Chủ nhật, 12/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Trung Quốc gặp khó ở Mỹ Latinh 

Trung Quốc đang đương đầu “cơn gió ngược” ở Mỹ Latinh khi một số dự án quan trọng của Bắc Kinh trong khu vực đối mặt với thất bại tiềm ẩn, theo Tạp chí World Politics Review.

Trung Quốc đang đương đầu “cơn gió ngược” ở Mỹ Latinh khi một số dự án quan trọng của Bắc Kinh trong khu vực đối mặt với thất bại tiềm ẩn, theo Tạp chí World Politics Review.

Trạm nghiên cứu vũ trụ của Trung Quốc ở tỉnh Neuquen, Argentina. Ảnh: PERFIL

Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Argentina Javier Milei liên tục chỉ trích Trung Quốc và ủng hộ việc xích lại gần Mỹ cùng Israel về mặt kinh tế. Nhưng từ khi nhậm chức cuối năm ngoái, ông Milei bất ngờ dịu giọng khi bị cho không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục hợp tác với Bắc Kinh, nhà đầu tư nước ngoài và đối tác thương mại chính của Argentina.

Theo hãng tin Bloomberg, việc ông Milei thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc là nhằm cân bằng những hỗ trợ cho nền kinh tế khi chính phủ tìm cách ổn định tình hình tài chính, giảm lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Ngay cả như vậy, nhà kinh tế học theo đường lối cánh hữu này trong khía cạnh nào đó vẫn đang đối đầu với Bắc Kinh. Ðiển hình như vụ việc liên quan trạm nghiên cứu vũ trụ do Trung Quốc đầu tư ở tỉnh Neuquen.

Cơ sở này được thúc đẩy từ thời cựu Tổng thống Cristina Fernandez (2007-2015) và hoàn thành năm 2017 trên khu đất rộng hơn 200ha. Ðây là một trong 3 trạm tạo nên Mạng lưới giám sát Không gian sâu của Trung Quốc và do một đơn vị thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) điều hành. Hợp đồng quy định Argentina có 10% quyền kiểm soát hoạt động và sử dụng một số năng lực của trạm, nhưng Trung Quốc vẫn cấm các quan chức Argentina toàn quyền tiếp cận trạm nghiên cứu. Ðiều này dẫn tới tranh cãi, rằng cơ sở có thể được sử dụng cho mục đích quân sự hoặc gián điệp.

Các quan chức tình báo Mỹ lâu nay cũng bày tỏ lo ngại về khu phức hợp nói trên và nhiều lần phản ánh mối quan tâm này với Tổng thống Milei. Trong thông báo đầu tháng 4 vừa qua, Argentina cho biết đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của trạm vũ trụ mà Trung Quốc coi là “thuần túy khoa học” và xem xét thanh tra hợp đồng thành lập trạm. Theo giới quan sát, yêu cầu này cho thấy chính quyền Tổng thống Milei muốn đảm bảo các hoạt động của Trung Quốc là minh bạch và phù hợp lợi ích quốc gia. Ðây có thể được coi như “phép thử” đối với nỗ lực của ông Milei nhằm cân bằng giữa nhu cầu kinh tế khi hợp tác với Trung Quốc và lo ngại của chính phủ về cách Bắc Kinh hoạt động ở Argentina. Diễn biến đó cũng phù hợp với chủ trương của Mỹ khi chính quyền Tổng thống Joe Biden muốn thông qua những mối đe dọa về chủ quyền để ngăn ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ Latinh.

Hiện tại, Trung Quốc còn “đau đầu” với dự án siêu cảng nước sâu trị giá 3,6 tỉ USD ở Peru. Ðược biết, khu phức hợp Chancay sở hữu 60% bởi công ty nhà nước Trung Quốc COSCO và 40% thuộc công ty khai thác mỏ Volcan của Peru. Theo COSCO, cảng nước sâu khổng lồ này sẽ chuyển đổi khả năng kết nối của Peru với thị trường toàn cầu, tăng cường các tuyến thương mại giữa Nam Mỹ và châu Á. Công ty hy vọng giai đoạn đầu tiên của siêu cảng, vốn đóng vai trò là đầu cầu kinh tế của Trung Quốc ở Mỹ Latinh và là một phần trong Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024. Nhưng tháng 3 vừa qua, Chính phủ Peru đã thay đổi thỏa thuận ban đầu khi bãi bỏ quyền kiểm soát độc quyền của COSCO đối với Cảng Chancay. Ðộng thái này phản ánh lo ngại gia tăng ở Lima về mức độ kiểm soát và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước. Trước đó, Mỹ đã bày tỏ quan ngại với Peru về nguy cơ đầu tư của Trung Quốc ở Cảng Chancay có thể bao gồm tiềm năng quân sự, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Theo giới quan sát, Trung Quốc nhìn chung đã tạo dựng được vị thế ở Mỹ Latinh thông qua các thỏa thuận ngoại giao và thương mại suốt 20 năm qua. Trong đó, 2 dự án ở Argentina và Peru đại diện cho những nỗ lực lớn nhất của Trung Quốc ở khu vực. Vì vậy, có thể nói cách Bắc Kinh phản ứng trước những trở ngại mới sẽ định hình mối quan hệ tương lai của họ với nơi từng được ví như “sân sau” của Mỹ.

