Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ứng dụng AI phát hiện dấu hiệu bệnh COVID-19 qua giọng nói

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon (CMU) ở Pennsylvania (Mỹ) đã tạo ra ứng dụng có thể xác định một người có nguy cơ bị COVID-19 hay không bằng phân tích giọng nói.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon (CMU) ở Pennsylvania (Mỹ) đã tạo ra ứng dụng có thể xác định một người có nguy cơ bị COVID-19 hay không bằng phân tích giọng nói.

Ảnh (minh họa): GETTY IMAGES

Theo hãng tin Sputnik (Nga), các nhà nghiên cứu phát triển ứng dụng có tên COVID Voice Detector cho biết họ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và ứng dụng này vẫn chưa được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ phê chuẩn.

Trả lời phỏng vấn trang Futurism, anh Benjamin Striner, một thành viên trong nhóm phát triển ứng dụng, chia sẻ ý tưởng của họ: "Tôi đã thấy có rất nhiều sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm một giải pháp chẩn đoán nhanh nhất, rẻ nhất. Có một số công cụ khá tốt và cũng thực sự rẻ, khá chính xác, nhưng không có gì rẻ và dễ dàng như nói vào điện thoại".

Về nguyên lý hoạt động của ứng dụng, trang web của app COVID Voice Detector giải thích: "Thang điểm đánh giá giọng nói được xếp theo bậc từ 1-10 để đưa ra chẩn đoán về tín hiệu cho thấy khả năng bị COVID-19. Điểm càng cao thì khả năng mắc bệnh càng lớn. Bên cạnh đó, hệ thống cũng đưa ra sự đánh giá về năng lực hoạt động của phổi".

Nhóm nghiên cứu khuyến cáo mọi người không nên dùng ứng dụng này thay cho các xét nghiệm y tế bình thường. Họ lưu ý ứng dụng sẽ không bao giờ chính xác như làm xét nghiệm y tế.

Theo giáo sư Bhiksha Raj của CMU, một người cũng tham gia phát triển ứng dụng COVID Voice Detector, giai đoạn này họ đang tập trung vào thu thập một số lượng lớn các đoạn băng âm thanh tiếng nói để tinh chỉnh thuật toán cho ứng dụng.

Nhóm nghiên cứu tin rằng có thể sử dụng app này để theo dõi sự lây lan của dịch bệnh khi thu thập được nhiều dữ liệu hơn./.

Theo Tuổi Trẻ

Triển vọng điều trị mù lòa nhờ thiết bị cấy ghép mắt siêu nhỏ 

Trong nỗ lực mang lại cơ hội nhìn thấy ánh sáng cho người mù, các nhà khoa học châu Âu vừa thiết kế thành công một thiết bị cấy ghép mắt cực nhỏ có khả năng chuyển đổi các tín hiệu điện thành hình ảnh thị giác trong não một cách hiệu quả.

Phát triển thành công vải chống tiếng ồn 

Tin vui cho những người thích không gian sống yên tĩnh là các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) vừa phát triển kỹ thuật làm cho các tấm vải mỏng có khả năng triệt tiêu hoặc ngăn chặn âm thanh lớn, thậm chí là gửi trả nó về “nơi sản xuất”.

Bão từ mạnh nhất trong hai thập kỷ gây ảnh hưởng tới Việt Nam

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Duyên Châu cho biết bão từ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người vì nó tác động mạnh vào hệ thần kinh và tim mạch, nhất là đối với những người cao tuổi.

Màng phủ đồng giúp chống khuẩn cho màn hình cảm ứng 

Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu và Nghiên cứu cao cấp Catalan (ICREA), Viện Khoa học Quang tử (ICFO) của Tây Ban Nha hợp tác với Tập đoàn Corning của Mỹ vừa phát triển một bề mặt đồng có cấu trúc nano trong suốt

Chiếu ánh sáng vào đầu và bụng có thể đẩy lùi stress 

Theo một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Affective Disorders, việc áp dụng trị liệu quang sinh học đồng thời vào phần đầu và bụng có thể làm giảm tác động của tình trạng căng thẳng tinh thần (stress) mãn tính.
Top