Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!...

Nhà tôi ở ngay vàm sông. Phía trước nhà là một con kênh khá rộng, xuồng ghe thông thoáng. Bên hông trái là một con rạch nhỏ, chỉ vừa hai chiếc xuồng ba lá tránh nhau để vận chuyển lúa, trái cây khi vào mùa thu hoạch.

Minh họa : Internet

Nhà tôi ở ngay vàm sông. Phía trước nhà là một con kênh khá rộng, xuồng ghe thông thoáng. Bên hông trái là một con rạch nhỏ, chỉ vừa hai chiếc xuồng ba lá tránh nhau để vận chuyển lúa, trái cây khi vào mùa thu hoạch. Bên hông phải là con sông Cổ Chiên rộng lớn, người dân ở đây gọi là sông Cái. Ba mặt bên nhà đều giáp với sông, rạch, chỉ còn mặt phía sau là giáp mảnh vườn của ông bà để lại. Điều đó đồng nghĩa với việc, khi tôi “nứt mắt”, nhìn đâu cũng thấy nước.

Vì thế mà những bài thơ, bài hát viết về dòng sông, tôi đều yêu thích, trong đó phải kể đến bài hát Vàm Cỏ Đông. Tuy nhiên, có một bất ngờ thú vị về tác giả cũng như thời gian sáng tác của bài hát này mà đến khi xem chương trình thơ Hoài Vũ Thì thầm với dòng sông do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP.HCM tổ chức vào tháng 7/2023, tôi mới biết rõ.

Tôi ấn tượng với bài hát Vàm Cỏ Đông vì những năm đầu đất nước giải phóng, không chỉ riêng tôi mà hầu như rất nhiều người ở quê đều thuộc bài hát này. Có lẽ vì bài hát Vàm Cỏ Đông nằm trong số rất ít những bài hát (thời đó) có nội dung chứa đựng tình yêu đôi lứa, rất phù hợp với những thanh niên nam, nữ miền sông nước quê tôi. Họ đã mượn lời bài hát để nói hộ “tiếng lòng” của mình rằng: “Quê hương anh (em) cũng có dòng sông” để gửi đến ai đó “ở tận… nơi nào em (anh) có biết”…

Sau đó không lâu, bài vọng cổ Dòng sông quê em ra đời, cũng được sự đón nhận nồng nhiệt của những người yêu thích ca cổ. Có đám tiệc, hội hè là “chiếc xuồng nhỏ đưa em về xóm nhỏ” lại ngân lên. Ngày xưa không có karaoke chạy chữ như bây giờ nhưng nếu chọn ca bài Dòng sông quê em thì sẽ có nhiều người thuộc lời xung phong hát chung với mình.

Tôi thuộc cả ca khúc Vàm Cỏ Đông và bài ca vọng cổ Dòng sông quê em. Ngày xưa học lên cấp hai, khi mùa hè đến, các bạn hay làm quyển lưu bút, còn tôi thì làm quyển lưu nhạc. Nhiều bài hát tôi yêu thích được các bạn lưu lại.

Vậy nên mới có sự ngộ nhận về tác giả và thời gian sáng tác bài thơ Vàm Cỏ Đông. Từ trước đến giờ, tôi vẫn nghĩ tác giả là nhà thơ miền Nam, cụ thể hơn nữa đó là Long An, bởi vì mở đầu bài thơ Vàm Cỏ Đông, tác giả đã “tự nhận” quê hương mình:

Ở tận sông Hồng, em có biết

Quê hương anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết:

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Tôi nghĩ sẽ có rất nhiều người bất ngờ giống như tôi, khi hát những lời này cũng “mặc định” tác giả là người miền Nam trong khi nhà thơ Hoài Vũ là người con đất Quảng. Còn một điều nữa là thời gian sáng tác bài thơ năm 1963, đến năm 1966, nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc. Vậy mà, tôi cứ ngỡ bài thơ, nhạc được sáng tác sau ngày đất nước giải phóng.

