Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Văn Yên "cất cánh" nhờ cây quế

(ĐCSVN) - Với diện tích 45.000 ha, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trở thành “thủ phủ” quế hàng hóa của cả nước. Loại cây chủ lực này đã mở ra cơ hội phát triển cho địa phương trên lộ trình phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.

(ĐCSVN) - Với diện tích 45.000 ha, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trở thành “thủ phủ” quế hàng hóa của cả nước. Loại cây chủ lực này đã mở ra cơ hội phát triển cho địa phương trên lộ trình phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.

Ở xã Tân Hợp, nhà anh Bàn Văn Minh, thôn Làng Câu là hộ có diện tích trồng quế lớn nhất xã với gần 60 ha. Anh Minh kể, từ khi 9,10 tuổi đã biết trồng quế. Đến nay, gần 40 tuổi, tính ra anh đã có thâm niên ba chục năm trồng quế. Anh Minh chia sẻ, giờ cứ mỗi ha quế có giá trị 1 tỷ đồng. Mấy năm nay, quế được giá nên tiền công làm các công việc "ăn theo" rất cao. Như nhà anh, vào mùa thu hoạch quế phải thuê lượng nhân công gần 20 người với mức tiền công thấp nhất là 250 nghìn đồng/người/ngày. Người già, trẻ con cũng đều có thể tham gia vào quy trình sơ chế với mức tiền công khá. Chẳng hạn, trẻ con đập cành cũng có công 100.000đ/ ngày; người già bẻ cọng lá cũng được 60.000 đồng/kg. Trong các công đoạn thì bóc vỏ quế có mức tiền công cao nhất, từ 500.000 đồng/người/ngày trở lên.

Anh Bàn Văn Minh, thôn làng Câu, xã Tân Hợp khẳng định, mỗi ha quế có giá trị 1 tỷ đồng. 

Chủ tịch UBND xã Tân Hợp Triệu Quốc Toản cho biết, nhờ cây quế, 80% số hộ trong tổng số gần 1.300 hộ tại xã được coi là “tỷ phú”, tức là có từ 1ha quế trở lên. Riêng thôn Làng Câu có trên 80% số hộ xây được nhà đẹp, kiên cố trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên. Cây quế đúng là cây đổi đời của người dân địa phương. “Bản thân mình cũng có 15ha quế. Nhờ quế mà có tiền mua ô tô, làm nhà kiên cố” - Chủ tịch xã Tân Hợp hào hứng nói thêm.

 Tưởng rằng Tân Hợp là xã giàu nhất nhờ cây quế, nhưng điều chúng tôi thật sự bất ngờ khi được gặp Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh, mới biết, huyện còn nhiều xã giàu hơn… Theo Chủ tịch Hà Đức Anh, cây quế là loại cây trồng mang lại giá trị cao nhất cho người dân Văn Yên, với khoảng 500 tỷ đồng một năm, chiếm 23% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn.

Từ cây quế, Văn Yên hiện có khoảng 50 sản phẩm, trong đó sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ quế bắt đầu được thị trường quan tâm.

Quế trồng từ 4 năm trở lên là bắt đầu cho chặt tỉa, bán cũng được vài trăm nghìn đồng một mét khối để làm củi. Quế từ 5 năm tuổi trở lên là có thể bóc vỏ, thu lá. Cây càng nhiều tuổi thì lợi nhuận càng cao. Vài năm trở lại đây, khi diện tích quế ở tỉnh Quảng Nam bị thu hẹp thì quế ở Văn Yên càng lên ngôi. Giá nguyên liệu thô rất cao, người dân thu nhập tốt nên hiện nay, tất cả các xã của huyện đều trồng quế, cung cấp nguyên liệu chế biến và các dịch vụ phụ trợ ăn theo như sản xuất cây giống, bóc ván ép… cho gần 200 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trên địa bàn hoạt động.

 Nếu như trước đây quế chỉ được trồng để lấy vỏ thì nay Văn Yên đã có trên 50 sản phẩm chế biến từ quế. Lá đưa vào chiết xuất tinh dầu cũng được khoảng 300 tấn/năm; sau lấy dầu thì làm chất đốt. 6 nghìn tấn vỏ quế khô thu hoạch được thì chế biến thành quế thanh, quế điếu, quế sáo, quế cắt tròn… Bột quế để làm trà, hương vị thực phẩm hoặc dược liệu. Sản lượng gỗ quế 65.000m3 thì gia công thành các sản phẩm thủ công lưu niệm như: lọ tăm, điếu cày, đĩa, đèn ngủ, ấm, chén… Điển hình như Anh Đặng Công Long, Thành viên HTX Quế  Văn Yên cho biết, nhìn chung các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ quế bắt đầu được thị trường quan tâm, mặc dù giá không rẻ. Ví như HTX của anh mỗi năm cũng bán được chừng 4.000 lọ đựng tăm, với giá 60 nghìn đồng/lọ.