MAI QUYÊN

Anh quyết định sử dụng lại hộ chiếu màu xanh sau khi rời EU

Anh sẽ sử dụng lại hộ chiếu màu xanh và vàng sau khi rời EU vào năm 2019 để 'phục hồi bản sắc dân tộc,' theo đó màu hộ chiếu đỏ tía mà nước này sử dụng theo quy định chung của EU sẽ không còn.

Cảnh sát Malaysia bắt giữ thêm hàng chục nghi can khủng bố

Malaysia bắt giữ 20 đối tượng tình nghi, trong đó có 13 người nước ngoài, nối dài thêm danh sách hàng trăm đối tượng bị bắt giữ trong những năm gần đây với cáo buộc dính líu tới các tổ chức khủng bố.

Keppel trả hơn 400 triệu USD dàn xếp bê bối hối lộ xuyên quốc gia

Tập đoàn Keppel của Singapore đã đồng ý trả 422 triệu USD tiền phạt cho ba nước Mỹ, Brazil và Singapore để dàn xếp các cáo buộc hối lộ liên quan tới một số hợp đồng ký kết với đối tác Brazil.

200 người chết trong bão Tembin ở Philippines

Tình trạng sạt lở nghiêm trọng từ cơn bão Vinta (tên quốc tế là Tembin) ở Philippines khiến số người chết lên khoảng 200, theo số liệu cập nhật của báo PhilStar rạng sáng 25/12.

Nhật Bản và Australia đang xem xét ký hiệp ước an ninh mới

Nhật Bản và Australia đang lên kế hoạch để Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tới Tokyo cho các cuộc thảo luận vào tháng 1 tới, tiến tới việc đạt được một thoả thuận rộng rãi về hiệp định an ninh mới.

Phái đoàn Triều Tiên tới Trung Quốc trước thềm cuộc gặp với Mỹ

Phái đoàn quan chức Triều Tiên gồm 12 thành viên đã đến sân bay quốc tế Bắc Kinh vào lúc 18h20 theo giờ địa phương trên một chuyến bay của hãng hàng không Air China khởi hành từ Bình Nhưỡng.

Nga tạm thời chưa triển khai các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moskva sẽ tiếp tục đơn phương tạm ngừng sử dụng và triển khai các loại tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất cho đến khi nào Mỹ đưa những loại vũ khí này vào hoạt động.

Trung Quốc từ chối tham gia thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Nga, Mỹ

Trung Quốc đã bác bỏ lời kêu gọi của Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc tham gia Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), cho rằng hiệp ước sẽ đặt ra những giới hạn không công bằng đối với quân đội nước này.

Thủ đô hành chính mới của Ai Cập sẽ là thành phố không dùng tiền mặt

Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Ai Cập đang xây dựng một cơ sở hạ tầng công nghệ an toàn và đảm bảo, có thể hỗ trợ cho các sáng kiến tài chính khác thông qua hợp tác với Ngân hàng Trung ương Ai Cập.

EU xem xét sử dụng đồng euro trong giao thương với Nga

Liên minh châu Âu (EU) cho rằng có thể chuyển sang sử dụng đồng euro trong giao thương với Nga, trong khi Moskva cũng coi đó là một phương án khả thi.

Xung đột Hamas - Israel: LHQ hối thúc lập tức ngừng bắn nhân đạo

(ĐCSVN)- Trong video gửi tới hội nghị các nhà tài trợ quốc tế ở Kuwait, Tổng thư ký Guterres nhắc lại lời kêu gọi lập tức ngừng bắn nhân đạo, trả tự do cho các con tin và tăng viện trợ nhân đạo khẩn cấp.

Điện mừng kỷ niệm 73 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

(ĐCSVN) - Nhân dịp kỷ niệm 73 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2018), lãnh đạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Xri Lan-ca, Cộng hòa A-déc-bai-gian, Cộng hòa Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Tuốc-mê-ni-xtan đã có điện mừng gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.

Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi giữa Việt Nam và Đan Mạch

(ĐCSVN) – Chiều 5/9, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Đại sứ quán Đan Mạch, 6 công ty Đan Mạch (Skiold, Munters, Tornordic, Danbred, Vilomix, Haarslev) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Tân Long – một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản của Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Dmitry Medvedev đánh giá cao chất lượng và sự năng động trong hợp tác giữa hai nước với những lĩnh vực hợp tác phong phú, toàn diện và hiệu quả, từ hợp tác chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, quốc phòng, đến hợp tác văn hóa, y tế, khoa học-công nghệ, giáo dục đào tạo, pháp luật và tư pháp, hợp tác giữa các địa phương.

Tổ chức thành công Hội nghị WEF: Một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam trong năm 2018

(ĐCSVN) - Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) diễn ra từ ngày 11 - 13/9/2018, tại Hà Nội, là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương lớn được tổ chức ở Việt Nam trong năm 2018 với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhiều nước ASEAN và khu vực. Việc tổ chức thành công Hội nghị WEF là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam trong năm 2018.
Top