Còn nhiều ca khúc như Anh ở đầu sông em cuối sông, Đi trong hương tràm, Chia tay hoàng hôn,... là những bài hát tôi rất thích. Vậy mà đến khi xem chương trình Thì thầm với dòng sông, tôi mới biết các bài hát trên đều phổ thơ của cùng một tác giả - nhà thơ Hoài Vũ.

Chợt nghĩ, một món ăn tinh thần mà chỉ biết thành phẩm chớ không biết người đã cất công chế biến thì thật là thiếu sót. Nghe nhà thơ Hoài Vũ trả lời báo chí: “Thơ của tôi, ai nhớ thì mừng, vậy thôi! Không cần huy chương với giải thưởng”. Theo cảm nhận của cá nhân, tôi nghĩ có rất nhiều người nhớ đến thơ ông qua những ca khúc đi vào lòng người. Gần đây thôi, tôi đọc Tản mạn chuyện văn chương ở xứ này của tác giả Trần Thắng trên Báo Vĩnh Long online ngày 31/10/2023 cũng có nhắc đến nhà thơ Hoài Vũ với các bài thơ Vàm Cỏ Đông, Anh ở đầu sông em cuối sông, Đi trong hương tràm,... Tôi tin rằng, những thế hệ sau cũng sẽ nhớ đến thơ ông./.

Thanh Huyền

Nhà văn Nguyễn Hội: Văn chương là một hành trình dài

Là một nhà văn (NV) “quân hàm xanh”, Nguyễn Hội ít có thời gian dành cho viết lách. Anh chỉ có thể viết khi rảnh rỗi, những dịp cuối tuần hiếm hoi được nghỉ hoặc những đêm khuya quá giấc sau khi xong việc chuyên môn.

Nhạc sĩ, thầy giáo Lê Long Phiên: Quê hương là nguồn cảm hứng sáng tác

Nhạc sĩ, thầy giáo Lê Long Phiên tuy còn khá trẻ nhưng có nhiều thành công trong lĩnh vực âm nhạc, sở hữu nhiều giải thưởng trong và ngoài tỉnh, khu vực và cấp quốc gia.

“Điện Biên Phủ - Thiên sử vàng” 

Ðó là chủ đề triển lãm ảnh do Bảo tàng TP Cần Thơ phối hợp Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ thực hiện, đang diễn ra tại Ðền thờ Vua Hùng TP Cần Thơ.

Hồ Minh Phương - Tác giả đồng bưng

Xin mượn 4 câu văn theo điệu Lưu Thủy Hành Vân trong bài ca Bông súng đồng bưng để giới thiệu về tác giả Hồ Minh Phương - người được giới sáng tác, nghệ sĩ cải lương...

Lật Mặt 7 - lát cắt từ những gia đình hiện đại

Lật mặt 7 - Một điều ước là bộ phim đang thu hút sự quan tâm của khán giả, nhất là khi được công chiếu vào dịp lễ 30/4, 01/5. Tại Long An, Lật mặt 7 luôn trong tình trạng “cháy vé”.

Gần 7,5 triệu khách du lịch đến Hà Nội trong ba tháng đầu năm 2019

(ĐCSVN) – Sở Du lịch Hà Nội cho biết, 3 tháng đầu năm 2019, ước tính khách du lịch đến Hà Nội đạt 7.474.892 lượt khách, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Khai mạc Hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) – Hội thi nhằm tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên trong trường học cũng như vận dụng kiến thức vào học tập, công tác, rèn luyện bản thân.

Miễn vé tham quan Khu Di sản Huế ngày 26/3

(ĐCSVN) - Cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh và du khách là người Việt Nam khi đến tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế vào ngày 26/3 sẽ được miễn vé.

Khẳng định công lao của Ngô Quyền với sự nghiệp trung hưng đất nước

(ĐCSVN) – Tại Hội thảo khoa học “Ngô Quyền và sự nghiệp trung hưng đất nước”, các nhà khoa học đã trao đổi những kết quả nghiên cứu về Ngô Quyền, làm rõ các nguồn tư liệu, thư tịch liên quan đến Ngô Quyền nói chung và giai đoạn Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa nói riêng.

Triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Top