Thứ ba, 21/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Văn hóa đọc thời 4.0 (Bài 2)

Khi xã hội phát triển, mọi mặt của đời sống cũng dần thay đổi, trong đó có văn hóa đọc. Với những tiện ích của công nghệ, biển sách mênh mông nay lại càng thêm rộng lớn. Nhu cầu và thói quen đọc sách cũng từng bước đổi thay.

Bài 2: Chuyện đọc ngày nay

Thư viện là nơi người dân được tiếp cận sách, báo, trau dồi kiến thức, góp phần nâng cao dân trí. Tuy nhiên, hiện nay, Internet phủ rộng phần nào ảnh hưởng đến văn hóa đọc sách. Nhiều thư viện từ tỉnh tới huyện rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ, thay vào đó là thư viện điện tử, Ebook "lên ngôi".

Thư viện đìu hiu

Nằm trong Nhà Thiếu nhi huyện, Thư viện huyện Châu Thành, tỉnh Long An được bố trí đơn giản với vài kệ sách và một bàn đọc sách. Một ngày có mặt tại đây, chúng tôi không thấy lượt bạn đọc nào tìm đến. Theo Thủ thư Thư viện huyện Châu Thành - Châu Thị Thanh Tuyền, hiện lượng độc giả tại chỗ giảm nhiều, chỉ có cán bộ hưu trí, giáo viên thường đến mượn sách, tài liệu về nghiên cứu. Còn học sinh chỉ thường tới tham quan theo từng đợt do nhà trường hoặc Đoàn Thanh niên tổ chức.

Tình trạng các thư viện vắng vẻ ngày nay không còn lạ (Trong ảnh: Phòng đọc Thư viện tỉnh một ngày tháng 4)

Được biết, Thư viện huyện Châu Thành có khoảng 9.100 đầu sách các loại. Qua quan sát, sách trong thư viện đều cũ, xuất bản từ khá lâu. Có lẽ đây là nguyên nhân khiến Thư viện huyện đìu hiu bởi lẽ thư viện là nơi cung cấp thông tin, kiến thức cho người dân nên cần phải thường xuyên cập nhật, đổi mới, bổ sung nguồn sách. Tuy nhiên, hầu hết thư viện cấp huyện chưa thực hiện được yêu cầu này bởi kinh phí ít.

Đến Thư viện tỉnh vào một ngày trong tuần, nơi đây cũng im ắng, đìu hiu, phòng đọc không một bóng người. Số lượng độc giả đến đọc, mượn sách ngày càng ít. Có khi cả tuần mới có vài độc giả đến mượn sách, chủ yếu là cán bộ, công chức, người nghỉ hưu. Em Lê Mai Anh Khôi - học sinh Trường THCS Nhựt Tảo (TP.Tân An), cho biết: “Do trái đường nên em ít khi ghé qua Thư viện tỉnh. Hơn nữa, những quyển sách em muốn đọc thì thư viện không có nên em thường đọc trên mạng”.

Thủ thư Thư viện huyện Châu Thành - Châu Thị Thanh Tuyền sắp xếp kệ sách

Hiện tại, thư viện có khoảng 20% sách chính trị, xã hội; 35% sách khoa học - kỹ thuật; 15% sách thiếu nhi; còn lại là văn học và những thể loại khác. Cơ sở vật chất ở thư viện ngày càng xuống cấp, lượng độc giả tại chỗ cũng giảm nhiều. Theo Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh - Lê Việt Hùng, thư viện cấp tỉnh, huyện vắng độc giả do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau. Thư viện mở cửa trong giờ hành chính nên học sinh, người làm việc không có điều kiện đến đọc sách. Và nguyên nhân căn bản nhất là sự bùng nổ công nghệ thông tin. Tốc độ phát triển công nghệ nhanh khiến văn hóa đọc thay đổi gần như hoàn toàn.

Độc giả đi đâu?

Ngày nay, nhiều bạn trẻ tỏ ra xa lạ với hệ thống thư viện huyện, tỉnh. Đang học lớp 11 nhưng Huỳnh Uyên Nhi (huyện Châu Thành) chưa một lần ghé qua Thư viện huyện. Ngược lại, em lại là khách hàng quen thuộc của các nhà sách online. Mỗi khi muốn đọc sách, em thường dùng tiền tiêu vặt hoặc xin gia đình mua sách từ các trang thương mại điện tử: Tiki, Lazada và Fahasa,... vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi. Sách sau khi đọc xong, em cất ở nhà hoặc trao đổi với bạn bè.

Nhi chọn mua sách trên các trang thương mại điện tử vì phong phú các đầu sách, kèm theo nhận xét, đánh giá, giới thiệu của nhà xuất bản hay bạn đọc từng đọc quyển sách ấy. Điều đó giúp Nhi lựa chọn được quyển sách ưng ý. Không chỉ vậy, các sàn thương mại điện tử thường có các chương trình giảm giá.

