, chuyên khoa.

Tầng 2 là các bệnh viện tuyến quận, huyện, bệnh viện đa khoa khu vực, đa khoa tuyến thành phố và các bệnh viện đa khoa tư nhân có chuyên khoa Nhi.

Tầng 3 là các bệnh viện chuyên khoa Nhi và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.

Trong năm 2024, bên cạnh những hoạt động chuyên môn thường quy, TP.HCM tập trung đưa chỉ tiêu kiểm soát ca bệnh tay chân miệng vào bảng tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân của UBND các quận, huyện.

Đồng thời, phát huy sự phối hợp giữa ngành y tế và các cơ quan, đơn vị khác trong tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch./.

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 10.196 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, các tỉnh khu vực phía Nam có trên 7.500 ca, chiếm 74,1% tổng số ca mắc tay chân miệng của cả nước.

Miền Bắc có trên 1.300 ca mắc, tiếp đến là miền Trung với khoảng 1.000 ca, khu vực Tây Nguyên ghi nhận ít nhất tính đến nay với 200 ca mắc.

Theo plo.vn

Nguồn: https://plo.vn/tphcm-so-ca-mac-tay-chan-mieng-trong-3-thang-dau-nam-tang-760-ca-post784835.html

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.

Khuyến cáo khẩn của ngành y tế về ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm 

(CTO) - Thời gian qua, nhiều nơi trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, gây lo ngại trong cộng đồng về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Top