 Chủ tịch Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh cho biết thêm, cây quế đang lên ngôi nhưng huyện quyết định sẽ dừng ở diện tích 60.000 ha để không rơi vào tình trạng ế thừa và rớt giá sản phẩm. Phù hợp với xu thế chung, cây quế sẽ được tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ, từ khâu làm đất, sản xuất giống, chăm sóc đến thu hoạch để đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Diện tích quế hữu cơ của Văn Yên nay đã là 25.000 ha, chiếm 63% tổng diện tích quế trên địa bàn.

 Công việc được ưu tiên hiện nay là huyện mời gọi và tiếp tục có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư thiết bị, máy móc để chế biến sâu quế vỏ ngay tại địa bàn. Quế vỏ của Văn Yên hiện mới đang chỉ được sơ chế tại chỗ, sau đó phải chuyển về các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để chế biến sâu thì mới có thể xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản. Sản phẩm quế chế biến tại chỗ vào được thị trường dễ tính hơn như Trung Quốc, Ấn Độ… nên giá trị sản xuất thu được chưa cao, chưa tương xứng với chất lượng sản phẩm.

 Đối với sản phẩm tinh dầu, mỗi năm, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện chiết xuất được khoảng 400 tấn. Do công nghệ chế biến còn thấp nên sản phẩm chủ yếu dùng để xông, làm dầu tắm… trong khi nhu cầu làm hương liệu thực phẩm, dược liệu trên thị trường đang rất cao.

 Trong các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản, hữu cơ được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định có tên cây quế Văn Yên. Như vậy, quế Văn Yên sẽ được tỉnh, huyện tập trung lãnh đạo để hình thành vùng nguyên liệu chuyên canh theo chuỗi giá trị gắn với phát triển nhanh các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

 Hiện nay, quế Văn Yên đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh việc có quy hoạch diện tích rõ ràng, tới đây, các cơ sở chế biến và người trồng quế ở Văn Yên sẽ có cơ hội được thụ hưởng các cơ chế, chính sách của địa phương như: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ vùng sản xuất nguyên liệu (hạ tầng, giống, vật tư); hỗ trợ khoa học công nghệ (nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao); hỗ trợ phát triển sản phẩm (thiết kế, tiêu chuẩn hóa, sản xuất thử); hỗ trợ xúc tiến thương mại (đầu tư xây dựng điểm bán hàng, hội chợ, bao bì, mẫu mã…).

 Từ cây quế chủ lực làm tiền đề cất cánh, Văn Yên phấn đấu xây dựng nông thôn ngày càng tiến bộ, văn minh, đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn được nâng cao - những yếu tố quyết định để huyện miền núi phía Tây tỉnh Yên Bái hạ quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025./.

Bài, ảnh: Phương Liên

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Giá vàng thế giới tăng, trong nước giảm

(ĐCSVN) - Sáng nay (2/10), giá vàng thế giới tiếp tục tăng khi chịu áp lực bởi đồng USD. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá vàng lại giảm so với chốt phiên trước.

Giá vàng thế giới tăng, trong nước giảm

(ĐCSVN) - Sáng nay (2/10), giá vàng thế giới tiếp tục tăng khi chịu áp lực bởi đồng USD. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá vàng lại giảm so với chốt phiên trước.

“Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp”

(ĐCSVN) – Việc hợp tác giữa Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để thực hiện hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp” (WISE) là hết sức cần thiết, kịp thời để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0 và hướng tới nền kinh tế số ở Việt Nam.

Việt Nam và Hoa Kỳ khép lại vụ điều tra về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan vừa thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Thỏa thuận với Trưởng đại diện thương mại (USTR) của Chính phủ Hoa Kỳ Katherine Tai về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.

Việt Nam và Hoa Kỳ khép lại vụ điều tra về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan vừa thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Thỏa thuận với Trưởng đại diện thương mại (USTR) của Chính phủ Hoa Kỳ Katherine Tai về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top