Nhi nói: “Thường các dịp lễ hoặc thậm chí ngày bình thường cũng có flash sale. Em thường mua sách lúc sale để tiết kiệm”.

Các trang thương mại điện tử phong phú đầu sách, có nhiều giảm giá so với giá bìa

Ngoài việc dễ dàng mua được sách với giá rẻ hơn giá bìa, bạn đọc ngày nay còn có nhiều cơ hội tiếp cận với một loại hình sách mới là sách điện tử (Ebook). Sách điện tử có 2 dạng: Sách được số hóa từ sách giấy thông qua các kỹ thuật hiện đại; sách được tác giả xuất bản tác phẩm dưới dạng Ebook mà không thông qua việc in ấn, xuất bản như sách giấy.

Chỉ cần một thao tác gõ từ khóa “Ebook” trên trang tìm kiếm Google, người đọc sẽ nhận về trên 650 triệu kết quả chỉ trong vòng 0,33 giây. Trong đó, có rất nhiều trang cung cấp Ebook miễn phí cho người đọc ở cả 2 dạng sách số hóa từ sách giấy và Ebook thuần túy. Ngoài ra, nếu mua Ebook bản quyền, người đọc cũng không cần trả nhiều phí như mua sách giấy. Cựu nhà báo Lê Đại Anh Kiệt chia sẻ rằng, gần 20 năm trở lại đây, ông hầu như không còn đọc sách giấy, mặc dù vẫn xem việc đọc là nhu cầu không thể thiếu. Tìm kiếm những trang cung cấp Ebook miễn phí, ông tải về và đọc trên máy tính. Có thời điểm, mỗi ngày, ông dành hơn 8 giờ để đọc. Sách ông đọc hoàn toàn là Ebook.

Tận dụng lợi thế mạng xã hội cho phép người dùng dễ dàng tạo tài khoản và sử dụng theo mục đích của riêng mình, nhiều kênh Podcast, Facebook, Youtube chia sẻ nội dung sách được lập ra. Từ khóa “sách nói” trên Google cũng cho về trên 270 triệu kết quả trong vòng 0,4 giây.

Có thể thấy, bạn đọc có quá nhiều lựa chọn để tiếp cận với sách. Đó là lý do người đến thư viện giảm từng ngày như hiện nay. Chưa thể khẳng định văn hóa đọc đi xuống nếu chỉ nhìn vào sự sụt giảm lượng bạn đọc tại thư viện. Rất có thể đang có một cuộc chuyển đổi hình thức từ đọc sách giấy sang sách điện tử phù hợp theo xu thế./.

(còn tiếp)

Quế Lâm - Trần Thoa

Bài 3: Sách trong thời đại 4.0

Triển lãm tranh Xuân Canh Tý 2020

(ĐCSVN) – Những bức tranh trong “Triển lãm tranh Xuân Canh Tý 2020” đều mang một vẻ lạ và đẹp, ẩn chứa niềm vui, sự hân hoan trong những ước vọng thầm lặng về một mùa xuân an lành, một năm mới với những thành công mới cho sáng tạo nghệ thuật.

Triển lãm tranh Xuân Canh Tý 2020

(ĐCSVN) – Những bức tranh trong “Triển lãm tranh Xuân Canh Tý 2020” đều mang một vẻ lạ và đẹp, ẩn chứa niềm vui, sự hân hoan trong những ước vọng thầm lặng về một mùa xuân an lành, một năm mới với những thành công mới cho sáng tạo nghệ thuật.

Triển lãm tranh Xuân Canh Tý 2020

(ĐCSVN) – Những bức tranh trong “Triển lãm tranh Xuân Canh Tý 2020” đều mang một vẻ lạ và đẹp, ẩn chứa niềm vui, sự hân hoan trong những ước vọng thầm lặng về một mùa xuân an lành, một năm mới với những thành công mới cho sáng tạo nghệ thuật.

Giới thiệu nhạc cụ dân tộc trong thanh thiếu nhi, ra mắt mô hình “Lớp học dân ca không đồng” 

(CT) - Ngày 21-5, tại Trường Phổ thông Thái Bình Dương, Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP Cần Thơ phối hợp với Trường Phổ thông Thái Bình Dương tổ chức ra mắt Chương trình giới thiệu nhạc cụ dân tộc trong đoàn viên thanh thiếu nhi

Thú vị “Những lá thư không gửi” 

Cứ ngỡ “Những lá thư không gửi” (NXB Thế Giới) là tuyển tập những bức thư, nhưng đó lại là một câu chyện thú vị về cuộc sống của một cậu bé 10 tuổi.
Top